🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Phân loại dữ liệu là gì? 6 bước phân loại hiệu quả

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Trong kỷ nguyên số hóa, phân loại dữ liệu là bước nền tảng quan trọng để doanh nghiệp quản lý, bảo mật và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả. Việc phân loại giúp xác định mức độ nhạy cảm của thông tin, từ đó áp dụng các biện pháp bảo vệ tương ứng, đảm bảo dữ liệu không bị xâm phạm hoặc thất thoát. Để có một chiến lược bảo mật dữ liệu toàn diện, việc phân loại và quản lý dữ liệu cần được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp. Hãy cùng Mstar Corp tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Phân loại dữ liệu là gì?

Phân loại dữ liệu (Data classification) có nghĩa là xác định dữ liệu theo loại, độ nhạy, nơi lưu trữ và giá trị của nó đối với công ty. Phân loại đúng dữ liệu là điều cơ bản để doanh nghiệp có thể bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khi chia sẻ với các nhân viên và đối tác. Theo báo cáo năm 2021 của IBM, chỉ ra rằng các vi phạm dữ liệu ngày nay khiến các công ty phải trả trung bình 4,24 triệu đô la cho mỗi sự cố. Khi bạn phân loại các loại dữ liệu đang được lưu trữ, bạn sẽ có thể xác định chính xác mức độ bảo mật cần thiết và đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề xâm phạm dữ liệu.

Lợi ích của việc phân loại dữ liệu

  • Xác định được các loại data có giá trị trong tổ chức, doanh nghiệp.
  • Việc phân loại rõ ràng và cụ thể các dữ liệu sẽ giúp cho việc lựa chọn các giải pháp bảo vệ dữ liệu nhanh chóng và phù hợp hơn.
  • Dữ liệu được phân loại rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức dựa vào đó để thiết lập hệ thống phân quyền truy cập cho các cá nhân, từ đó sẽ tạo ra được hiểu quả trong việc sử dụng dữ liệu.
  • Việc tiến hành phân loại thể hiện được sự chuyên nghiệp của các tổ chức. Doanh nghiệp trong việc bảo vệ tài nguyên dữ liệu có giá trị của khách hàng và chính doanh nghiệp.

Các loại Data classification phổ biến

Có 2 loại dữ liệu phổ biến hiện nay: Loại dữ liệu của quân đội, chính phủ và dữ liệu của doanh nghiệp, tổ chức

Hệ thống Data Classification của chính phủ, quân đội:

  • Tuyệt mật ( top secret)
  • Bảo mật (secret)
  • Bí mật (confidential)
  • Nhạy cảm
  • Không phân loại (Unclassified)

Hệ thống Data Classification của doanh nghiệp, tổ chức:

  • Bí mật (Confidential)
  • Riêng tư (Private)
  • Nhạy cảm (sensitive)
  • Dữ liệu công khai (publish)

Tiêu chí phân loại dữ liệu hiệu quả

  • Thời gian, thời hạn của data;
  • Tính hữu dụng của từng loại data;
  • Giá trị của dữ liệu;
  • Mức độ ảnh hưởng thiệt hại khi bị rò rỉ, mất hay bị đánh cắp;
  • Người giám sát và bảo trì dữ liệu;
  • Nơi lưu trữ và phương pháp lưu trữ;
  • Người có quyền và không có quyền đối với data.

6 bước phân loại dữ liệu hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu

Để xác định rõ mục tiêu, các doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau: – Doanh nghiệp phân loại dữ liệu để làm gì? – Cần tuân thủ theo quy định nào không? – Có các mục tiêu kinh doanh khác cần giải quyết không? (giảm thiểu rủi ro, tối ưu kho lưu trữ,…)

Bước 2: Phân loại kiểu dữ liệu

Xác định loại dữ liệu mà tổ chức tạo ra (ví dụ: danh sách khách hàng, hồ sơ tài chính,..) – Phân định dữ liệu độc quyền so với dữ liệu công khai.

Bước 3: Thiết lập các mức phân loại

Công ty cần bao nhiêu cấp độ phân loại? – Ghi chú lại từng cấp độ và cung cấp các ví dụ.

Bước 4: Xác định quy trình phân loại tự động

Xác định cách ưu tiên để quét dữ liệu – Thiết lập tần suất và tài nguyên dùng để phân loại dữ liệu tự động.

Bước 5: Xác định phân loại và tiêu chí để phân loại

Xác định các tệp dữ liệu được bảo mật cao – Thiết lập một quy trình để xem xét và các thực các kết quả được phân loại.

Bước 6: Xác định kết quả và cách sử dụng dữ liệu được phân loại

Các bước giảm thiểu rủi ro và chính sách tự động – Xác định quy trình ấp dụng phân tích cho kết quả phân loại – Thiết lập kết quả mong từ phân tích.

Bước 7: Giám sát và bảo trì

Thiết lập quy trình làm việc liên tục để phân loại dữ liệu mới hoặc dữ liệu đã cập nhật – Đánh giá lại quá trình phân loại và cập nhật nếu cần thiết.

Phân loại dữ liệu không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý mà còn là chìa khóa để xây dựng chiến lược bảo vệ dữ liệu hiệu quả. Nếu bạn đang cần một giải pháp bảo mật toàn diện, dịch vụ IT thuê ngoài M-TechCare luôn thực hiện phân tích và phân loại dữ liệu kỹ lưỡng, giúp xây dựng chiến lược bảo vệ dữ liệu đến 99% an toàn. Hãy liên hệ với M-TechCare ngay hôm nay để được tư vấn giải pháp bảo mật phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật