🚛 Freeship toàn quốc

Hỗ trợ Online Trọn Đời

Tặng gói cài đặt NAS trị giá 3.300.000 VNĐ

Miễn phí tư vấn giải pháp

🚛 Freeship toàn quốc
Hỗ trợ Online Trọn Đời
Tặng gói cài đặt NAS trị giá 3.300.000 VNĐ
Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

RAID là gì? 8 cấp độ RAID & Nên sử dụng RAID nào?

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Nếu như trước đây, RAID chỉ xuất hiện trên các hệ thống máy tính lớn, máy trạm và máy chủ thì đến thời điểm hiện tại đây là một trong số những thành phần quan trọng và không thể thiếu đối với máy tính để bàn thông thường. Mặc dù vậy không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng RAID sao cho hiệu quả.

Trong bài viết này, Mstar Corp sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến quá trình phát triển của RAID, cách thức hoạt động, các cấp độ, các yếu tố để sử dụng và cách cài đặt RAID như thế nào cho hiệu quả. Hãy dành thời gian tìm hiểu để hiểu rõ hơn về thành phần này nhé!

 

RAID là gì?

Tim-hieu-RAID
RAID là giải pháp bảo vệ dữ liệu trên đĩa cứng được nhiều người lựa chọn.

 

RAID là cụm từ viết tắt của Redundant Array of Independent Disk được gọi là hình thức gộp nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành 1 hệ thống. RAID được dùng làm giải pháp bảo vệ dữ liệu thông qua việc ghi chép dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc. Về sau, khi có nhiều biến thể, ngoài đảm bảo an toàn dữ liệu RAID còn giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng.

Đến thời điểm hiện tại, bên cạnh vai trò backup thì RAID đã có nhiều biến thể cho phép gia tăng đáng kể khả năng truy cập dữ liệu từ đĩa cứng. Do đó, việc chọn và sử dụng RAID phù hợp là một trong những cách làm hiệu quả giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho dữ liệu. Đây cũng là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý và bảo vệ thông tin, phù hợp với doanh nghiệp và người dùng.

 

Lịch sử hình thành của RAID

Thoi-gisn-raid-phat-trien
RAID lần đầu được công bố vào năm 1987.

 

  • Lần đầu tiên RAID được công bố tại trường Đại học California – Berkeley vào năm 1987. Công nghệ này được tạo ra thông qua kết nối những ổ đĩa cứng nhỏ hơn để tạo nên một hệ thống lưu trữ có dung lượng lớn, thay thế cho những ổ đĩa cứng lớn và đắt tiền tại thời điểm đó.
  • RAB viết tắt của RAID Advisory Board còn được gọi là Hội đồng tư vấn và phát triển RAID được thành lập vào tháng 7 năm 1992 đã đưa ra những tiêu chuẩn trong quá trình hoạt động của RAID. RAB đưa ra các định hướng và phát triển với các tiêu chuẩn liên quan đến phần cứng, đồng thời phân loại RAID thành 7 cấp độ khác nhau từ 0 – 6.

 

Khi nào nên sử dụng RAID?

  • Khi cần khôi phục lượng lớn dữ liệu: RAID giúp phục hồi dữ liệu nhanh chóng từ các ổ đĩa khác trong trường hợp một ổ đĩa gặp sự cố gây mất dữ liệu.
  • Khi tính khả dụng của dữ liệu là yếu tố rất quan trọng: RAID giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động (downtime) và tăng tính khả dụng của dữ liệu, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn khi gặp sự cố kỹ thuật.
  • Khi cần tăng hiệu suất tổng thể: RAID, đặc biệt là RAID phần cứng, sẽ giảm áp lực hoạt động cho các ổ đĩa riêng lẻ và cải thiện hiệu suất tổng thể của thiết bị lưu trữ.
  • Khi gặp vấn đề về disk I/O: RAID cung cấp thêm thông lượng bằng cách đọc và ghi dữ liệu từ nhiều ổ đĩa, giải quyết vấn đề về disk I/O và tăng cường hiệu suất xử lý dữ liệu.

 

Yêu cầu về ổ cứng để ứng dụng RAID

Để ứng dụng RAID cho thiết bị lưu trữ, người dùng cần chọn ổ cứng có khả năng truyền dữ liệu cao và tốc độ truy xuất nhanh.

  • Thời gian truy xuất (Access Time) càng nhỏ càng tốt.
  • Bộ đệm lớn (ít nhất 8MB) để nâng cao hiệu suất hoạt động của ổ cứng. Hiện nay, nhiều dòng ổ cứng có dung lượng bộ đệm lên tới 16MB, mang lại hiệu suất làm việc cao. Để hạn chế ảnh hưởng hiệu năng của hệ thống RAID, các ổ cứng nên đồng nhất về chất lượng và dung lượng.

 

Nguyên lý hoạt động của RAID ra sao?

nguyen-ly-hoat-dong-raid
3 phương thức lưu trữ chính giúp cho RAID hoạt động.

 

RAID hoạt động dựa trên 3 phương thức lưu trữ chính bao gồm:

  • Phương pháp phân chia dải – Striping: Đối với phương pháp này, các dữ liệu sẽ được chia thành các khối có kích thước phù hợp, đồng thời được lưu trữ trên mỗi RAID. Việc lưu trữ dữ liệu thông qua cách này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình truy xuất dữ liệu sau này.
  • Phương pháp Mirroring: hỗ trợ lưu trữ các bản sao chính xác của dữ liệu dựa trên các thành viên trong cùng một RAID.
  • Phương pháp Parity: sử dụng kỹ thuật kiểm tra tổng và hỗ trợ phân loại dữ liệu. Đối với kỹ thuật chẵn – lẻ, một hàm chẵn – lẻ sẽ được tính toán dựa trên các khối dữ liệu. Khi ổ đĩa có lỗi, các dữ liệu bị thiếu sẽ được tính lại thông qua việc kiểm tra tổng và cung cấp về khả năng chịu lỗi của RAID.

Tuy nhiên, hầu hết những loại RAID đều hoạt động dựa trên các phương thức khác nhau như phân giải, chẵn lẻ và mirroring.

 

RAID có bao nhiêu cấp độ?

cap-do-raid
So sánh các loại RAID khác nhau

 

Dựa theo công bố của RAB, hiện tại RAID đang được chia thành 7 cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ đem lại những tính năng riêng và được xây dựng, phát triển từ 2 cấp độ cơ bản bao gồm RAID 0 và RAID 1, dưới đây là các cấp độ cụ thể của RAID mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:

 

RAID 0 là gì?

RAID 0 là cấp độ cơ bản nhất của RAID, có khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Thông số vận hành của RAID 0 yêu cầu tối thiểu hai đãi cứng cùng loại, điều này cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo các phương thức đặc biệt được gọi chung là Striping.

RAID 0 sử dụng phương thức Striping để chia dữ liệu thành các phần. Các đoạn dữ liệu lẻ (1,3,5,7) được ghi lên đĩa đầu tiên, trong khi các đoạn chẵn (2,4,6,8) được ghi lên đĩa thứ hai. Số lượng ổ đĩa sử dụng càng nhiều thì tốc độ truy xuất càng cao.

Tuy nhiên, RAID 0 có rủi ro mất dữ liệu do dữ liệu bị phân chia giữa các ổ đĩa. Nếu một ổ đĩa gặp sự cố, dữ liệu trên ổ đó sẽ bị mất, gây gián đoạn cho quá trình tổng hợp dữ liệu.

 

RAID 1 là gì?

RAID 1 được biết đến là cấp độ cơ bản tương tự RAID 0, có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu và yêu cầu ít hơn 2 ổ đĩa trong quá trình hoạt động. Thay vì chia dữ liệu thành từng ổ đĩa theo phương thức Striping, RAID 1 sẽ sử dụng Mirror.

Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau, nên nếu một ổ gặp sự cố, ổ còn lại vẫn hoạt động bình thường. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của một ổ đĩa đơn (hai ổ 240GB sẽ tạo ra một ổ RAID 240GB).

 

RAID 0+1 là gì?

Sự kết hợp hoàn hảo giữa RAID 0 và RAID 1 sẽ giúp bạn có cơ hội sở hữu 1 hệ thống vừa lưu trữ tốc độ cao như RAID 0, vừa đảm bảo an toàn dữ liệu như RAID. Có thể nói RAID 0+1 là sự tổng hợp của 2 RAID cơ bản, được sử dụng song song 2 phương thức là Striping và Mirror.

Để triển khai RAID 0+1 người dùng phải mất một mức phí tương đối cao, cần tối thiểu 4 ổ đĩa cứng. Dữ liệu được ghi đồng thời lên 4 ổ đĩa với 2 ổ theo dạng Striping để tăng tốc độ truy xuất và 2 ổ theo dạng Mirroring để sao lưu bảo vệ dữ liệu. Trong hệ thống RAID 0+1, dung lượng hiển thị cuối cùng bằng ½ tổng dung lượng của 4 ổ. Ví dụ, với 4 ổ 240GB, dung lượng hiển thị sẽ là 480GB.

 

RAID 5 là gì?

RAID 5 là dạng RAID mạnh mẽ nhất, phù hợp cho nhu cầu sử dụng văn phòng và gia đình, yêu cầu từ 3 – 5 ổ cứng. Dữ liệu và bản sao lưu được chia đều trên tất cả các ổ để đảm bảo tốc độ truy xuất và an toàn dữ liệu. Cách hoạt động của RAID 5:

  • Đoạn dữ liệu 1 và 2 ghi vào ổ 1 và 2, bản sao lưu ghi vào ổ 3.
  • Đoạn 3 và 4 ghi vào ổ 1 và 3, bản sao lưu ghi vào ổ 2.
  • Đoạn 5 và 6 ghi vào ổ 2 và 3, bản sao lưu ghi vào ổ 1.
  • Trình tự này lặp lại với đoạn 7 và 8.

Nguyên tắc hoạt động của RAID 5 khá phức tạo, tuy nhiên việc sử dụng loại RAID sẽ đảm bảo được tốc độ truy xuất và đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu trong quá trình sử dụng.

 

Synology Hybrid RAID là gì?

Synology Hybrid RAID (SHR) là một hệ thống quản lý RAID tự động của Synology, giúp việc triển khai khối lưu trữ trở nên dễ dàng hơn so với các hệ thống RAID truyền thống. SHR cho phép người dùng quản lý RAID, mở rộng dung lượng lưu trữ và tối ưu hóa không gian sử dụng mà không cần hiểu biết sâu về các cấp độ RAID.

Chuẩn Synology Hybrid RAID cho phép cấu hình một hoặc hai ổ đĩa dự phòng, nghĩa là hệ thống SHR vẫn có thể truy cập dữ liệu một cách bình thường ngay cả khi có tới hai ổ đĩa bị hỏng.

Với RAID truyền thống, khối lưu trữ được tạo trên ổ đĩa có dung lượng nhỏ nhất trong hệ thống. Nếu hệ thống RAID truyền thống sử dụng một ổ đĩa 500GB, tất cả các ổ khác trong mảng chỉ sử dụng được 500GB mỗi ổ, dẫn đến lãng phí dung lượng lên đến 4.5TB nếu tổng dung lượng các ổ là 5TB (5 x 1TB).

Hình ảnh minh họa sẽ giúp bạn đọc hiểu cách SHR tối ưu hóa hệ thống RAID truyền thống. Khác với RAID truyền thống, SHR chia dung lượng của từng ổ đĩa thành các phần nhỏ hơn và tạo ra các vùng lưu trữ dự phòng. Nhờ sử dụng SHR, bạn có thể tận dụng toàn bộ dung lượng 5TB, bao gồm cả 4.5TB dung lượng thường bị lãng phí trong hệ thống RAID truyền thống, từ đó tối đa hóa dung lượng lưu trữ của hệ thống SHR.

Mở rộng ổ đĩa với SHR: Đối với RAID truyền thống, dung lượng lưu trữ tối đa không thể nâng cấp cho đến khi tất cả ổ đĩa được nâng cấp cùng lúc. Tuy nhiên, SHR có khả năng tạo ra các vùng lưu trữ mới ngay khi nâng cấp từng ổ đĩa, giúp hệ thống tiếp tục truy cập dữ liệu bình thường trong khi thay thế các ổ đĩa cũ bằng các ổ có dung lượng lớn hơn.

SHR với hai ổ đĩa dự phòng: Khi cấu hình SHR với hai ổ đĩa dự phòng, bạn cần tối thiểu bốn ổ cứng để tạo ra một khối lưu trữ. Vùng lưu trữ mới sẽ được tạo ngay khi bạn bổ sung bốn ổ mới vào hệ thống SHR hoặc mở rộng dung lượng của bốn ổ hiện có.

 

Triple Mirror RAID là gì?

Triple Mirror RAID hoạt động tương tự RAID 1 thiên về việc nâng cao hiệu quả truy xuất dữ liệu, đảm bảo tốc độ truy cập nhanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Triple Mirror RAID yêu cầu tối thiểu người dùng sử dụng tối đa 3 ổ đĩa cứng để hoạt động và giữ 3 bản sao mỗi khối dữ liệu, phân chia cho từng đĩa của hệ thống.

Chính vì thế mà dung lượng lưu trữ khả dụng của Triple Mirror RAID chỉ bằng ⅓ hay 33,33% tổng dung lượng 3 đĩa gộp lại. Trong quá trình sử dụng Triple Mirror RAID có khả năng chịu thiệt hại tối đa 2 ổ đĩa cùng lúc mà không gây ảnh hưởng tới các yêu cầu về đọc và ghi các ổ đĩa khác còn hoạt động.

Để xây dựng lại dữ liệu, Triple Mirror RAID sẽ thực hiện thao tác sao chép các khối dữ liệu từ các hoạt động sang đĩa thay thế. Chính vì thế yêu cầu đọc sẽ được phân phối đến tất cả các ổ đĩa có trong mảng Triple Mirror RAID và được phục vụ độc lập với nhau. Ngược lại, khi dữ liệu yêu cầu ghi sẽ chuyển làm 3 thao tác và phân vào từng ổ đĩa cụ thể.

 

Triple Parity RAID là gì?

Triple Parity RAID được biết đến là một hình thức của RAID, được dùng để bảo vệ dữ liệu các ổ đãi khi có sự cố xảy ra. Đây cũng chính là phiên bản nâng cao của RAID 6, trong đó có 3 ổ đĩa dự phòng thay vì 2.

Khi dữ liệu được lưu trữ trên các ổ đĩa, Triple Parity RAID sẽ dùng thuật toán của mình để tạo ra các phần dữ liệu dự phòng nhằm bảo vệ dữ liệu nếu 1 trong 2 ổ đĩa bị hỏng. Trường hợp Triple Parity RAID có nhiều hơn 2 ổ đĩa thì dữ liệu có thể bị mất. Tuy nhiên trường hợp này ít khi gặp.

Trong số các loại của RAID, Triple Parity RAID là một trong những hình thức có khả năng chịu lỗi tốt nhất, tuy nhiên đòi hỏi tài nguyên cung cấp phải nguyên sơ. Hiện số lượng triển khai Triple Parity RAID là 9 ổ đĩa. Do đó, Triple Parity RAID thường được dùng để sử dụng cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu quan trọng như máy chủ lưu trữ dữ liệu hoặc các trung tâm dữ liệu.

 

Một số loại RAID khác

Tính năng RAID 0 RAID 1 RAID 1E RAID 5 RAID 5EE RAID 6 RAID 10 RAID 50 RAID 60
Ổ đĩa tối thiểu 2 2 3 3 4 4 4 6 8
Ổ đĩa dự phòng 0 1 1 1 1 2 tối đa 1 đĩa trong mỗi mạng con tối đa 1 đĩa trong mỗi mạng con tối đa 1 đĩa trong mỗi mạng con
Tốc độ đọc Cao Cao Cao Cao Cao Cao Cao Cao Cao
Tốc độ ghi Cao Trung bình Trung bình Thấp Thấp Thấp Trung bình Trung bình Trung bình
Tốc độ đọc (Xuống cấp) N/a Trung bình Cao Thấp Thấp Thấp Cao Trung bình Trung bình
Tốc độ ghi (Xuống cấp) N/a Cao Cao Thấp Thấp Thấp Cao Trung bình Thấp
Dung lượng sử dụng 100% 50% 50% 67% – 94% 50 – 88% 50 – 88% 50% 67 – 94% 50 – 88%
Tính năng ứng dụng Máy trạm hiện đại, truy cập data Hệ điều hành, giao dịch cơ sở dữ liệu Hệ điều hành, giao dịch cơ sở dữ liệu Kho dữ liệu, máy chủ web Kho dữ liệu, máy chủ web Lưu trữ dữ liệu, sao lưu ổ đĩa Truy cập kho dữ liệu nhanh chóng Mở rộng kho dữ liệu, máy chủ tập tin, máy chủ ứng dụng Lưu trữ dữ liệu, sao lưu ổ đĩa

 

 

Để sử dụng RAID cần phải đáp ứng những yếu tố nào?

yeu-to-ung-dung-raid
2 yếu tố quan trọng khi cài đặt RAID

 

Để có thể cấu hình được RAID cần đáp ứng các yếu tố về ổ cứng và chipset điều khiển RAID, cụ thể:

 

Yếu tố về ổ cứng

Bạn nên chọn những ổ cứng có khả năng truyền dữ liệu lớn, có tốc độ truy xuất nhanh. Lưu ý thời gian truy xuất càng nhỏ thì càng tốt. Để tăng hiệu quả làm việc của ổ cứng, bạn nên chọn ổ cứng có bộ đệm lớn (tối thiểu là 8MB).

Hiện nay, có một số dòng ổ cứng hiệu đại có dung lượng bộ đệm lên đến 16MB đem lại hiệu năng làm việc hiệu quả. Để tránh được những ảnh hưởng đến RAID, người dùng nên chọn những ổ cứng giống nhau về chất lượng.

 

Yếu tố Chipset điều khiển RAID

Người dùng sẽ không có nhiều sự lựa chọn về Chipset điều khiển RAID, lý do là vì linh kiện này thông thường sẽ được tích hợp ngay trên BMC. Hiện nay bộ điều khiển RAID có 2 loại chính là chíp điều khiển gắn lên BMC hoặc được hỗ trợ sẵn ngay trong chipset. Thông dụng gồm:

  • Chipset tích hợp:
    • Intel ICH5R, ICH6, ICH7 – Các dòng chipset South Bridge thường đi kèm với dòng i 865/875/915/925/945/955.
    • NVIDIA nForce2 – RAID (AMD), nForce 3 Series (AMD A64), nForce4 Series (AMD A64/ Intel 775).
  • Chipset điều khiển bên ngoài: Có khá nhiều chủng loại của nhiều hãng khác nhau như: Silicon Image, Promise Technology, Adaptec. Tuy nhiên được dùng phổ biến nhất vẫn là 2 dòng silicon Image Sil3112 và 3114.

 

Cách cài đặt RAID chi tiết, đơn giản

Huong-dan-cai-dat-RAID
4 phương pháp cài đặt RAID.

 

Phương pháp cài đặt RAID thích hợp với các thiết bị máy chủ và máy trạm hiện đại hỗ trợ thẻ RAID. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng các thiết bị NAS từ hãng Synology, bạn cũng có thể cài đặt RAID để cải thiện hiệu suất và đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Việc cài đặt RAID sẽ dựa trên cấu hình BIOS của bo mạch chủ và RAID Controller. Cụ thể, quy trình cài đặt như sau:

 

Với máy chủ thông thường

Bước 1: Thực hiện kích hoạt RAID trong hệ thống BIOS

Đối với dòng bo mạch chủ Intel®, người dùng cần cài đặt RAID khi kích hoạt công nghệ Intel® được cấu hình trong BIOS. Do đó, tùy vào từng bo mạch máy tính, người dùng có thể tham khảo các kích hoạt RAID như sau:

  • Nhấn phím F12 để truy cập vào cài đặt BIOS
  • Chọn Menu cấu hình → Chọn Menu SATA Drives.
  • Cài đặt chế độ Chipset SATA RAID
  • Nhấn phím F10 để thực hiện quá trình lưu các cài đặt BIOS, đồng thời thoát khỏi chương trình thiết lập BIOS.

Với các bo mạch Intel khác, quá trình kích hoạt RAID sẽ được thực hiện như sau:

  • Nhấn phím F12 để truy cập vào BIOS
  • Chọn Advanced Mode và thực hiện cấu hình ổ đĩa cho phù hợp.
  • Cài đặt tùy chọn chế độ ổ đĩa sang Enhanced sao cho phù hợp với tiêu chí sử dụng.
  • Ở mục công nghệ Intel® chọn Enable
  • Cuối cùng nhấn phím F10 để lưu lại các cài đặt BIOS, lúc này máy tính sẽ thực hiện thoát khỏi chương trình đã thiết lập BIOS và khởi động lại.

Bước 2: Thực hiện tạo ổ đĩa RAID

  • Truy cập vào cài đặt BIOS → Chọn Advanced Mode
  • Tìm mục Intel(R) Rapid Storage Technology.
  • Lựa chọn Create RAID Volume.
  • Thực hiện chọn các ổ đĩa muốn tạo RAID và đổi tùy chọn thành [X]
  • Sử dụng phím mũi tên lên và xuống để chọn cấp độ RAID
  • Thiết lập dung lượng RAID và nhấp chọn Create Volume để tạo RAID
  • Sau một lúc hệ thống làm việc người dùng chọn F10 để thực hiện quá trình lưu trữ cài đặt BIOS.

Bước 3: Thực hiện cài đặt trình điều khiển RAID

Cài đặt trình điều khiển RAID cho motherboard Intel

Đối với motherboard Intel người dùng có thể cài windows 10 vào ổ cứng RAID từ đĩa DVD hoặc USB. Tuy nhiên một số mẫu PC hiện nay không phù hợp để tích hợp ổ đĩa quang, do đó USB là cách làm tiện nhất và hiệu quả nhất.

  • Cần tải bộ cài đặt driver Intel Rapid Storage bản mới nhất, tiến hành giải nén rồi copy thư mục driver đã giải nén vào USB cài hệ điều hành
  • Cắm USB vào máy, khởi động vào màn hình boot manager → Chọn USB boot. Nếu không thể boot bằng USB người dùng cần truy cập lại BIOS ở phần BOOT và Disable tùy chọn Secure Boot
  • Đối với phần ổ đĩa, để phân vùng cài đặt Windows, bạn chọn ổ đĩa RAID 0 chưa được hiển thị → Chọn Load driver → Chọn driver Intel Rapid Storage được lưu trên USB boot
  • Chọn Driver phù hợp có tên Intel Chipset SATA RAID Controller (iaStorAC.inf). Driver lúc này sẽ tự động được nhận diện, bạn nhấn Next để bắt đầu nạp driver.
  • Sau khi nạp thành công, RAID 0 sẽ xuất hiện, người dùng cần tạo phân vùng bằng cách chọn New → Chọn Next để cài đặt Windows.

Đối với motherboard AMD

  • Khởi động máy tính với đĩa mềm có bộ cài đặt HĐH windows 10 và làm theo hướng dẫn trên màn hình hiển thị để tiến hành trình cài đặt Windows 10.
  • Lúc này bảng lựa chọn kiểu cài đặt hiện ra, nhấp vào Install Windows only (advanced) → Chọn Load Driver.
  • Popup thông báo xuất hiện, bạn cần nạp phương tiện cài đặt có chứa trình điều khiển RAID Controller bằng cách chọn Browse.
    • Trường hợp máy tính có một ổ đĩa quang, bạn nên lấy đĩa cài đặt HĐH Windows ra và thay thế đĩa chứa RAID Controller.
    • Nếu máy tính không có ổ đĩa quang, bạn nên thay thế bằng cách sao chép trình điều khiển vào ổ USB.
  • Tìm kiếm vị trí lưu trữ bộ cài đặt trình điều khiển RAID trong thư mục tương ứng của đĩa DVD hoặc USB.
  • Chọn Rc bottom → Nhấn OK để Load driver.
  • Thực hiện các bước 3 đến 5 để chọn mục Rcraid → Nhấn OK để Load Driver.
  • Thực hiện các bước 3 đến 5 để chọn mục Rccfg → Nhấn OK để Load Driver.
  • Sau khi đã nạp đầy đủ các Driver, ổ RAID 0 sẽ xuất hiện, người dùng cần tạo các phân vùng và nhấn Next để cài đặt Windows.

 

Với thiết bị lưu trữ NAS Synology

Để thực hiện cấu hình RAID trên các thiết bị lưu trữ NAS Synology, người dùng chỉ các thao tác các bước đơn giản với hệ điều hành Diskstation Manager, cụ thể:

  • Bước 1: Tại giao diện quản trị NAS Synology (Diskstation Manager), người dùng chọn Main Menu → Chọn Storage manager
  • Bước 2: Ở menu bên trái người dùng chọn Storage Pool → Chọn Create để thiết lập bộ nhớ lưu trữ. Đối với hệ điều hành Synology DiskStation người dùng có thể thiết lập các volume thông qua 2 chế độ chính là:
    • Better performance: Là chế độ chỉ hỗ trợ người dùng 1 volume duy nhất, bao gồm các tùy chọn thiết lập như RAID: Basic, JBOD, các chế độ RAID sẽ phụ thuộc vào số ổ đĩa của từng loại.
    • Higher flexibility: Cung cấp cho người dùng chế độ hỗ trợ tạo nhiều volume, giúp quá trình chuyển đổi dữ liệu linh hoạt. Trong trường hợp người dùng sử dụng nhiều ổ đĩa khác nhau nên chọn chế độ này nhằm đảm bảo được an toàn dữ liệu khi sử dụng. Với Higher flexibility người dùng có thể thiết lập volume bao gồm nhiều tùy chọn dữ liệu như: SHR, Basic, JBOD và các chế độ RAID sẽ phụ thuộc vào số lượng ổ đĩa sử dụng.
  • Bước 3: Nhấn Next, rồi thực hiện thiết lập RAID cho các ổ đĩa và nhấn Next.
  • Bước 4: Người dùng chọn ổ đĩa sẽ tham gia vào mảng RAID và tick chọn → Nhấn Next. Lúc này hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo xóa format tất cả ổ đía được chọn. Do đó, nên chắc chắn rằng bạn có đúng ổ cứng sử dụng vì khi thực hiện format dữ liệu của bạn sẽ bị xóa.
  • Bước 5: Nhấn Ok và chọn check lại lỗi khi tạo ổ đĩa (Trường hợp chọn Yes bạn sẽ mất thêm thời gian và ngược lại)
  • Bước 6: Hệ thống sẽ mất vài phút để chạy, sau khi RAID đã cài đặt thành công hệ thống sẽ đưa ra các gợi ý bạn vào tab volume để tạo phân vùng nhớ.
  • Bước 7: Vào tab volume chọn Create → Chọn Custom.
  • Bước 8: Bạn nhấn chọn Next → Chọn Choose an existing storage pool và nhấn Next.
  • Bước 9: Ở bảng cài đặt tiếp theo, người dùng chọn ổ đĩa RAID đã được tạo, tại đây bạn có thể giới hạn dung lượng volume đang được tạo và nhấn OK.
  • Bước 10: Nhấn Apply để hoàn tất quá trình cài đặt, đồng thời hệ thống sẽ tự động tạo volume.

 

Với các thiết bị QNAP

Để tiến hành cài đặt RAID cho các thiết bị lưu trữ trên NAS QNAP, người dùng thực hiện các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào thiết bị NAS QNAP bằng tài khoản Admin đã tạo
  • Bước 2: Chọn Storage & Snapshots
  • Bước 3: Tại menu phía bên trái, bạn chọn mục Storage & Snapshots → Chọn New Storage Pool.
  • Bước 4: Sau khi nhấn Next, bạn sẽ thấy bảng lựa chọn RAID và các ổ cứng sử dụng. Dựa vào số lượng ổ cứng đã chọn, Menu các chế độ RAID khả dụng sẽ hiện ra.
  • Bước 5: Người dùng nhấn Next rồi chọn Create, lúc này hệ thống sẽ cảnh báo xóa format toàn bộ các ổ đĩa được chọn. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn chọn đúng ổ cứng, vì format xong toàn bộ dữ liệu sẽ bị mất.
  • Bước 6: Thời gian cài đặt RAID hoàn tất sẽ tùy thuộc vào số lượng ổ cứng và dung lượng của từng ổ cứng.
  • Bước 7: Chọn volume trên nền RAID đã bằng cách tạo Create → Chọn New volume
  • Bước 8: Đặt tên cho volume, tại mục Volume capacity người dùng hãy chọn dung lượng cho volume cần cài đặt.
  • Bước 9: Nhấn Next để hoàn tất quá trình tạo volume.

 

Với thiết bị NAS TerraMaster

Đối với thiết bị NAS TerraMaster, để cài đặt bạn thực hiện các bước đơn giản sau đây, cụ thể:

  • Bước 1: Truy cập vào bảng điều khiển TNAS thông qua tài khoản cá nhân của bạn.
  • Bước 2: Chọn Control Panel → Chọn Storage Pool → Chọn Create
  • Bước 3: Hệ thống sẽ cung cấp những lựa chọn thiết lập RAID khả dụng với số lượng và dung lượng ổ cứng hiện có trong hệ thống NAS. Sau khi chọn xong RAID, ổ cứng cần dùng, người dùng chọn Next.
  • Bước 4: Nhấn Next để tạo ổ cứng RAID
  • Bước 5: Tạo volume bằng cách nhấn Create → Chọn option 1: Create volume on an existing storage pool
  • Bước 6: Nhấn Next và chọn 1 trong 2 option. Ở bước này bạn nên chọn option 1: Btrfs để đảm bảo cho khả năng tương thích với mọi tính năng nâng cao, đồng thời bảo vệ dữ liệu ở mức tốt nhất.
  • Bước 7: Nhấn Next để hoàn thiện quá trình tạo RAID.

Như vậy, bài viết trên của Mstar Corp đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xoay quanh RAID là gì, đồng thời giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng và cách cài đặt RAID cho từng thiết bị. Mong rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật