Trong kỷ nguyên số, dữ liệu đã trở thành tài sản quan trọng đối với cả cá nhân và doanh nghiệp. Từ hình ảnh, video, tài liệu đến thông tin nội bộ – tất cả đều cần được lưu trữ an toàn, linh hoạt và dễ dàng truy xuất khi cần. Trước nhu cầu đó, nhiều thiết bị lưu trữ đã ra đời, mang đến những lựa chọn đa dạng về hiệu suất, dung lượng và tính ứng dụng thực tế.
Trong bài viết này, Mstar Corp sẽ tổng hợp 6 thiết bị lưu trữ phổ biến hiện nay, giúp bạn hiểu rõ ưu điểm của từng loại và dễ dàng chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Thiết bị lưu trữ là gì?
Thiết bị lưu trữ được dùng để ghi lại hoặc lưu trữ dữ liệu từ hệ điều hành, phần mềm cho đến các tệp cá nhân. Tuỳ vào mục đích sử dụng, dữ liệu có thể được lưu giữ tạm thời để phục vụ quá trình xử lý tức thời, hoặc lưu trữ lâu dài để đảm bảo khả năng truy xuất trong tương lai.
Hiện nay, thiết bị lưu trữ tồn tại dưới nhiều hình thức: dạng vật lý như ổ cứng, USB hoặc dưới dạng dịch vụ trực tuyến như lưu trữ đám mây. Tất cả các hình thức này đều được gọi chung là bộ nhớ lưu trữ kỹ thuật số.
>> Xem thêm: 7 cách lưu trữ dữ liệu lâu dài và an toàn nhất
Nhiều thiết bị lưu trữ hiện đại đã ra đời (Nguồn: Internet)
4 loại thiết bị lưu trữ phổ biến nhất hiện nay
Thiết bị lưu trữ từ tính
Hiện nay, trên hầu hết các máy tính, lưu trữ từ tính vẫn được xem là một trong những phương thức lưu trữ phổ biến nhất. Công nghệ này lưu dữ liệu dựa trên tác động của từ trường để ghi và đọc thông tin trên bề mặt thiết bị lưu trữ.
Thông thường, bạn sẽ thấy phương pháp lưu trữ này được áp dụng trong các ổ cứng HDD – thiết bị nổi bật với khả năng lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn. Ngoài ra, ổ cứng lai (Hybrid Drive) – dòng sản phẩm kết hợp giữa tốc độ của SSD và dung lượng của HDD – cũng được ứng dụng nguyên lý lưu trữ từ tính này.
Một số thiết bị lưu trữ tiêu biểu sử dụng công nghệ từ tính bao gồm:
- Đĩa mềm (Floppy Disk);
- Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive);
- Dải từ (Magnetic Tape);
- SuperDisk;
- Cuộn băng (Tape Cartridge);
- Đĩa Zip (Zip Disk).
Lưu trữ từ tính là phương thức lưu trữ phổ biến (Nguồn: Internet)
Thiết bị lưu trữ quang học
Một dạng lưu trữ phổ biến khác là lưu trữ quang học, hoạt động bằng cách dùng tia laser để ghi và đọc dữ liệu trên đĩa.
- Đĩa CD-ROM;
- Đĩa CD-R và CD-RW;
- DVD-R, DVD + R;
- DVD-RW và DVD + RW;
- Đĩa Blu-ray.
Lưu trữ quang học sử dụng tia laser để đọc và ghi dữ liệu trên đĩa (Nguồn: Internet)
Thiết bị lưu trữ flash
Thiết bị lưu trữ flash hoạt động dựa trên công nghệ bộ nhớ flash – giúp xử lý dữ liệu nhanh chóng, đồng thời có độ bền vượt trội so với ổ cứng truyền thống. Chính vì vậy, nó đã dần thay thế các phương thức lưu trữ truyền thống như lưu trữ từ tính và quang học trong nhiều ứng dụng hiện đại.
- Ổ đĩa flash USB hoặc ổ USB;
- CF (CompactFlash);
- M.2;
- Thẻ nhớ MMC;
- NVMe;
- Thẻ SDHC;
- Thẻ SmartMedia;
- Ổ cứng SSD;
- Thẻ xD-Picture.
Thiết bị lưu trữ flash đang dần thay thế các phương thức lưu trữ truyền thống (Nguồn: Internet)
Thiết bị lưu trữ NAS
NAS (Network Attached Storage) là một thiết bị lưu trữ tập trung, cho phép người dùng truy cập, chia sẻ và quản lý dữ liệu từ xa thông qua kết nối Internet. Một số thương hiệu NAS nổi tiếng hiện nay:
- Synology;
- QNAP;
- Asustor.
NAS là thiết bị lưu trữ mạng cho phép truy cập và quản lý dữ liệu từ xa qua Internet (Nguồn: Internet)
Lưu trữ đám mây
Lưu trữ đám mây là giải pháp lưu trữ hiện đại giúp người dùng lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu trực tuyến an toàn, tiện lợi. Dưới đây là một số nền tảng lưu trữ đám mây phổ biến hiện nay:
- Google Drive,
- OneDrive,
- Dropbox,
- iCloud,
- Mediafire,
- Mega,
- Box.
Lưu trữ đám mây cho phép quản lý và chia sẻ dữ liệu trực tuyến an toàn, tiện lợi (Nguồn: Internet)
6 thiết bị lưu trữ phổ biến hiện nay
Lưu trữ đám mây
Lưu trữ đám mây là một giải pháp lưu trữ linh hoạt, cho phép người dùng truy cập và quản lý dữ liệu từ bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối Internet.
Ưu điểm của giải pháp này là khả năng mở rộng dễ dàng. Người dùng có thể nhanh chóng tăng dung lượng lưu trữ bằng cách nâng cấp gói theo nhu cầu thực tế mà không lo về tình trạng không gian lưu trữ hạn chế.
Về bảo mật, các nền tảng lưu trữ đám mây hàng đầu hiện nay thường áp dụng các lớp bảo vệ nghiêm ngặt như mã hoá dữ liệu, xác thực hai yếu tố, cùng hệ thống sao lưu dữ liệu tự động để bảo vệ tối đa thông tin lưu trữ của người dùng trước những nguy cơ đánh cắp, mất mát hay truy cập trái phép.
Thiết bị lưu trữ NAS Synology
Trong số các dòng thiết bị NAS (Network Attached Storage) hiện nay, NAS Synology là một trong những thương hiệu NAS được tin dùng trên toàn cầu nhờ hiệu suất ổn định, tính linh hoạt cao và khả năng đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng..
NAS Synology được đánh giá cao bởi nhiều tính năng nổi bật như:
- Lưu trữ an toàn, bảo mật cao: Toàn bộ dữ liệu được lưu trữ nội bộ, giúp người dùng kiểm soát hoàn toàn thông tin, phân quyền truy cập rõ ràng và không phụ thuộc bên thứ ba.
- Truy cập từ xa linh hoạt: Làm việc bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào thông qua kết nối internet.
- Dễ dàng mở rộng dung lượng: Khi nhu cầu tăng, người dùng có thể thêm hoặc thay thế ổ cứng dung lượng lớn hơn mà không cần thay đổi toàn bộ hệ thống.
- Tiết kiệm chi phí dài hạn: Khác với các dịch vụ đám mây cần trả phí hàng tháng, NAS Synology chỉ cần đầu tư một lần nhưng sử dụng lâu dài, giúp người dùng tối ưu ngân sách.
Ổ cứng di động
Ổ cứng di động là một trong những thiết bị lưu trữ được ưa chuộng bởi dung lượng lớn và tính di động cao. Với thiết kế nhỏ gọn cùng khả năng truy cập dữ liệu nhanh, ổ cứng di động trở thành giải pháp lý tưởng cho người dùng thường xuyên di chuyển.
Không chỉ phục vụ nhu cầu lưu trữ dữ liệu cá nhân, ổ cứng di động còn hỗ trợ hiệu quả trong việc sao lưu hệ thống hoặc chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị một cách linh hoạt và tiện lợi.
Ổ cứng di động nổi bật với dung lượng lớn, dễ mang đi và phù hợp cho nhu cầu lưu trữ linh hoạt (Nguồn: Internet)
USB
USB (Universal Serial Bus) cũng là một trong những thiết bị lưu trữ phổ biến, trong đó, USB Flash Drive là dòng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Nhờ thiết kế nhỏ gọn, dễ mang đi cùng khả năng lưu trữ linh hoạt, USB trở thành lựa chọn quen thuộc để sao lưu và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng giữa các thiết bị.
Bên cạnh thiết kế tiện dụng, USB trở thành lựa chọn phù hợp của cả người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp nhờ sự đa dạng về dung lượng và mức giá dễ tiếp cận.
USB nhỏ gọn, dễ sử dụng, phù hợp cho nhu cầu sao lưu và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng (Nguồn: Internet)
Ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD (Solid State Drive) là thiết bị lưu trữ sử dụng công nghệ bộ nhớ flash, mang đến tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn nhiều so với ổ cứng HDD truyền thống.
SSD giúp máy tính khởi động nhanh, xử lý mượt mà và tiêu thụ điện năng thấp. Thiết bị này thường được dùng để cài hệ điều hành và lưu trữ dữ liệu quan trọng nhờ khả năng giữ nguyên dữ liệu khi mất điện, độ bền cao và hiệu suất ổn định.
Với những ưu điểm này, SSD ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến không chỉ trong máy tính cá nhân, mà còn được ứng dụng rộng rãi trong môi trường làm việc chuyên nghiệp
SSD ngày càng phổ biến trong cả máy tính cá nhân lẫn doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Thẻ nhớ
Thẻ nhớ (Memory Card) là một trong những thiết bị lưu trữ nhỏ gọn, đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng không gian lưu trữ cho các thiết bị di động như máy ảnh kỹ thuật số, máy quay, đến điện thoại thông minh và máy tính bảng. Nhờ khả năng lưu trữ hình ảnh, video và tài liệu một cách linh hoạt, thẻ nhớ giúp người dùng dễ dàng quản lý dữ liệu mọi lúc, mọi nơi.
Trong đó, microSD, SD và CompactFlash là ba loại được sử dụng phổ biến, có nhiều mức dung lượng, phù h[ với từng thiết bị và mục đích sử dụng cụ thể.
Thẻ nhớ nhỏ gọn, lưu trữ linh hoạt, phù hợp với thiết bị như máy ảnh, điện thoại, máy tính bảng (Nguồn: Internet)
Doanh nghiệp nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu nào?
Không giống như người dùng cá nhân, doanh nghiệp thường phải tìm kiếm giải pháp lưu trữ dữ liệu chuyên biệt với khả năng bảo vệ dữ liệu an toàn.
Ngoài việc phải bảo vệ dữ liệu, họ còn phải giải quyết bài toán về mở rộng dữ liệu khi dữ liệu liên tục gia tăng theo thời gian. Vì vậy, một giải pháp lưu trữ hiệu quả không chỉ đảm bảo bảo mật cao, mà còn phải có khả năng quản lý tập trung, phân quyền linh hoạt và phù hợp với quy mô mở rộng trong tương lai.
Hai giải pháp lưu trữ phổ biến, đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của doanh nghiệp hiện nay là lưu trữ đám mây và thiết bị lưu trữ NAS Synology.
Vì sao nên chọn thiết bị lưu trữ NAS Synology từ Mstar Corp?
Mstar Corp – Synology Service Provider hàng đầu Việt Nam – cam kết mang đến sản phẩm chính hãng 100%, đầy đủ CO CQ, đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy cao cho hệ thống lưu trữ của bạn.
Mstar Corp cam kết:
- Thiết bị chính hãng 100%, đầy đủ CO CQ.
- Tư vấn 1:1 miễn phí, giải pháp đúng nhu cầu doanh nghiệp.
- Hỗ trợ online trọn đời, phản hồi trong vòng 5 phút.
- Tặng gói 9 bước triển khai NAS trị giá 3.300.000 đồng.
- Hướng dẫn & đào tạo sử dụng miễn phí.
Những câu hỏi thường gặp về thiết bị lưu trữ
Thiết bị nào có dung lượng lớn nhất?
Thiết bị lưu trữ NAS được xem là giải pháp lưu trữ có dung lượng lớn nhất hiện nay. Nhờ vào khả năng mở rộng linh hoạt và thiết kế hỗ trợ nhiều khay ổ cứng, NAS cho phép người dùng dễ dàng nâng cấp dung lượng khi cần mà không gián đoạn hệ thống.
Có thể dùng NAS thay thế Google Drive hoặc OneDrive không?
Hoàn toàn có thể sử dụng NAS để thay thế Google Drive hoặc OneDrive. Thiết bị lưu trữ NAS hoạt động như một đám mây riêng, cho phép truy cập và chia sẻ dữ liệu từ xa tương tự các dịch vụ đám mây.
Bên cạnh đó, NAS còn hỗ trợ mở rộng dung lượng linh hoạt và giúp doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát dữ liệu, không phụ thuộc vào bên thứ ba. Đây là giải pháp lưu trữ an toàn, tiết kiệm và chủ động hơn cho cả cá nhân lẫn tổ chức.
Làm thế nào để chọn dung lượng lưu trữ phù hợp với nhu cầu cá nhân hoặc doanh nghiệp?
Dung lượng lưu trữ cần được xác định dựa trên mục đích sử dụng và loại dữ liệu.
Với người dùng cá nhân, từ 1TB đến 2TB là đủ cho nhu cầu cơ bản như lưu tài liệu, ảnh, video lâu dài. Nếu thường xuyên xử lý video, làm việc với dữ liệu lớn, nên chọn thiết bị lưu trữ từ 2TB trở lên.
Doanh nghiệp nhỏ thường cần từ 2TB đến 10TB để lưu trữ dữ liệu nội bộ và sao lưu. Doanh nghiệp lớn có thể cần hàng chục đến hàng trăm TB và thường sử dụng NAS, máy chủ hoặc lưu trữ đám mây để mở rộng linh hoạt và tăng tính bảo mật.
Ngoài dung lượng, bạn cũng cần cân nhắc tốc độ truy xuất, độ bền và khả năng sao lưu khi cần triển khai giải pháp lưu trữ.
Kết luận
Lựa chọn NAS Synology từ Mstar Corp không chỉ đơn thuần là mua một thiết bị lưu trữ, mà là đầu tư vào một giải pháp toàn diện và dài hạn cho chuyển đổi số. Với vai trò là Service Provider hàng đầu của Synology Việt Nam, Mstar Corp cam kết cung cấp thiết bị chính hãng, cùng dịch vụ hỗ trợ chuyên sâu từ đội ngũ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi đã triển khai thành công hệ thống NAS Synology cho nhiều doanh nghiệp, từ mô hình nhỏ đến tập đoàn lớn và cả cơ quan nhà nước, đảm bảo hiệu quả vận hành, bảo mật và khả năng mở rộng linh hoạt.
Bên cạnh sản phẩm chất lượng, Mstar Corp còn cung cấp dịch vụ sửa chữa NAS Synology, Thu NAS cũ – Đổi NAS mới,… và tư vấn hạ tầng lưu trữ giúp doanh nghiệp trong quản lý thông tin.