NAS Synology là giải pháp lưu trữ dữ liệu phổ biến nhờ tính ổn định và khả năng mở rộng linh hoạt. Tuy nhiên, dù hiện đại đến đâu thì rủi ro ổ cứng bị crash vẫn có thể xảy ra – nhất là khi hệ thống hoạt động liên tục trong thời gian dài. Nếu bạn đang hoang mang vì NAS báo lỗi, không nhận ổ cứng hoặc dữ liệu bỗng “bốc hơi”, đừng lo! Trong bài viết này Mstar Corp sẽ hướng dẫn chi tiết cách xử lý ổ cứng bị crash trên NAS Synology một cách an toàn, dễ hiểu và ai cũng có thể làm theo.
Khi ổ cứng trên NAS Synology bị Crash hoặc không thể truy xuất dữ liệu
Khi hệ thống NAS Synology xảy ra lỗi volume bị Crash có thể dẫn đến rủi ro mất dữ liệu. Trong nhiều trường hợp, chi phí phục hồi dữ liệu có thể lên đến hàng chục triệu đồng, thậm chí mất hoàn toàn dữ liệu nếu không xử lý kịp thời.
NAS Synology được trang bị cơ chế cảnh báo thông minh – thiết bị sẽ phát ra tiếng beep liên tục hoặc gửi email thông báo ngay khi phát hiện sự cố. Đây là tín hiệu cho thấy bạn cần kiểm tra và xử lý hệ thống càng sớm càng tốt để tránh những tổn thất đáng tiếc.
Khi ổ cứng trên NAS Synology bị Crash hoặc không thể truy xuất dữ liệu
Khi ổ đĩa trên NAS Synology gặp sự cố hoặc hệ thống tập tin bị hỏng, thiết bị sẽ hiển thị cảnh báo với trạng thái “Crashed”.
Hướng dẫn chi tiết cách xử lý ổ cứng bị Crash trên NAS Synology
Khi dữ liệu không còn truy cập được thông qua File Station
Bạn vẫn có thể bật nguồn NAS Synology và truy cập vào hệ điều hành DSM. Tuy nhiên, do lỗi ổ cứng, dữ liệu trên thiết bị không thể truy cập thông qua File Station. Để xử lý sự cố này, bạn nên mang ổ cứng đến trung tâm chuyên phục hồi dữ liệu để được hỗ trợ.
Khi dữ liệu có thể truy cập được thông qua File Station
Bạn có thể khởi động thiết bị NAS Synology và đăng nhập DSM. Ngoài ra, dữ liệu trên NAS vẫn có thể truy cập được thông qua File Station. Để đảm bảo an toàn cho dữ liệu, xin vui lòng giữ hệ thống hoạt động và thực hiện theo các bước hướng dẫn sau.
Lưu ý: Tiến hành sao lưu toàn bộ dữ liệu từ NAS Synology sang máy tính, ổ cứng gắn ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác trong cùng mạng LAN nhằm đảm bảo dữ liệu được bảo vệ an toàn.
Tiến hành kiểm tra ổ đĩa bằng chế độ Extended Test theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào Storage Manager từ thanh menu bên trái, sau đó chọn HDD/SSD. Tại đây, tìm và chọn ổ cứng đang gặp sự cố (trạng thái Crashed), rồi nhấn vào Health Info để xem thông tin tình trạng ổ đĩa.
Bước 2: Bạn mở tab S.M.A.R.T., tiếp theo chọn Extended Test rồi nhấn Start để bắt đầu kiểm tra. Thao tác này có thể cần một khoảng thời gian để hoàn thành.
Bước 3: Nếu kết quả kiểm tra không hiển thị trạng thái Healthy, bạn nên nhanh chóng thay thế ổ đĩa và đem ổ cứng đi bảo hành nếu vẫn còn trong thời gian được hỗ trợ.
Bước 4: Nếu kết quả kiểm tra cho thấy ổ cứng ở trạng thái Healthy, bạn nên tiến hành vô hiệu hóa (Deactive) ổ đĩa.
Bước 5: Tiếp theo, trong mục Storage Manager từ thanh menu bên trái, chọn HDD/SSD, sau đó nhấp chuột phải vào ổ cứng đang gặp sự cố (trạng thái Crashed) và chọn Deactivate Drive để vô hiệu hóa.
Bước 6: Khi màn hình sẽ hiển thị thông báo, bạn chỉ cần đánh dấu vào ô “I understand that the selected…”, sau đó nhấn OK để xác nhận.
Bước 7: Tiếp theo, bạn nhập mật khẩu quản trị vào ô yêu cầu, rồi nhấn Submit để hoàn tất thao tác.
Bước 8: Khi màn hình hiển thị như bên dưới, quá trình Deactivated đã hoàn tất.
Bước 9: Tiếp theo, hãy khởi động lại NAS Synology.
Bước 10: Sau khi khởi động lại NAS Synology, vào Storage Manager, chọn Storage Pool 1, sau đó nhấn Repair Now để bắt đầu quá trình sửa chữa.
Bước 11: Chọn ổ đĩa cần sửa chữa, sau đó nhấn Next để tiếp tục.
Bước 12: Chọn vào Continue để tiến hành bước kế tiếp trong quy trình.
Bước 13: Tiếp tục nhấn Continue để đi đến bước kế tiếp.
Bước 14: Bấm Apply để bắt đầu tiến trình sửa chữa.
Bước 15: Quay trở lại mục Storage Pool, bạn sẽ thấy tiến trình Repair đang được thực hiện và có thể theo dõi trạng thái tại đây.
Bước 16: Khi quá trình Repair hoàn tất, bạn có thể tiếp tục sử dụng NAS Synology như bình thường.
Lưu ý: Trong suốt quá trình sửa chữa, hãy đảm bảo NAS không bị mất điện để tránh gián đoạn, điều này có thể gây hỏng dữ liệu.
Nếu sau khi sửa chữa, hệ thống vẫn tiếp tục báo lỗi hoặc ổ cứng lại gặp sự cố sau một thời gian sử dụng, bạn nên cân nhắc đem ổ đĩa đến trung tâm bảo hành hoặc thay thế bằng ổ cứng mới.
Lưu ý: Dữ liệu luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc khôi phục dữ liệu khi xảy ra sự cố thường rất tốn kém, vì vậy bạn nên luôn cấu hình hệ thống ở chế độ RAID để đảm bảo khả năng dự phòng khi ổ cứng gặp lỗi. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên sao lưu dữ liệu lên Cloud và một thiết bị NAS khác để đảm bảo an toàn tối đa cho dữ liệu của bạn trong mọi tình huống.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách xử lý ổ cứng bị Crash trên NAS Synology. Để hạn chế rủi ro trong tương lai, bạn nên chủ động sao lưu dữ liệu thường xuyên và kiểm tra, bảo trì hệ thống định kỳ nhằm đảm bảo NAS luôn hoạt động ổn định.