Network là hệ thống gồm nhiều thiết bị, phần mềm được kết nối với nhau để truyền tải thông tin, dữ liệu. Trong công nghệ thông tin, Network là 1 trong những tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong mọi quy trình quản lý, vận hành, giao tiếp của doanh nghiệp, tổ chức. Vậy Network là gì và có tầm quan trọng, ứng dụng trong thực tế như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Network là gì?
Network (mạng lưới) là thuật ngữ được sử dụng trong ngành công nghệ thông tin. Network chỉ sự liên kết giữa máy tính và các thiết bị mạng khác nhau cùng chia sẻ dữ liệu, tài nguyên, tệp và giao tiếp. Một mạng lưới có thể bao gồm máy chủ, máy tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị mạng và các thành phần khác kết nối tạo ra hệ thống hoạt động liên kết.
Mục tiêu của xây dựng mạng lưới là tạo ra môi trường cho phép truyền tải tài nguyên, thông tin giữa các thành viên một cách bảo mật, hiệu quả trong mạng. Các máy tính trên mạng có thể được liên kết thông qua đường dây điện thoại, dây cáp, sóng radio, vệ tinh hay tia hồng ngoại.
Hiện nay có 2 loại mạng phổ biến là Local Area Network (LAN), Wide Area Network (WAN). Ngoài ra còn một số loại khác như Wireless LAN (WLAN), Metropolitan Area Networks (MAN), Wireless WAN (WWAN).
Lợi ích của Network là gì?
Network mang đến cho người dùng là vô cùng quan trọng có thể kể đến như là truyền tải dữ liệu, chia sẻ tài nguyên, tích hợp hệ thống, bảo mật thông tin, tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu suất làm việc. Cụ thể:
- Truyền tải dữ liệu: Network cung cấp phương tiện để truyền tải dữ liệu từ một thiết bị đến các thiết bị khác và ngược lại. Như vậy, Network cho phép chia sẻ nhanh chóng tài liệu, thông tin, tệp tin dễ dàng.
- Chia sẻ tài nguyên: Network là phương tiện để chia sẻ tài nguyên như máy in, ứng dụng phần mềm, lưu trữ dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng. Thông qua mạng mang lại hiệu quả tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí vận hàng.
- Tích hợp hệ thống: Mạng cho phép tích hợp các hệ thống và thiết bị khác nhau, cùng làm việc và truyền tải dữ liệu một cách liên tục. Hiệu quả mang lại từ Network là tăng cường đồng bộ giữa các phần của tổ chức, góp phần nâng cao hiệu suất làm việc.
- Bảo mật thông tin: Network cung cấp các công nghệ bảo mật thông tin như hệ thống xác thực, mã hóa bảo vệ dữ liệu khỏi việc bị xâm nhập và truy cập trái phép. Sử dụng Network có thể chia sẻ thư mục dùng chung hay phân quyền theo cá nhân, chức vụ, phòng ban… Từ đó hệ thống mạng được đảm bảo an toàn, bảo mật những thông tin quan trọng.
- Tiết kiệm chi phí: Network cho phép chia sẻ dữ liệu, tài nguyên nên tiết kiệm chi phí mua và duy trì nhiều thiết bị riêng lẻ, giúp tiết kiệm chi phí quản lý hệ thống và vận hành.
- Tăng cường hiệu suất làm việc: Network cho phép chia sẻ tài nguyên, tích hợp hệ thống, truyền tải dữ liệu giúp tăng cường hiệu suất làm việc, tăng sự linh hoạt trong tổ chức.
Nhược điểm của Network
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật Network cũng tồn tại một số hạn chế:
- Rủi ro bảo mật: Ưu điểm của mạng là dễ dàng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các người dùng, nhưng đây cũng là nhược điểm vì đây cũng là điểm có thể dẫn đến sự xâm nhập. Khi mạng bị xâm nhập các phần mềm độc hại, virus vào hệ thống sẽ làm mất hoặc bị đánh cắp dữ liệu.
- Phụ thuộc hoạt động máy chủ: Khi máy chủ gặp lỗi hoặc trục trặc sẽ dẫn đến toàn bộ hệ thống mạng ngừng hoạt động.
- Vận hành phức tạp: Vận hành hệ thống mạng khá phức tạp, yêu cầu phải có kỹ thuật có chuyên môn cao thiết lập và quản lý hệ thống Network. Bên cạnh đó việc cập nhật, nâng cấp Network cũng đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật và sự chú ý cao.
- Hạn chế năng suất: Khi các nhiệm vụ được kết nối từ nhiều máy tính, thiết bị khác nhau có thể gây mất tập trung làm giảm hiệu suất công việc.
- Chi phí cao: Để xây dựng và duy trì hệ thống mạng đòi hỏi chi phí ban đầu cao và cần chi phí duy trì hàng tháng cho cấu hình phần cứng, phần mềm, quản lý và bảo trì hệ thống.
Phân loại Network
Network có thể được phân loại theo mục đích sử dụng và quy mô (số lượng máy tính và khu vực địa lý). Trên thực tế mạng chủ yếu có 5 loại như sau:
Mạng khu vực cá nhân – PAN
Personal Area Network |
Mạng cục bộ – LAN
Local Area Network |
Mạng diện rộng – WAN
Wide Area Network |
Mạng cục bộ không dây – WLAN
Wireless Local Area Network |
Mạng khu vực đô thị – MAN
Metropolitan Area Network |
– Mạng khu vực cá nhân có quy mô nhỏ, tính năng cơ bản nhất
– Mạng tạo thành từ 1 modem không dây và các thiết bị như điện thoại, máy tính, thiết bị giải trí cá nhân, máy tính bảng – Phục vụ cho mục đích sử dụng của 1 cá nhân trong một tòa nhà duy nhất – Mạng thường được sử dụng trong hệ thống của khu dân cư nhỏ hoặc văn phòng |
– Mạng cục bộ LAN nguyên bản và phổ biến nhất
– Mạng LAN kết nối thiết bị điện áp thấp và máy tính trong khoảng cách ngắn – Sử dụng trong chia sẻ thông tin và tài nguyên giữa các thiết bị – Mạng LAN sử dụng công nghệ Ethernet và wifi Ví dụ: mạng gia đình, văn phòng, trường học, bệnh viện, thư viện… |
– Mạng diện rộng WAN kết nối máy tính trên khoảng cách địa lý lớn
– Các máy tính, thiết bị sử dụng đường truyền dùng chung – Mạng WAN mở rộng ra nhiều địa điểm Ví dụ: Internet |
– Mạng cục bộ không dây WLAN hoạt động như mạng cục bộ nhưng sử dụng công nghệ wifi (mạng không dây)
– Mạng WLAN không yêu cầu sử dụng cáp vật lý – WLAN được sử dụng rộng rãi trong môi trường không dây Ví dụ: wifi |
– Mạng khu vực đô thị MAN nhỏ hơn mạng WAN nhưng lớn hơn mạng LAN
– MAN sử dụng để kết nối máy tính trên 1 khu vực đô thị – Mạng MAN sử dụng đường truyền thông tin chung Ví dụ: mạng trong thành phố, thị trấn, khu vực đô thị lớn |
So sánh sự khác nhau giữa Private Network và Public Network
Public Network và Private Network là 2 mạng có sự khác nhau như sau:
Public Network | Private Network |
Là mạng công cộng cho phép bất cứ ai cũng có thể kết nối
Ví dụ: Wifi, Internet |
Giới hạn quyền truy cập mạng, chỉ những thiết bị, hệ thống trong phạm vi giới hạn được phép truy cập vào Private Network.Quản trị viên quản lý, định cấu hình và duy trì các quyền và bảo mật mạng.
Ví dụ: Cấu hình mạng Private Network cho văn phòng, gia đình, trường học… |
Internet và Network khác nhau như thế nào?
Network và Internet là 2 thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực thông tin những thường hay bị nhầm lẫn với nhau. So sánh sự khác biệt của 2 thuật ngữ này như sau:
Internet | Network |
Là sự kết nối của 1 vài mạng | Là 1 nhóm 2 hoặc nhiều hệ thống máy tính |
Mục tiêu thu thập kiến thức và giao tiếp | Mục tiêu trao đổi dữ liệu, cộng tác giữa các đồng nghiệp |
Hệ thống toàn cầu kết nối nhiều loại thiết bị điện | Mạng liên kết hệ thống thiết bị hỗ trợ mạng và hệ thống máy tính |
Yêu cầu các thiết bị phần cứng khác nhau | Yêu cầu ít thiết bị phần cứng hơn |
Không giới hạn về địa lý, có thể truy cập từ mọi nơi trên thế giới | Phạm vi phủ sóng hạn chế trong khoảng địa lý nhất định như 1 khu vực hay 1 tòa nhà… |
Không có quản trị viên kiểm soát hệ thống | Có quản trị viên quản lý mạng |
Network được ứng dụng như thế nào vào trong đời sống?
Network được ứng dụng rộng rãi trong đời sống vào các lĩnh vực như giao tiếp hàng ngày, truy cập thông tin, mua sắm trực tuyến, giải trí, làm việc từ xa và giáo dục trực tuyến. Chi tiết:
Giao tiếp hàng ngày
Network ứng dụng trong hoạt động giao tiếp hàng ngày thông qua các hoạt động kết nối bằng email, cuộc gọi video, cuộc gọi thoại, tin nhắn và các ứng dụng trò chuyện. Nhờ đó ngay cả khi sống trong môi trường khác nhau, khoảng cách địa lý xa nhau mọi người vẫn có thể giao tiếp với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè với tốc độ nhanh, dễ dàng.
Truy cập thông tin
Network cho phép chúng ta truy cập thông tin ở khắp mọi nơi thông qua Internet. Vì vậy qua mạng bạn có thể đọc tin tức, xem video, tìm kiếm thông tin, tham gia các hoạt động trực tuyến dễ dàng.
Mua sắm trực tuyến
Network là yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử. Ngày nay chúng ta dễ dàng mua sắm các loại đồ dùng, vật dụng, phần mềm, thiết bị… qua các sàn giao dịch thương mại điện tử và giao hàng trực tiếp đến nhà. Từ đó bất kỳ ai cũng có thể tìm kiếm sản phẩm cần thiết, so sánh giá cả, mua hàng dễ dàng, tiện lợi mà không cần phải đến tận cửa hàng.
Giải trí
Network cung cấp nhiều dịch vụ giải trí như nghe nhạc, chơi game, xem phim, xem video… trực tuyến. Bạn có thể truy cập vào nội dung giải trí khắp nơi trên thế giới dù ở bất cứ đâu và giải trí một cách linh hoạt đáp ứng nhu cầu, sở thích.
Làm việc từ xa
Mạng cho phép chúng ta làm việc từ xa thông qua các công nghệ hiện đại như chia sẻ tài liệu trực tuyến, video hội nghị, các ứng dụng trên nền tảng đám mây… Nhờ đó, các hoạt động làm việc trở nên linh hoạt, chúng ta có thể liên hệ, trao đổi, tương tác với đối tác, đồng nghiệp, khách hàng từ xa thuận tiện, dễ dàng.
Giáo dục trực tuyến
Một trong những ứng dụng hữu ích của Network là giáo dục trực tuyến. Mạng cung cấp nền tảng cho giáo dục trực tuyến, cho phép người học tham gia khóa học, học trực tuyến và tiếp cận nguồn tài liệu, tư liệu học tập, giáo dục phong phú, đa dạng.
Tính năng quản lý thông minh trong Network
Network còn nổi bật với tính năng quản lý thông minh thông qua các ứng dụng quản lý thông minh, quản lý nhà thông minh, quản lý giao thông, quản lý năng lượng… Người dùng có thể sử dụng tính năng này để giám sát, điều khiển hệ thống và các thiết bị một cách khoa học, nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Mạng Wi-Fi có phải là 1 dạng Network không?
Wi-Fi (Wireless Fidelity) là công nghệ mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến trong hệ thống mạng tổng thể. Wi-Fi cho phép các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị thông minh khác kết nối internet hoặc mạng nội bộ.
Wi-Fi cũng được coi là 1 dạng Network. Wi-Fi đã tạo ra mạng không dây trong một khu vực nhất định như quán cà phê, tòa nhà, nhà riêng, văn phòng… cho phép các thiết bị giao tiếp và kết nối với nhau?
Tại sao cần sử dụng Network?
Network mang đến lợi ích cần thiết để chia sẻ dữ liệu, tập tin, tài nguyên,thông tin giữa các người dùng, các máy tính trên toàn mạng. Sử dụng Network giúp chúng ta có thể sử dụng máy tính truy cập để tận dụng thông tin lưu trữ trên các thiết bị cùng mạng, đồng thời cùng nhau làm việc để hoàn thành nhiệm vụ phức tạp.
Ví dụ: Sử dụng 1 máy tính chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu, các máy tính khác lưu trữ và chia sẻ thông tin. Sự phân tán và tận dụng tài nguyên máy tính trên Network giúp tăng cường năng suất và hiệu suất làm việc.
Ngoài ra, sử dụng Network còn mang đến nhiều lợi ích khác như:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho truyền thông và giao tiếp giữa các cá nhân trong cùng mạng
- Tạo môi trường làm việc linh hoạt và cung cấp khả năng truy cập dữ liệu từ xa
- Tăng tính bảo mật, quản lý thông tin, kiểm soát truy cập và bảo vệ dữ liệu quan trọng
Mục đích sử dụng Network là gì?
Network được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cho phép người dùng giao tiếp và truyền thông vì nhiều mục đích như học tập, nghiên cứu, giải trí, nghiên cứu… Cụ thể một số ứng dụng điển hình của Network mang đến nhiều lợi ích như:
- Điển hình 1 trong những ứng dụng quan trọng của mạng là Internet. Internet là mạng toàn cầu cung cấp cho hàng tỷ người dùng khả năng truy cập dữ liệu, thông tin, tài nguyên từ khắp mọi nơi trên thế giới thông qua ứng dụng truyền thông và trình duyệt web.
- Các công cụ tìm kiếm trực tuyến giúp người dùng tìm kiếm thông tin hiệu quả, nhanh chóng. Ví dụ: search engine
- Email cho phép gửi và nhận thư điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp văn bản, tập tin đính kèm hay hình ảnh.
- Thương mại trực tuyến cho phép giao dịch, mua sắm, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.
- Chia sẻ âm thanh, video qua Network cho phép người dùng giải trí, tận hưởng âm nhạc, phim ảnh… thuận tiện.
- Phát trực tiếp và mạng xã hội là ứng dụng của Network cho phép chia sẻ nội dung trực tiếp, tương tác xã hội tạo nên cộng đồng trực tuyến đa dạng và phong phú.
Thông qua nội dung trên đây chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu chi tiết để giải đáp thắc mắc Network là gì, tầm quan trọng, các loại mạng và ứng dụng trong thực tế. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích giúp bạn chọn lọc để sử dụng mạng phù hợp với nhu cầu của mình.