🚛 Freeship toàn quốc

Hỗ trợ Online Trọn Đời

Tặng gói cài đặt NAS trị giá 3.300.000 VNĐ

Miễn phí tư vấn giải pháp

🚛 Freeship toàn quốc
Hỗ trợ Online Trọn Đời
Tặng gói cài đặt NAS trị giá 3.300.000 VNĐ
Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Lưu trữ đám mây (Cloud storage) là gì? Tính năng, tầm quan trọng và cách thức hoạt động của lưu trữ đám mây.

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Lưu trữ đám mây (cloud storage) là dịch vụ giúp người dùng quản lý dữ liệu an toàn thông qua mạng internet. Trong bài viết này mstarcorp.vn sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm lưu trữ đám mây (cloud storage), các tính năng, công nghệ, tầm quan trọng, cách thức hoạt động, các loại lưu trữ, yếu tố, phân loại. Hãy dành thời gian cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

 

Lưu trữ đám mây (cloud storage) là gì?

Lưu trữ đám mây (cloud storage) là thuật ngữ chỉ việc lưu trữ, sắp xếp, quản lý, chia sẻ và sao lưu dữ liệu của cá thể ngoài ổ cứng, được duy trì bởi nhà cung cấp. Giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các tệp của mình ở bất cứ đâu bất cứ lúc nào.

Nói một cách dễ hiểu rõ, thay vì lưu trữ dữ liệu vào máy tính hay các thiết bị cục bộ như USB, bạn sẽ lưu vào hệ cơ sở dữ liệu từ xa. Khi máy tính được kết nối với hệ cơ sở dữ liệu bằng internet, người dùng có thể kết nối và truy xuất được dữ liệu của mình thông qua các phần mềm máy tính hoặc ứng dụng web online.

Ví dụ: Bạn thực hiện thao tác tải tệp dữ liệu lên Google Drive thì đó chính là quá trình lưu trữ dữ liệu đám mây – Cloud storage. Và Google là bên cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho bạn.

 

Các tính năng sử dụng của lưu trữ đám mây

Lưu trữ đám mây có 4 tính năng chính bao gồm: Tự động sao lưu (Automicly backup); Phục hồi dữ liệu (Recovery); Kiểm tra, thử nghiệm và triển khai phần mềm (Testing); Chia sẻ và di chuyển dữ liệu lên đám mây (Sharing). Mỗi tính năng sẽ có từng chức năng riêng hỗ trợ cho quá trình lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp, cụ thể:

 

Tự động sao lưu (automicly backup)

Vấn đề lớn nhất mà Cloud storage hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sử dụng chính là khả năng tự động sao lưu dữ liệu. Tính năng automicly backup giúp dữ liệu luôn được sao lưu trên các tài khoản online. Ngay cả khi quá trình sao lưu gặp phải sự cố như sập nguồn thì nó vẫn tiếp tục thực hiện sao lưu khi máy được khởi động.

 

Phục hồi dữ liệu (Recovery)

Nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng mất dữ liệu quan trọng chỉ vì thiết bị bị lỗi, hư hỏng hay mất,… Với tính năng phục hồi dữ liệu (Recovery) vấn đề này sẽ được giải quyết, giúp doanh nghiệp tránh những phiền toái không đáng khi lưu trữ dữ liệu theo cách truyền thống.

 

Kiểm tra, thử nghiệm và triển khai phần mềm (Testing)

Điểm nổi bật của dịch vụ lưu trữ đám mây là cung cấp hiệu suất sử dụng cao, có tính linh hoạt về quy mô, chi phí sử dụng thấp. Đám mây giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều môi trường khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự tương đồng trong quá trình thử nghiệm hay kiểm tra các phần mềm ứng dụng, nhờ đó quá trình quản lý sẽ dễ dàng hơn.

 

Chia sẻ và di chuyển dữ liệu lên đám mây (Sharing)

Nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với việc số lượng dữ liệu lưu trữ ngày càng tăng, chính vì thế việc tìm kiếm các giải pháp lưu trữ dữ liệu nhằm đảm bảo được tính ổn định, hợp lý là điều cần thiết cho lúc này. Với dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây, vấn đề này sẽ được giải quyết nhờ lượng băng thông cao, tính an toàn và bảo mật tốt.

 

Công nghệ sử dụng trong cloud storage

Thuật toán là công nghệ được sử dụng trong lưu trữ đám mây, nhằm đảm bảo an toàn thông tin của doanh nghiệp trong quá trình lưu trữ, cụ thể:

  • Encryption: Thực hiện mã hóa thông tin qua các tổ hợp thuật toán phức tạp, người dùng phải sử dụng “khóa” để giải mã tệp. Mặc dù có thể mã hóa bằng việc crack, tuy nhiên hầu hết tin tặc không truy cập được vào nguồn lực để giải mã.
  • Authentication: Là quá trình tạo tên và mật khẩu để xác thực.
  • Authorization practices: Còn gọi là giao thức ủy quyền, cho phép người dùng liệt kê tên những người được truy cập vào dữ liệu trên hệ thống lưu trữ đám mây. Hầu hết những tập đoàn lớn đều sử dụng Authorization practices để phân quyền cho từng cấp nhân viên khác nhau.

Ví dụ: Nhân viên có cấp bậc bình thường chỉ được truy cập vào các tệp dữ liệu cơ bản, trong khi người đứng đầu doanh nghiệp được phép truy cập vào tất cả các tệp trên hệ thống lưu trữ đám mây.

 

Tại sao lưu trữ đám mây lại quan trọng?

Tầm quan trọng của lưu trữ đám mây
Tầm quan trọng của lưu trữ đám mây

 

Sử dụng dịch vụ cloud storage giúp doanh nghiệp nhỏ không phải lo lắng về việc dành tài nguyên quý giá để quản lý kho lưu trữ, khi quy mô doanh nghiệp tăng lên dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ điều chỉnh không gian phù hợp. Với doanh nghiệp lớn khi có hàng tỷ tệp và petabyte dữ liệu, việc sử dụng lưu trữ đám mây sẽ giúp doanh nghiệp tự điều chỉnh khả năng lưu trữ dữ liệu theo quy mô, giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho các tệp dữ liệu, đồng thời giúp người dùng có thể dễ dàng truy cập đến dữ liệu khi cần đến.

Như vậy, việc lưu trữ đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng tính linh hoạt, khả năng triển khai nhanh, quá trình quản lý dữ liệu hiệu quả, hỗ trợ khả năng điều chỉnh quy mô không giới hạn, đảm bảo tính liên tục cho kinh doanh, cụ thể:

1. Tiết kiệm chi phí

Với lưu trữ đám mây, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tối đa chi phí khi không phải mua phần cứng, không cần dự phòng dung lượng để lưu trữ, không đầu tư thêm vốn khi quy mô doanh nghiệp tăng.

Thông qua lưu trữ đám mây, doanh nghiệp có thể thêm hoặc bớt dung lượng lưu trữ theo quy mô, thay đổi hiệu suất, đặc điểm lưu giữ và chỉ cần thanh toán dung lượng thực tế đã dùng.

Ngoài ra, đối với những dữ liệu không truy cập thường xuyên, doanh nghiệp có thể chuyển dữ liệu sang chế độ lưu trữ ít tốn kém để tiết kiệm chi phí. Bằng cách chuyển dữ liệu khối lượng công việc tại chỗ sang đám mây, doanh nghiệp sẽ loại bỏ được chi phí duy trì cơ sở hạ tầng lưu trữ và dự phòng quá mức giảm tối đa chi phí sở hữu.

2. Tăng tính linh hoạt

Với lưu trữ đám mây, doanh nghiệp sẽ dễ dàng có được tài nguyên chỉ sau cứ click chuột. Thông qua hàng loạt các phân tích, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian trong quá trình trích xuất thông tin chuyên sâu từ dữ liệu của mình.

3. Triển khai nhanh hơn

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp bộ phận công nghệ thông tin của doanh nghiệp dễ dàng biết được chính xác dung lượng lưu trữ cần thiết cho dù ở bất cứ đâu. Ngoài ra, các nhà phát triển cũng dễ dàng giải quyết các vấn đề phức tạp của ứng dụng thay vì quản lý hệ thống lưu trữ.

4. Quản lý dữ liệu hiệu quả

Sử dụng chính sách quản lý vòng đời lưu trữ đám mây giúp doanh nghiệp thực hiện các tác vụ quản lý thông tin mạnh mẽ hơn bao gồm việc phân bậc tự động, khóa dữ liệu. Nhờ sử dụng công cụ sao chép, doanh nghiệp có thể tạo lưu trữ đa vùng hoặc toàn cầu cho đội ngũ phân tán của mình.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tổ chức và quản lý dữ liệu để hỗ trợ các trường hợp sử dụng cụ thể, giúp tiết kiệm chi phí, tăng tín bảo mật.

5. Hỗ trợ quản lý từ xa

Dịch vụ lưu trữ đám mây cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý đội ngũ kỹ thuật hay các nhà cung cấp dịch vụ. Khi có sự cố xảy ra, doanh nghiệp vẫn có thể xử lý kịp thời mà không cần có mặt tại chỗ, tăng khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng.

6. Khả năng điều chủ quy mô gần như không giới hạn

Lưu trữ đám mây cung cấp dung lượng không giới hạn, giúp doanh nghiệp tăng quy mô theo tài nguyên và nhu cầu, khắc phục những hạn chế về việc lưu trữ tại chỗ.

Nhờ dịch vụ lưu trữ đám mây, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm quy mô lưu trữ theo tài nguyên của mình thông qua quá trình phân tích, sao lưu hoặc sử dụng ứng dụng trên đám mây. Người dùng dễ dàng hơn trong việc truy cập bộ nhớ ở mọi nơi, mọi lúc mà không phải lo quy trình phân bổ lưu lượng phức tạp.

7. Tính liên tục cho kinh doanh

Dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được dịch vụ lưu trữ đám mây lưu trữ trong trung tâm dữ liệu bảo mật cao, đảm bảo dữ liệu được cung cấp liên tục trong quá trình kinh doanh. Hơn nữa, dịch vụ này được thiết kế để xử lý các sự cố trên thiết bị khi phát hiện và sửa chữa khi có dữ liệu dư thừa.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bảo vệ dữ liệu của mình bằng cách sử dụng các công cụ lập phiên bản và sao chép để dễ dàng khôi phục dữ liệu khi sự cố xảy ra.

 

Lưu trữ đám mây hoạt động như thế nào?

Cách hoạt động của lưu trữ đám mây
Cách hoạt động của lưu trữ đám mây

 

Quá trình hoạt động của dịch vụ lưu trữ đám mây được thực hiện thông qua 4 bước là: nhà cung cấp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp chuyển dữ liệu cho nhà cung cấp, doanh nghiệp kết nối với dịch vụ lưu trữ đám mây để sử dụng, nhà cung cấp cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung, các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nhà cung cấp cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho doanh nghiệp theo mức sử dụng, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý dung lượng, bảo mật và độ bền trong quá trình sử dụng.
  • Bước 2: Sau khi mua dịch vụ doanh nghiệp tiến hành chuyển giao toàn bộ dữ liệu cho nhà cung cấp bao gồm: bảo mật, dung lượng, tính sẵn sàng của dữ liệu, máy chủ lưu trữ, tài nguyên điện toán, phân phối dữ liệu mạng.
  • Bước 3: Doanh nghiệp kết nối với dịch vụ lưu trữ đám mây thông qua internet hoặc các kết nối riêng tư chuyên dụng như cổng web, trang web hoặc ứng dụng di động. Hầu hết các ứng dụng doanh nghiệp truy cập lưu trữ đám mây dựa vào giao thức lưu trữ truyền thống hoặc API.
  • Bước 4: Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ cung cấp thêm cho doanh nghiệp một số dịch vụ bổ sung, hỗ trợ quá trình thu thập, quản lý, bảo mật và phân tích dữ liệu ở quy mô lớn.

 

Lưu trữ đám mây có những loại nào?

Lưu trữ đám mây có 3 loại là lưu trữ đối tượng, lưu trữ tệp, lưu trữ khối dữ liệu. Mỗi loại đều có những ưu điểm và trường hợp sử dụng riêng, cụ thể:

 

Lưu trữ đối tượng

Hầu hết các doanh nghiệp hiện này đều cần lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu bao gồm video, hình ảnh, máy học, tệp âm thanh, dữ liệu cảm biến và một số nội dung web. Chính vì thế việc tìm kiếm giải pháp có khả năng điều chỉnh quy mô với mức chi phí hợp lý để lưu trữ dữ liệu là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vậy nên, lưu trữ đối tượng là kiến trúc kho dữ liệu cho các kho dữ liệu phi cấu trúc lớn.

Các dữ liệu được lưu trữ dưới định dạng doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh, giúp dữ liệu dễ truy cập và phân tích. Thay vì lưu trữ trong các tệp hoặc hệ thống phân cấp thư mục, dữ liệu sẽ được giữ trong các vùng bảo mật, giúp điều chỉnh trong quy mô không giới hạn, nhờ đó khả năng lưu trữ dữ liệu ít tốn kém hơn.

Hầu hết các ứng dụng phát triển trên đám mây đều được tận dụng khả năng điều chỉnh quy mô lớn với các đặc điểm siêu dữ liệu của lưu trữ đối tượng. Do đó, giải pháp lưu trữ đối tượng được cho là sự lựa chọn lý tưởng trong quá trình xây dựng ứng dụng đòi hỏi quy mô và tính linh hoạt, ngoài ra có thể dùng để nhập kho dữ liệu khi phân tích, sao lưu hoặc lưu trữ.

 

Lưu trữ tệp

Lưu trữ tệp là loại lưu trữ đám mây được dùng rộng rãi trong các ứng dụng, hỗ trợ lưu trữ dữ liệu trong thư mục phân cấp và định dạng tệp. Đây cũng là máy chủ thiết bị lưu trữ được dùng để gắn vào mạng (NAS) với một số giao thức cấp độ tệp phổ biến của khối thông điệp máy chủ (SMB), được dùng phổ biến trong các phiên bản Window và hệ thống NFS trong Linux.

 

Lưu trữ khối dữ liệu

Một số ứng doanh nghiệp như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP hoặc cơ sở dữ liệu đều cần kho lưu trữ chuyên dụng, độ trễ thấp cho từng máy chủ. Điều này tương tự với việc thiết bị lưu trữ được gắn trực tiếp (DAS) hoặc mạng khu vực lưu trữ (SAN).

Đối với những trường hợp này, doanh nghiệp nên lựa chọn dịch vụ lưu trữ đám mây để lưu dữ liệu dưới dạng khối. Mỗi khối sẽ mang một mã định dạng nhất định để lưu trữ và truy xuất dữ liệu khi cần.

 

Nên lựa chọn lưu trữ đám mây dựa trên yếu tố nào?

Đảm bảo các dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp luôn được bảo mật, có độ bền và luôn sẵn sàng là 3 yếu tố quan trọng khi lựa chọn dịch vụ lưu trữ đám mây.

Độ bền và tính sẵn sàng

Dịch vụ lưu trữ đám mây giúp đơn giản hóa, giúp nâng cao các biện pháp thực hành của trung tâm dữ liệu truyền thống, đảm bảo được độ bền và tín sẵn sàng trong quá trình sử dụng.

Khi sử dụng lưu trữ đám mây, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được lưu trên nhiều thiết bị tạo một hoặc nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau.

Bảo mật

Lưu trữ đám mây cho phép doanh nghiệp kiểm soát vị trí lưu dữ liệu, do đó chỉ những người có quyền mới được phép truy cập vào tài nguyên của tổ chức. Đặc biệt, tất cả dữ liệu trên đám mây đều được mã hóa, ngay cả khi được lưu trữ và đáng được truyền. Vì vậy, quá trình bảo mật dữ liệu trên đám mây hầu như là tuyệt đối, giúp doanh nghiệp an tâm khi sử dụng dịch vụ.

 

Các trường hợp cần sử dụng lưu trữ đám mây

Có tất cả 10 trường hợp cần sử dụng lưu trữ đám mây bao gồm: phân tích và hồ dữ liệu, sao lưu và phục hồi sau thảm họa, kiểm thử và phát triển phần mềm, di chuyển dữ liệu lên đám mây, tuân thủ, lưu trữ ứng dụng hoạt động trên đám mây, lưu trữ, lưu trữ đám mây kết hợp, kho lưu trữ cơ sở dữ liệu, MLIoT. Chi tiết cụ thể của từng trường hợp như sau:

Phân tích và hồ dữ liệu

Một số giải pháp lưu trữ tại chỗ truyền thống thường không nhất quán về chi phí, hiệu suất và khả năng điều chỉnh quy mô. Do đó, các phân tích yêu cầu các nhóm lưu trữ quy mô lớn, chi phí phù hợp, độ sẵn sàng và bảo mật cao sẽ được gọi là hồ dữ liệu.

Hồ dữ liệu được xây dựng trên cơ sở kho lưu trữ thông tin ở dạng nguyên bản, gồm siêu dữ liệu đa dạng cho phép doanh nghiệp trích xuất và sử dụng có chọn lọc để phân tích thông tin.

Trên nền tảng đám mây, hồ dữ liệu được coi là trung tâm của nhiều hình thức khác nhau như lưu kho, xử lý dữ liệu, công cụ phân tích và dữ liệu lớn, giúp doanh nghiệp hoàn thành dự án trong thời gian ngắn, đạt mục tiêu nhanh chóng.

Sao lưu và phục hồi sau thảm họa

Sao lưu và phục hồi sau thảm họa chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu và khả năng truy cập, trường hợp này rất cần thiết đối với những doanh nghiệp có lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng có thể trở thành thách thức tốn kém và phức tạp đối với nhiều doanh nghiệp.

Dịch vụ lưu trữ đám mây xuất hiện như một giải pháp hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích vượt trội như tiết kiệm chi phí, độ bền cao, đáp ứng quy mô lưu trữ dữ liệu lớn của nhiều doanh nghiệp.

Với dữ liệu lưu trữ đám mây, doanh nghiệp có thể di chuyển dữ liệu sang kho lưu trữ với chi phí thấp dựa trên quá trình cài đặt tần suất hoặc thời gian, đồng thời tạo ra các vault lưu trữ giúp tuân thủ các yêu cầu pháp lý hoặc quy định.

Đây là những lợi ích giúp tạo ra khối lượng dữ liệu phi cấu trúc với nhu cầu lưu trữ dịch vụ lâu dài như tài chính, khoa học đời sống, chăm sóc sức khỏe, truyền thông và giải trí.

Kiểm thử và phát triển phần mềm

Kiểm thử và phát triển phần mềm là những môi trường đòi hỏi khả năng lưu trữ riêng biệt, độc lập và có khả năng tái tạo để đáp ứng nhu cầu thử nghiệm, phát triển và triển khai liên tục. Do đó việc xây dựng, quản lý và ngưng hoạt động các môi trường này sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt khi nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng.

Vì vậy, dịch vụ lưu trữ đám mây chính là giải pháp thích hợp tăng tính linh hoạt, hiệu suất và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Di chuyển dữ liệu lên đám mây

Mặc dù việc sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tính sẵn sàng cao, độ bền cao, chi phí thấp. Tuy nhiên các nhân viên công nghệ thông tin lo ngại về vấn đề hiệu suất, bảo mật và tuân thủ khi truyền dữ liệu, bởi việc di chuyển một lượng lớn dữ liệu trên đám mây có thể là thách thức đối với doanh nghiệp hiện nay.

Tuy nhiên, dịch vụ kết hợp, biên và di chuyển dữ liệu là giải pháp hiệu quả loại bỏ những rào cản này, giúp đơn giản hóa quy trình di chuyển đám mây cho các doanh nghiệp hiện nay.

Tuân thủ

Các dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ trên đám mây sẽ gây lo ngại về quy định của của nhà cung cấp, đặc biệt nếu các dữ liệu này được lưu trữ trong hệ thống lưu trữ tuân thủ. Nhằm đảm bảo dữ liệu không vi phạm tuân thủ dữ liệu đám mây, một số biện pháp kiểm soát đã được đặt ra.

Dựa vào mô hình trách nhiệm chung, nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ giúp khách hàng quản lý hiệu quả các rủi ro trong môi trường công nghệ thông tin. Đồng thời đảm bảo quản lý rủi ro an toàn thông qua các khuôn khổ cũng như chương trình đã được công nhận.

Lưu trữ ứng dụng hoạt động trên đám mây

Một số ứng dụng trên đám mây sử dụng công nghệ phi máy chủ và container hóa nhằm đáp ứng những kỳ vọng của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và linh hoạt. Hầu hết các ứng dụng đều được tạo ra từ những thành phần nhỏ, gắn kết lỏng lẻo và độc lập với nhau nên được gọi là dịch vụ giao tiếp nội bộ thông qua việc chia sẻ trạng thái hoặc dữ liệu.

Bên cạnh đó, lưu trữ đám mây còn cung cấp cách quản lý dữ liệu cho ứng dụng và giải pháp để giải quyết những khó khăn liên quan đến quá trình lưu trữ.

Lưu trữ

Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng dữ liệu tăng trưởng theo cấp số nhân. Sử dụng máy học và phân tích đem đến nhiều công dụng cho dữ liệu, tuy nhiên phải mất nhiều thời gian và khá phức tạp. Vì vậy, doanh nghiệp cần thay thế cơ sở hạ tầng và ổ đĩa tại chỗ bằng những phương pháp đem lại độ bền dữ liệu nâng cao.

Chính vì thế dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây chính là giải pháp khắc phục những khó khăn, giúp doanh nghiệp mở rộng dung lượng theo yêu cầu, tiết kiệm được chi phí, tăng độ bảo mật, phân tích dữ liệu dễ dàng và có thể truy cập mọi nơi chỉ cần kết nối internet.

Lưu trữ đám mây kết hợp

Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đều mong muốn tìm kiếm một giải pháp lưu trữ hiệu quả, linh hoạt, có thể đáp ứng dữ liệu ngày càng tăng mà vẫn tiết kiệm được chi phí. Do đó, sử dụng lưu trữ đám mây kết hợp để kết nối với các hệ thống và ứng dụng tại chỗ, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, giảm gánh nặng quản lý và cải tiến dữ liệu được tốt hơn.

Kho lưu trữ cơ sở dữ liệu

Một số doanh nghiệp hiện nay sử dụng lưu trữ khối cho dữ liệu của mình vì cập nhật nhanh, hiệu suất cao. Kho lưu trữ khối dữ liệu sử dụng siêu dữ liệu bị giới hạn nhằm cung cấp độ trễ cực thấp để sử dụng cho khối lượng công việc đòi hỏi hiệu suất cao, đặc biệt là các ứng dụng nhạy cảm với độ trễ như cơ sở dữ liệu.

Thông qua kho lưu trữ khối, các nhà phát triển có thể thiết lập cơ sở dữ liệu cho các giao dịch, có quy mô và hiệu quả cao.

ML VÀ IoT

Với dịch vụ lưu trữ đám mây, doanh nghiệp có thể xử lý, lưu trữ và phân tích dữ liệu, sau đó sao chép dữ liệu vào đám mây để tiếp tục phân tích. Lưu trữ đám mây cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, đồng thời hỗ trợ ML, trí tuệ nhân tạo và phân tích nâng cao để có được những thông tin chuyên sâu cho doanh nghiệp.

 

Phân loại các dịch vụ lưu trữ đám mây

Hiện có 4 cách lưu trữ dữ liệu đám mây phổ biến là Public Cloud Storage (Dịch vụ dành cho cộng đồng), Private cloud storage (Dịch vụ mang tính nội bộ), Hybrid Cloud Storage (Dịch vụ kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud), Personal Cloud (Dịch vụ dành cho cá nhân), tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp, cụ thể:

 

Public Cloud Storage (Dịch vụ dành cho cộng đồng)

Public Cloud Storage còn được gọi là dịch vụ dành cho cộng đồng, được sử dụng cho các thao tác chia sẻ, phát triển và thử nghiệm ứng dụng. Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây Public Cloud Storage được kiểm soát bộ nhớ, phần mềm, phần cứng và cơ sở hạ tầng.

Public Cloud Storage phù hợp với các doanh nghiệp mong muốn thiết lập trung tâm thông tin chung nhanh chóng, nơi nhân viên có thể truy cập thông qua thiết bị của mình để chia sẻ công việc, tài liệu, hình ảnh,…

Ví dụ: Các ứng dụng như Google Drive, Dropbox và iCloud hỗ trợ người dùng trong quá trình lưu trữ, quản lý, chia sẻ tệp tin và dữ liệu online được gọi là Public Cloud Storage.

 

Private cloud storage (Dịch vụ mang tính nội bộ)

Private cloud storage là dịch vụ mang tính nội bộ, cụ thể dữ liệu của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ bởi tường lửa riêng.
Quyền kiểm soát của Private cloud storage thuộc về doanh nghiệp, vì thế cách lưu trữ dữ liệu đám mây này thích hợp với những doanh nghiệp lớn, có chi phí.

Ví dụ: Khi bạn xây dựng ngôi nhà của mình, bạn có toàn quyền quyết định từ thiết kế, kiểu dáng, màu sắc, cách bố trí, hệ thống an ninh và cho phép ai có thể vào ngôi nhà của bạn. Trường hợp này bạn chính là chủ sở hữu của ngôi nhà, mọi quyền quyết định đều thuộc về bạn.

 

Hybrid Cloud Storage (Dịch vụ kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud)

Hybrid Cloud Storage là sự kết hợp hoàn hảo giữa Public Cloud và Private Cloud. Cách lưu trữ dữ liệu đám mây này giúp doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về việc dữ liệu nên lưu trữ trên đám mây nào phù hợp. Việc sử dụng Hybrid Cloud Storage là lựa chọn hợp lý giúp doanh nghiệp giảm chi phí và tối đa hóa khả năng tùy chỉnh của dữ liệu.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn muốn lưu trữ dữ liệu quan trọng trên, đòi hỏi tính bảo mật cao trên Private cloud storage, song song với đó là cho phép nhân viên truy cập vào các dữ liệu cơ bản, không quá quan trọng thông qua cách lưu trữ trên Public cloud.

 

Personal Cloud (Dịch vụ dành cho cá nhân)

Personal Cloud dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho cá nhân nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu khi sử dụng smartphone. Trong trường hợp làm mất điện thoại bạn không cần lo lắng mất danh bạ, hình ảnh, video,… bởi thông tin đã được backup trên cloud, giúp bạn lưu trữ thông tin hiệu quả.

Ví dụ: iCloud của thương hiệu Apple giúp người dùng lưu trữ thông tin cá nhân bao gồm danh bạ điện thoại, hình ảnh, video,… trong trường hợp xảy ra sự cố người dùng có thể backup lại file dữ liệu để tải về máy.

Như vậy, mỗi loại dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Việc hiểu và nắm rõ từng loại sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đưa ra sự lựa chọn dịch vụ lưu trữ đám mây nào phù hợp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp được tốt hơn.

 

9 dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí

Có 9 dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây miễn phí doanh nghiệp có thể tham khảo và sử dụng như: Google Drive, Dropbox.com, OneDrive, Mega, Box, Mediafire, iCloud, Sync, Fshare. Mỗi dịch vụ sẽ có ưu và nhược điểm riêng, cụ thể:

Top 9 dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí
Top 9 dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí

 

Google Drive

Google Drive là dịch vụ lưu trữ đám mây được Google cung cấp. Đối với 1 tài khoản gmail người dùng sẽ có 15GB lưu lượng miễn phí. Tổng dung lượng Google Drive được chia sẻ với các dịch vụ như Gmail và Google Photos. Trường hợp bạn không sử dụng các dịch vụ này, bạn có thể thoải mái lưu trữ dữ liệu với dung lượng miễn phí được cấp.

Ưu điểm:

  • Cung cấp khả năng upload và download nhanh chóng
  • Truy cập được mọi nơi, mọi lúc chỉ cần có internet
  • Hỗ trợ tìm kiếm thông tin tệp thông qua tên, định dạng tệp
  • Dễ dàng chia sẻ tệp và thư mục
  • Người dùng có thể xem lại lịch sử chỉnh sửa tệp
  • Dữ liệu trên đám mây được đồng bộ và sao lưu
  • Giao diện dễ dàng sử dụng.

Nhược điểm:

  • Phải có kết nối internet mới có thể truy cập dữ liệu lưu trữ
  • Bị giới hạn bởi dung lượng sử dụng, người dùng phải trả phí khá cao khi muốn nâng cấp gói
  • Định dạng tệp bị giới hạn.

 

Dropbox.com

Dropbox.com là một trong số những phần mềm lưu trữ dữ liệu đám mây đáng dùng nhất hiện nay. Với giao diện đơn giản, sắp xếp thuận tiện, giúp người dùng dễ dàng thao tác. Đây cũng là dịch vụ có không gian lưu trữ lớn, giúp bạn dễ dàng sao lưu thông tin, truy cập dữ liệu không cần mạng,… nếu được cài đặt.

Ưu điểm:

  • Được miễn phí 2GB lưu trữ dữ liệu, có thể nâng cấp để sử dụng nhiều hơn
  • Hỗ trợ tải ảnh, video từ thư viện ảnh của bạn lên đám mây để lưu trữ
  • Gửi tệp có dung lượng lớn dễ dàng nhờ sao chép và dán liên kết
  • Có thể truy cập vào bất kỳ tệp dữ liệu nào trong tài khoản mà không cần dùng internet
  • Hỗ trợ đồng bộ hóa thư mục trên máy tính với Dropbox.

Nhược điểm:

  • Độ bảo mật thông tin của Dropbox.com còn khá yếu, thông tin của cá nhân hoặc công ty dễ dàng bị truy cập bởi hacker
  • Không được hỗ trợ công cụ tìm kiếm, do đó mất khá nhiều thời gian để tìm kiếm các tệp dữ liệu đã lưu trữ từ lâu.

 

Mega

Mega có thể là ứng dụng lưu trữ đám mây còn khá lạ đối với nhiều người. Nhưng lại là dịch vụ được dùng vì hỗ trợ không gian lưu trữ cực lớn, khả năng tự động sao lưu tốt. Đặc biệt, Mega đảm bảo an toàn dữ liệu cho người dùng bằng tính năng xác minh 2 lớp.

Ưu điểm:

  • Hỗ trợ lưu trữ miễn phí lên đến 50GB, sao lưu tự động, lưu trữ dữ liệu trên Mega.
  • Dễ dàng quản lý và chia sẻ tập tin chỉ với một liên kết
  • Truy cập vào các thư mục và tập tin thông qua hình thức offline
  • Đảm bảo an toàn dữ liệu bằng tính năng xác minh 2 lớp
  • Hỗ trợ nhắn tin, thực hiện cuộc gọi trên Mega.

Nhược điểm:

  • Không được hỗ trợ tính năng download file Mega trên công cụ IDM
  • Không hỗ trợ các file tài liệu, video trực tuyến
  • Bị giới hạn file chia sẻ
  • Mất nhiều chi phí nếu doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn.

 

Box

Box hỗ trợ người dùng sao lưu dữ liệu dễ dàng với 10GB không gian lưu trữ miễn phí. Cho phép người dùng truy cập nhanh trên nhiều thiết bị khác nhau thông qua các trang web trực tuyến hoặc ứng dụng trên nền tảng iOS hoặc Android.

Ưu điểm:

  • Miễn phí 10GB lưu lượng lưu trữ dữ liệu đám mây
  • Thông tin dữ liệu được đảm bảo an toàn
  • Cho phép người dùng truy cập ngoại tuyến các dữ liệu đã tải lên
  • Dễ dàng chia sẻ tài liệu, thông tin thông qua liên kết
  • Hỗ trợ người dùng truy cập, lưu trữ tài liệu từ nhiều ứng dụng liên kết khác nhau.

Nhược điểm:

  • Quá trình xử lý dữ liệu có thể bị chậm khi lượng dữ liệu của doanh nghiệp quá lớn
  • Có thể tích hợp ứng dụng của bên thứ ba nhưng tốn phí.

 

Mediafire

Phần mềm lưu trữ dữ liệu đám mây tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn là Mediafire. Đây là phần mềm giúp người dùng truy cập dễ dàng trên nhiều nền tảng khác nhau thông qua ứng dụng trên điện thoại, máy tính hoặc máy tính bảng.

Ưu điểm:

  • Cung cấp không gian lưu trữ miễn phí từ 12GB đến 50GB
  • Hỗ trợ tính năng tự động sao lưu hình ảnh, video, tài liệu
  • Dễ dàng lưu trữ dữ liệu chỉ với lệnh “Chia sẻ lên MediaFire”
  • Chia sẻ nhanh qua email, Twitter, Facebook,… chỉ bằng lệnh sao chép và dán liên kết.

Nhược điểm:

  • Các file dữ liệu không được mã hóa, khi bị hacker xâm nhập bạn có thể mất dữ liệu
  • Định kỳ hàng năm phải đăng nhập vào tài khoản 1 lần để gia hạn thời gian sử dụng
  • Không hỗ trợ tải Các tệp có giao thức FTP
  • Các tệp tin sẽ bị giới hạn dung lượng với mức động lần lượt là 200MB, 1GB, 4GB và 10GB.

 

iCloud

iCloud là cái tên tiếp theo trong số các dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây miễn phí hiện nay. Ứng dụng iCloud được Apple phát triển riêng cho những người dùng sử dụng hệ điều hành iOS hoặc macOS. Do đó, việc truy cập và chia sẻ dữ liệu của người dùng còn gặp nhiều hạn chế.

Ưu điểm:

  • Bảo mật dữ liệu cao, an toàn trong quá trình sử dụng
  • Hỗ trợ tạo các bản sao lưu tự động
  • Tiết kiệm dung lượng trên các thiết bị như iphone hoặc Mac

Nhược điểm:

  • Không được tích hợp tốt trên một số nền tảng, trình duyệt khác như Android.
  • Phải được cấp quyền truy cập mới có thể xem được các dữ liệu được tải lên đám mây
  • Một số tính năng iCloud cung cấp chỉ dùng được với Apple.

 

Sync

Với Sync bạn sẽ có 5GB dung lượng miễn phí khi đăng ký lưu trữ đám mây miễn phí. Khi dùng Sync bạn có thể tải nhiều tệp cùng lúc thông qua giao diện web lẫn ứng dụng di động hay máy tính để bàn.

Ưu điểm:

  • Người dùng dễ dàng tạo ra các tệp hoặc thư mục công khai giúp người dùng dễ dàng truy cập
  • Dễ dàng chia sẻ tệp dữ liệu với bất cứ ai cho dù người dùng có sử dụng công cụ Sync không
  • Tính năng bảo mật mạnh mẽĐược tích hợp nhiều điểm truy cập khác nhau
  • Dễ dàng khôi phục tập tin khi gặp phải lỗi
  • Cung cấp nhiều tính năng tiện ích như kiểm tra dữ liệu từ xa, thống kê chi tiết, theo dõi thay đổi và truy cập lịch sử các phiên bản tệp
  • Dữ liệu được miễn phí theo cấp số nhân.

Nhược điểm: Không có phiên bản cho hệ điều hành Linux.

 

Fshare

Fshare dịch vụ lưu trữ đám mây được phát triển bởi nhà cung cấp ở Việt Nam. Tương tự như Mediafire và Mega mặc dù hỗ trợ upload và download file cực nhanh nhưng không được lưu trữ trong thời gian dài.

Ưu điểm:

  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm đối đa chi phí trong quá trình lưu trữ dữ liệu đám mây
  • Dễ dàng chia sẻ dữ liệu, đặc biệt là những file có dung lượng lớn lên đến 20GB
  • Dễ dàng trong việc quản lý thư mục, sắp xếp và đặt tên dữ liệu
  • Mức độ bảo mật thông tin cao.

Nhược điểm: Bị giới hạn dung lượng lưu trữ dữ liệu khi sử dụng.

Mỗi dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy việc tìm kiếm không gian lưu trữ dữ liệu thích hợp sẽ tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Hiện tại, Nas Synology là một trong số những bộ nhớ nối mạng cho phép doanh nghiệp xây dựng một đám mây riêng lưu trữ dữ liệu, được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.

 

Xây dựng lưu trữ đám mây với Synology Drive

Synology Drive được biết đến là ứng dụng lưu trữ đám mây do Synology phát triển, giúp doanh nghiệp dễ dàng lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu thông qua internet.

Xây dựng lưu trữ đám mây với Synology drive
Xây dựng lưu trữ đám mây với Synology drive

 

Ứng dụng lưu trữ đám mây Synology Drive đem đến 7 ưu điểm nổi bật bao gồm: Dễ dàng cộng tác, dễ dàng quản lý tập tin, dễ dàng đồng bộ dữ liệu, dễ dàng khôi phục file cũ, hỗ trợ sao lưu dữ liệu, tăng hiệu suất làm việc, giúp giám sát và quản lý dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả, cụ thể:

  • Dễ dàng cộng tác: Synology Drive được tích hợp Synology Office, hỗ trợ nhu cầu làm việc nhóm cực kỳ hiệu quả trong doanh nghiệp.
  • Dễ quản lý tập tin: Tính năng Team Folder của Synology Drive hỗ trợ quản lý tập tin dễ dàng mà không cần phải phân quyền.
  • Hỗ trợ đồng bộ dữ liệu: Cloud Station Server có 2 phần mềm riêng biệt là Cloud Station Drive, Cloud Station Backup, mỗi phần mềm sẽ có chức năng đồng bộ riêng.
  • Hỗ trợ khôi phục file dữ liệu: Người dùng có thể khôi phục phiên bản của tập tin hoặc thư mục trên thiết bị. Synology – Intelliversioning có thuật toán độc quyền giúp tiết kiệm dung lượng thông qua việc chỉ lưu giữ những phiên bản có sự thay đổi theo thời gian.
  • Sao lưu dữ liệu: Synology Drive giúp sao lưu dữ liệu khỏi các cuộc tấn công hoặc xóa nhầm, do đó bạn có thể sao lưu thư mục quan trong theo thời gian và lịch trình làm việc dễ dàng.
  • Tăng hiệu suất làm việc: Ứng dụng Synology Drive giúp quá trình chuyển đổi giữa các định dạng Microsoft Word, Excel, PowerPoint, OpenDocument ODF, ODS và phiên bản Synology Office diễn ra dễ dàng hơn, giúp quá trình chia sẻ dữ liệu trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Cung cấp khả năng giám sát và quản lý dữ liệu hiệu quả: Synology Drive Admin Console hỗ trợ khả năng giám sát từ máy chủ, các ứng dụng từ bảng điều khiển tập trung, giúp theo dõi lượng truy cập và lượt tải từ tập tin. Người dùng dễ dàng giám sát tới 40 loại khác nhau trên Synology Drive.

Bên cạnh những cái tên quen thuộc như QNAP, ASUSTOR,… thì Synology được nhiều khách hàng biết đến là nhà cung cấp chính của NAS, một trong những bộ nhớ nối mạng giúp doanh nghiệp xây dựng đám mây riêng để lưu trữ, truy cập, sao lưu và chia sẻ tệp an toàn.

Thông qua những ưu điểm vượt trội mà NAS đem lại đây sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho những doanh nghiệp muốn tìm kiếm giải pháp lưu trữ mạng an toàn, hiệu quả và dễ dùng.

 

So Sánh hai giải pháp lưu trữ Cloud Storage và NAS

Cloud Storage và NAS có sự khác nhau dựa trên 3 yếu tố là tốc độ truy cập, khả năng bảo mật và chi phí, cụ thể:

  • Tốc độ truy cập: NAS có tốc độ truy xuất nhanh, do dữ liệu được lưu ngay trên ổ cứng (đối với trường hợp bạn dùng chung kết nối ổ NAS tại nhà hoặc văn phòng). Còn Cloud Storage có thể bị ảnh hưởng khi mạng Internet có sự cố như đứt cáp quang,…
  • Khả năng bảo mật: NAS đem đến khả năng bảo mật cao vì dữ liệu được lưu trữ ngay trên hệ thống, không qua bên thứ ba. Tuy nhiên, Cloud Storage lại đem đến khả năng tiện lợi và độ bảo mật cao trong quá trình sao lưu dữ liệu.
  • Chi phí: Chi phí ban đầu của NAS cao hơn, trong khi Cloud Storage không đòi hỏi chi phí ban đầu mà doanh nghiệp chỉ phải trả theo tháng.

Tóm lại, việc lựa chọn NAS hay Cloud Storage phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần không gian lớn để lưu trữ, đòi hỏi độ bảo mật cao, sẵn sàng đầu tư để cài đặt và bảo trì thì NAS là sự lựa chọn tối ưu nhất. Còn nếu doanh nghiệp cần sự tiện lợi, có thể truy cập vào lưu trữ đám mây mọi lúc mọi nơi và không muốn trả phí ban đầu thì Cloud Storage sẽ phù hợp hơn. Một số doanh nghiệp sẽ chọn kết hợp cả hai phương thức nhằm đảm bảo tính linh hoạt và an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp mình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về lưu trữ dữ liệu đám mây mà mstarcorp.vn muốn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ này, từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp trong quá trình lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp mình.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật