🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Định nghĩa mạng MAN là gì? Ưu điểm và hạn chế của mạng MAN

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay, chắc chắn mọi người đã không còn xa lạ với những thuật ngữ như: LAN (Mạng Cục bộ)WAN (Mạng Rộng). Ngoài hai loại mạng LAN và WAN, hiện nay còn có một loại mạng đang được sử dụng phổ biến là MAN. Vậy mạng MAN là gì? Nó có sự khác biệt gì với mạng WAN và LAN? Hãy cùng Mstar Corp tìm hiểu rõ hơn về mạng MAN qua bài viết dưới đây.

 

Mạng MAN là gì?

Mạng MAN được viết tắt của từ Metropolitan Area Network hay còn gọi là mạng đô thị, là một loại mạng dùng để kết nối các mạng LAN lại với nhau thông qua dây cáp hoặc các phương tiện truyền dẫn khác trong phạm vi rộng lớn như đô thị hoặc một trung tâm kinh tế xã hội. Đây có thể coi là nền tảng vững chắc cho việc kết nối nhiều tòa nhà, văn phòng và tổ chức trên một quy mô lớn.

Định nghĩa mạng MAN
Định nghĩa mạng MAN

 

Mạng MAN được hình thành với mục đích chính là cung cấp cho doanh nghiệp nhiều loại hình dịch vụ gia tăng. Điều này được thể hiện việc doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại hình dịch vụ cùng lúc trên cùng một đường truyền về dữ liệu, âm thanh, hình ảnh và video. Hơn nữa, mạng MAN còn cho phép người dùng triển khai và sử dụng các ứng dụng một cách đơn giản và nhanh chóng.

Mạng MAN cho phép người dùng có thể chia sẻ tài nguyên mạng như máy chủ, thiết bị lưu trữ và các dịch vụ mạng khác, từ đó nhằm tăng cường hiệu suất làm việc và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, mạng MAN còn cung cấp có người dùng khả năng mở rộng linh hoạt và cho phép thêm các địa điểm mới vào mạng một cách dễ dàng.

 

Cấu tạo và cách xây dựng mạng MAN

Mạng MAN được hình thành từ các mạng LAN kết nối lại với nhau. Hệ thống mạng MAN không bị giới hạn bởi biên giới tổ chức đơn lẻ, do đó nó cũng có thể kết hợp với nhiều mạng khác của nhiều tổ chức chứ không phải chịu sự quản lý bởi một tổ chức.

Xây dựng mạng MAN như thế nào?
Xây dựng mạng MAN như thế nào?

 

Để tạo kết nối giữa các mạng LAN, hệ thống mạng MAN hầu hết đều sẽ sử dụng cáp quang. Cáp quang có nhiều sự ưu việt về khoảng cách truyền dẫn và tốc độ truyền tải dữ liệu, do đó nó đã trở thành một lựa chọn hàng đầu cho việc xây dựng và duy trì mạng MAN hiệu quả. Để sử dụng cáp quang doanh nghiệp, tổ chức có thể thông qua việc thuê dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet khu vực tư nhân (ISP).

 

Ưu điểm và hạn chế của mạng MAN là gì?

Ưu điểm

  • Truyền dẫn đa hướng: Mạng MAN hỗ trợ gửi dữ liệu theo hai hướng cùng một thời điểm và cho phép trao đổi thông tin một cách hiệu quả giữa nhiều điểm kết nối. Phạm vi kết nối của mạng MAN rộng thường bao gồm toàn bộ một thành phố hoặc một phạm vi lớn trong thành phố.
  • Chia sẻ truy cập internet: Việc cài đặt mạng MAN cho phép người sử dụng có thể chia sẻ quyền truy cập Internet của họ với nhiều người sử dụng khác. Từ đó sẽ giúp nhiều người sử dụng cùng truy cập Internet với tốc độ cao và đồng thời tiết kiệm chi phí.
  • Bảo mật cao: Mạng MAN cung cấp mức độ bảo mật cao và toàn diện hơn so với mạng LAN, do đó mạng MAN sẽ đảm bảo tính an toàn của dữ liệu và thông tin quan trọng trong quá trình truyền tải.
  • Tối ưu hóa băng thông: Mạng MAN có khả năng tối đa hóa lưu lượng trên băng thông hạ tầng mạng viễn thông và CNTT, giúp đa dạng hóa dịch vụ và tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ, đồng thời mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà cung cấp dịch vụ.
  • Tích hợp đa tổ chức: Mạng MAN có khả năng kết hợp nhiều mạng từ nhiều tổ chức khác nhau và không bị quản lý bởi một tổ chức, tạo nên một môi trường kết nối phức tạp và đa dạng.
  • Chi phí triển khai hợp lý: Mạng MAN thường yêu cầu ít tài nguyên hơn so với mạng WAN. Do đó, chi phí triển khai và xây dựng hệ thống mạng MAN sẽ được giảm thiểu, giúp doanh nghiệp và tổ chức tiết kiệm nguồn lực trong quá trình triển khai.

Hạn chế

  • Chi phí đầu tư cao: So với mạng LAN thì việc thiết lập và triển khai mạng MAN đòi hỏi một khoản đầu tư khá lớn. Vì vậy, việc đầu tư ban đầu cho việc xây dựng mạng MAN có thể là một thách thức về tài chính cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp.
  • Tiêu tốn thời gian và công sức: Xây dựng hệ thống mạng MAN đòi hỏi thời gian và công sức đáng kể để triển khai một cách hiệu quả. Do đó, việc xây dựng mạng MAN cần phải có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và lành nghề để thực hiện. Điều này có thể tạo ra áp lực lớn cho tổ chức hoặc doanh nghiệp về nguồn lực và nhân lực.
  • Quản trị phức tạp: So với mạng LAN thì mạng MAN có cách thức quản trị hệ thống phức tạp và rắc rối hơn bởi mạng MAN bao gồm nhiều cục bộ. Việc theo dõi và bảo trì từng phần của mạng MAN cũng đòi hỏi phải là người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao, đặc biệt trong việc cần tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo tính khả dụng.
  • Mức băng thông trung bình: Mạng MAN thường cung cấp mức băng thông trung bình so với mạng WAN dẫn đến việc mạng MAN có khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ trung bình hơn. Đây chính là một hạn chế đối với các ứng dụng đòi hỏi băng thông cao và hiệu suất tối đa.

 

Đối tượng sử dựng và các ứng dụng của mạng MAN

Đối tượng chính sử dụng mạng MAN đó là các doanh nghiệp, tổ chức có nhiều chi nhánh hoặc có nhiều bộ phận kết nối với nhau. Mạng MAN cho phép người người sử dụng trao đổi dữ liệu và thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó giúp tối ưu hóa quá trình làm việc và quản lý của các doanh nghiệp/ tổ chức.

Ứng dụng của mạng MAN là gì?
Ứng dụng của mạng MAN là gì?

 

Mạng MAN ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu ngày càng cao giữa mạng nội bộ với mạng bên ngoài của người sử dụng. Hiện nay mạng MAN được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong cuộc sống:

  • Ứng dụng trong việc xây dựng mạng dữ liệu tốc độ cao cho các thành phố và thị trấn.
  • Ứng dụng trong việc kết nối các mạng Access khác nhau như là LAN/WLAN, CATV, xDSL, 2G/3G… và với mạng Core.
  • Ứng dụng trong lĩnh vực truyền hình cáp kỹ thuật số, mạng MAN đem đến cho người sử dụng chất lượng về hình ảnh và âm thanh tốt hơn.
  • Ứng dụng dùng trong nhiều lĩnh vực công cộng như là các cơ quan chính phủ, khuôn viên trường học, sân bay, bệnh viện (liên lạc giữa bác sĩ, văn phòng thí nghiệm, nghiên cứu), thư viện công cộng,…và nhiều nơi khác nhằm cung cấp khả năng kết nối hiệu quả giữa các bộ phận, từ đó giúp cải thiện khả năng quản lý và phục vụ cộng đồng một cách tốt hơn.

Những ứng dụng này của mạng MAN mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức và sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam.

 

So sánh mạng MAN, mạng WAN và mạng LAN

Sự khác nhau giữa mạng MAN, mạng WAN và mạng LAN
Sự khác nhau giữa mạng MAN, mạng WAN và mạng LAN

 

Mỗi loại hình mạng khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, sau đây là bảng so sánh giữa mạng MAN, mạng WAN và mạng LAN sẽ giúp mọi người thấy rõ đặc điểm của từng loại:

Mạng MAN Mạng WAN Mạng LAN
Tên đầy đủ Mạng đô thị được viết tắt của từ Metropolitan Area Network Mạng diện rộng được viết tắt của từ Wide Area Network Mạng cục bộ được viết tắt của từ Local Area Network
Phạm vi chia sẻ kết nối Phạm vị rộng và khoảng 50km Phạm vi rộng nhất và không giới hạn Phạm vi hẹp
Tốc độ đường truyền dữ liệu có tốc độ lớn hơn LAN và nhỏ hơn WAN Có tốc độ 256Kbps – 2Mbps Có tốc độ nhanh hơn: 10Mbps – 100Mbps
Tốc độ băng thông Trung bình Thấp nhất Lớn nhất
Cấu trúc liên kết cấu trúc DQDB ATM, Frame Relay, Sonnet Đường truyền và vòng cấu trúc
Cách thức quản trị hệ thống mạng Phức tạp và rắc rối Phức tạp và rắc rối Đơn giản
Các thiết bị truyền dữ liệu Dây cáp và các phương tiện truyền dẫn Vệ tinh, sợi quang, vi sóng Wifi (không dây), dây cáp Ethernet
Mức độ nghẽn mạng Ít nhiễu và lỗi hơn mạng WAN Phức tạp, khó sửa chữa Ít xảy ra, dễ dàng sửa chữa hơn
Không gian truy cập Riêng tư hoặc chung Riêng tư hoặc chung Riêng tư
Chi phí Cao hơn mạng LAN Cao Thấp
Khả năng hoạt động khi gặp sự cố Kém hơn mạng LAN Kém Tốt

 

Một số mạng máy tính khác (PAN, SAN, CAN, HAN, EPN, VPN)

Bên cạnh bộ 3 mô hình mạng được sử dụng phổ biến như là WAN, MAN và LAN thì trên thị trường còn rất nhiều loại mạng được áp dụng để truyền tải dữ liệu. Bạn có thể tham khảo một số mạng máy tính khác dưới đây:

  • PAN được viết tắt của từ Personal Area Network, hay còn gọi là mạng cá nhân được thiết kế để kết nối các thiết bị điện tử cá nhân của người dùng như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy nghe nhạc, bàn phím không dây hoặc các thiết bị khác trong một phạm vi gần như riêng tư.
  • SAN hay còn gọi là mạng lưu trữ, được thiết kế đặc biệt để quản lý và kết nối tài nguyên lưu trữ và dữ liệu giữa các thiết bị trong một hệ thống mạng. Mạng SAN có khả năng tổ chức tập trung lưu trữ dữ liệu trên một hệ thống mạng độc lập, cho phép các máy chủ và thiết bị lưu trữ kết nối với dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • CAN được viết tắt của từ Controller Area Network, đây là một giao thức truyền thông nối tiếp đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp và hệ thống điều khiển thời gian thực. Mạng CAN được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt và đòi hỏi tính ổn định trong việc truyền tải thông tin, do đó nó được lựa chọn ứng dụng vào thời gian thực như trong ô tô, hệ thống điều khiển công nghiệp và thiết bị y tế.
  • HAN được viết tắt của từ Home Area Network, hay còn gọi là mạng gia đình, được thiết kế để cung cấp khả năng giao tiếp giữa các thiết bị thông minh trong gia đình, tạo nên môi trường sống thông minh và hiệu quả hơn. Các thiết bị tham gia hệ thống mạng HAN có khả năng tương tác với nhau, chia sẻ thông tin và thực hiện các chức năng khác nhau.
  • ENP được viết tắt của từ Ethernet Private Network, hay còn gọi là mạng riêng của doanh nghiệp hoạt động dựa trên tiêu chuẩn Ethernet 802.3, mang đến những lợi ích đáng kể cho việc kết nối và quản lý mạng trong môi trường doanh nghiệp. EPN có khả năng hỗ trợ tốc độ 1.23 Gbit/s cho cả hướng hạ lưu và ngược lại đồng thời phép các thành viên trong doanh nghiệp đều có thể truyền dữ liệu một cách hiệu quả và bảo mật trong mạng nội bộ.
  • VPN hay còn gọi là mạng riêng ảo, được thiết kế để tạo mạng riêng ảo và an toàn. VPN cho phép người dùng kết nối vào mạng một cách an toàn và riêng tư ngay cả khi họ tham gia vào mạng cộng đồng hoặc truy cập thông tin từ xa. Từ đó, bảo vệ thông tin cá nhân và doanh nghiệp trước các mối đe dọa trực tuyến.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về mạng MAN cũng như tầm quan trọng của mạng MAN trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật