Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, dữ liệu đã trở thành một tài sản quý giá. Từ thông tin cá nhân, dự án công việc, cho đến hình ảnh kỷ niệm, tất cả đều được lưu trữ dưới dạng dữ liệu số trên các thiết bị và nền tảng điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ cũng đi kèm với rủi ro mất dữ liệu ngày càng tăng cao. Trong bài viết này, Mstar Corp sẽ cùng bạn khám phá 5 rủi ro mất dữ liệu và cách phòng tránh rủi ro mất dữ liệu.
Rủi ro mất dữ liệu do tấn công mạng
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, các cuộc tấn công mạng không ngừng gia tăng về tần suất và tính tinh vi. Nguy cơ từ việc hacker xâm nhập vào hệ thống của tổ chức bằng cách tận dụng những lỗ hổng zero-day, phát tán phần mềm độc hại để tấn công, hoặc cắt ngang lưu lượng mạng để đánh cắp thông tin, trở nên ngày càng đáng lo ngại. Nếu một tổ chức không chuẩn bị sẵn sàng các tình huống để đối phó với những cuộc tấn công như vậy, thì rủi ro mất dữ liệu cũng sẽ gia tăng.
Sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là ransomware, là một vấn đề nghiêm trọng. Theo báo cáo về mối đe dọa mạng năm 2022 từ SonicWall, số lượng cuộc tấn công ransomware đã tăng hơn 100% so với năm trước, đạt 623,3 triệu cuộc tấn công vào năm 2021 và tăng hơn 300% so với năm 2019. Đáng chú ý hơn, việc trả tiền chuộc cũng dần biến thành một “xu hướng”. Theo bản cập nhật của Báo cáo về mối đe dọa bằng mã độc tống tiền ransomware năm 2021 từ Unit 42 của Palo Alto Networks, số tiền chuộc trung bình đã tăng lên $5,3 triệu và số tiền thanh toán trung bình đã lên đến $570.000. Sự thất thoát tiền bạc từ việc trả tiền chuộc và tác hại của ransomware có thể gây ra trên hệ thống tổ chức có thể gây tổn thất đáng kể cho lợi nhuận và uy tín của tổ chức. Nếu thông tin quan trọng bị xâm phạm, thì hậu quả có thể càng trầm trọng hơn.
Rủi ro mất dữ liệu do tấn công mạng (Nguồn: Internet)
Rủi ro mất dữ liệu do thiết bị hư hỏng
Dữ liệu quý giá trên điện thoại và máy tính của bạn có nguy cơ bị mất đi khi thiết bị gặp sự cố như hỏng hóc hoặc ổ cứng bị lỗi. Ngoài ra, nếu bạn mất điện thoại hoặc laptop, rủi ro mất dữ liệu cũng sẽ tăng theo. Điều này có nghĩa là nếu không có biện pháp bảo vệ dữ liệu, bạn sẽ không thể khôi phục lại thông tin quan trọng của mình. Vì vậy, việc sao lưu dữ liệu thường xuyên và việc sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây có thể là một giải pháp an toàn để đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo vệ và có thể khôi phục lại nếu xảy ra sự cố.
Rủi ro mất dữ liệu do thiết bị hỏng hóc (Nguồn: Internet)
Rủi ro mất dữ liệu khi lưu trữ online
Cách lưu trữ dữ liệu hiện đang được phổ biến khi sử dụng các thiết bị điện thoại, máy tính bảng và máy tính. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này vẫn còn một số rủi ro mất dữ liệu tiềm tàng. Một trong số những rủi ro đó là khả năng lưu trữ giới hạn. Thông thường, bạn chỉ được cung cấp khoảng 5GB lưu trữ miễn phí. Nếu bạn muốn lưu trữ nhiều hơn, bạn sẽ phải trả tiền để thuê thêm dung lượng lưu trữ hàng tháng.
Ngoài ra, thông tin của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào tốc độ đường truyền internet. Tốc độ này có thể bị giảm khi “cá mập” luôn hoạt động tích cực tại Việt Nam, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ upload và download dữ liệu của bạn. Một nguy cơ khác là rủi ro mất dữ liệu hoặc rò rỉ mật khẩu. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể mất mọi thông tin quan trọng trong kho dữ liệu của mình và không thể khôi phục lại được.
Tình trạng dữ liệu bị thất thoát khi lưu trữ online (Nguồn: Internet)
Nhân viên chưa được đào tạo – Nguyên nhân mất dữ liệu tiềm ẩn
Nhân viên không được được đào tạo kỹ năng và kiến thức là nguyên nhân chính dẫn đến lỗi và vi phạm dữ liệu. Các nhân viên dễ bị tấn công qua các cuộc tấn công lừa đảo. Các cuộc tấn công này đã gây ra nhiều vi phạm dữ liệu nhất trong năm 2020, và số lượng trang web lừa đảo cũng đang tăng. Việc thiếu đào tạo đúng cách có thể dẫn đến việc sử dụng mật khẩu dễ đoán hoặc vi phạm dữ liệu khác. Đầu tư vào quy trình đào tạo nhân viên về cách thức bảo mật sẽ giảm thiểu lừa đảo và các cuộc tấn công khác. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy nhiều tổ chức đã bỏ qua việc đào tạo và thiếu chính sách bảo mật dữ liệu cho doanh nghiệp.
Rủi ro mất dữ liệu khi bị mất thiết bị
Phương án này sẽ giúp bạn loại bỏ sự phụ thuộc vào kết nối internet và có tốc độ giao tiếp cao giữa thiết bị và ổ cứng gắn ngoài. Điều này rất phù hợp cho những công việc mà bạn muốn làm độc lập như dựng phim hoặc lưu trữ hình ảnh trên thiết bị. Nếu bạn sử dụng điện thoại có dung lượng hạn chế, bạn cũng có thể mua USB On The Go để gắn vào điện thoại và sao chép dữ liệu một cách rất thuận tiện.
Tuy nhiên, sử dụng phương án này cũng có một số rủi ro mất dữ liệu mà bạn cần quan tâm. Đó bao gồm thẻ nhớ bị mất hoặc là sự rơi rớt, vỡ hỏng của ổ cứng hay thiết bị. Nếu xảy ra những trường hợp này, bạn sẽ không thể phục hồi lại dữ liệu. Thêm vào đó, việc mang theo ổ cứng di động này có thể gây cồng kềnh và dễ bị thất lạc. Cuối cùng, bạn cũng không thể sử dụng cùng một lúc cho nhiều người như việc lưu trữ trực tuyến.
Giải pháp: Lưu trữ trên NAS Synology kết hợp với Cloud và ổ cứng gắn ngoài
Cách thức lưu trữ kết hợp giữa ổ cứng gắn ngoài và lưu trữ đám mây là giải pháp phòng tránh rủi ro mất dữ liệu hiệu quả nhất. Bạn sẽ có một thiết bị lưu trữ Synology được kết nối vào mạng Internet trong gia đình hoặc công ty. Thiết bị này sẽ hoạt động giống như dịch vụ lưu trữ cloud, cho phép bạn truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu và trên mọi thiết bị thông qua wifi hoặc internet. Khác biệt là thiết bị Synology được đặt ngay trong nhà hoặc công ty, giúp giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu.
Khi kết nối thiết bị Synology vào mạng, bạn có thể truy cập dữ liệu của mình mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị. Thiết bị Synology cung cấp các tính năng vượt trội như:
- Độ an toàn tuyệt đối: Bạn sử dụng cloud cá nhân, không chia sẻ dữ liệu với người khác trong cộng đồng, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu của bạn.
- Sự thuận tiện của việc đặt thiết bị trong nhà hoặc công ty: Bạn không cần mang theo hay di chuyển thiết bị khi cần truy cập dữ liệu, điều này giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng thiết bị.
- Hỗ trợ nhiều đối tượng người dùng: Thiết bị Synology cho phép nhiều người truy cập dữ liệu cùng một lúc, đảm bảo tính linh hoạt và tiện lợi cho công việc nhóm hay gia đình.
- Dung lượng lưu trữ cao: Thiết bị Synology có khả năng lưu trữ từ vài chục đến hàng trăm Terabytes (TB) dữ liệu. Hơn nữa, bạn không phải trả tiền thuê dung lượng lưu trữ, tiết kiệm chi phí.
- Chế độ backup tự động: Thiết bị Synology có chế độ sao lưu tự động, đảm bảo dữ liệu vẫn an toàn trong trường hợp ổ cứng bị hư hỏng. Dữ liệu sẽ được sao lưu tự động lên ổ cứng khác để đảm bảo tính bảo mật.
Để tăng cường sự an toàn, bạn có thể đầu tư vào chiến lược backup 3-2-1, có khả năng bảo vệ dữ liệu lên đến 99%. Để đảm bảo tối đa tính an toàn, hãy tìm đến Mstar Corp – đối tác Synology hàng đầu tại Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia tư vấn của Mstar Corp sẵn sàng tư vấn và triển khai các giải pháp công nghệ uy tín, giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong hành trình chuyển đổi số. Hãy liên hệ với Mstar Corp ngay hôm nay để xây dựng một hệ thống backup đáng tin cậy cho toàn bộ dữ liệu.
Cải thiện tình trạng trên bằng cách sử dụng thiết bị NAS Synology (Nguồn: Internet)
Rủi ro mất dữ liệu đã trở thành một thách thức đối với mọi cá nhân và doanh nghiệp. Dữ liệu quý giá có thể biến mất một cách đáng ngạc nhiên khi đối mặt với nguy cơ như hỏng hóc thiết bị, tấn công ransomware, hay thậm chí thất lạc điện thoại. Với vai trò là Synology Service Provider hàng đầu Việt Nam, giải pháp lưu trữ và bảo vệ dữ liệu trên thiết bị NAS Synology của Mstar Corp đã được chứng nhận có khả năng bảo vệ dữ liệu lên đến 99%. Đội ngũ chuyên gia tư vấn của Mstar Corp sẵn sàng tư vấn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp bạn bất kỳ lúc nào.