🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Broadcast: định nghĩa, cách xác định, kiểm tra và phân biệt địa chỉ Broadcast

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Địa chỉ Broadcast là một địa chỉ IP đặc biệt được sử dụng để gửi các gói tin tới tất cả các máy trong cùng một dải mạng. Trong bài viết hôm nay Mstar Corp sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến broadcast, cách xác định địa chỉ broadcast, cách kiểm tra địa chỉ broadcast và những ứng dụng cụ thể của broadcast vào thực tế. Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết sau đây.

 

Địa chỉ Broadcast là gì?

Định nghĩa địa chỉ Broadcast
Định nghĩa địa chỉ Broadcast

 

Trong thực tế, broadcast mang trong mình nhiều ý nghĩa và ứng khác nhau. Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin broadcast là một khái niệm được sử dụng trong mạng máy tính và hệ thống. Địa chỉ broadcast được biết đến là địa chỉ IP đặc biệt, được dùng để gửi các thiết bị máy tính trong cùng một mạng có cùng một dải mạng.

Ngoài ra, broadcast cũng được dùng để thực hiện các tác vụ khác trong một hệ thống mạng. Broadcast có thể được dùng để tìm kiếm các thiết bị trong mạng hoặc cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho các máy.

 

Ví dụ về địa chỉ broadcast

  • Giao thức phân giải địa chỉ (ARP) sử dụng tin nhắn quảng bá để yêu cầu địa chỉ MAC của thiết bị trên mạng. Tin nhắn quảng bá có thể gửi cập nhật cấu hình tới tất cả các thiết bị trên mạng.
  • Quản trị viên mạng có thể phát một tin nhắn tới tất cả các thiết bị trên mạng để thông báo cho họ về sự thay đổi trong cài đặt mạng. Tin nhắn quảng bá có thể được sử dụng để khắc phục sự cố mạng.
  • Phát một tin nhắn có thể giúp kiểm tra các sự cố kết nối trên mạng.
  • Nếu một máy tính có địa chỉ 192.168.1.10 đi kèm với dải mạng 255.255.255.0, thì máy tính này sẽ có địa chỉ broadcast là 192.168.1.255. Do đó, khi mô tệp tin được gửi đi hoặc đến địa chỉ broadcast sẽ được chuyển tiếp đến các máy có cùng dải mạng.

 

Địa chỉ Broadcast có điểm nào đặc biệt?

Hầu hết các mạng đều có một địa chỉ broadcast riêng, địa chỉ này cho phép các thiết bị dễ dàng kết nối sử dụng để gửi các chương trình bất kỳ. Các chương trình phát sóng này sẽ bao gồm các thông tin và dịch vụ được truyền từ thiết bị này sang thiết bị khác mà không cần biết địa chỉ IP cụ thể.

Thêm vào đó, các bộ định tuyến trong mạng cục bộ cũng cần sử dụng địa chỉ broadcast IP để gửi các gói HELLO đến các điểm cuối. Một số bộ định tuyến và bộ chuyển mạch có nhiệm vụ duy trình kết nối mạng và phát triển các thiết bị lân cận.

Broadcast còn được biết đến là một kết nối đa nhiệm trong hệ thống mạng giúp kết nối, tiếp cận tất cả các nút mà không cần biết địa chỉ IP của người nhận. Chính tính năng này, broadcast đã thành phương thức kết nối chủ yếu trong cùng một hệ thống mạng.

 

Phân biệt địa chỉ Broadcast, địa chỉ Multicast và địa chỉ Unicast

Tính năng Unicast Broadcast Multicast
Cách thức truyền gói tin Dữ liệu trong quá trình truyền tải chỉ được gửi đến một địa chỉ IP duy nhất Dữ liệu được gửi cho toàn bộ người dùng trong cùng một mạng Dữ liệu sẽ được gửi đến một nhóm cụ thể trong cùng mạng
Bảo mật So với hai địa chỉ còn lại, khả năng bảo mật của Unicast an toàn hơn vì dữ liệu chỉ được gửi đến một địa chỉ IP duy nhất. Mức độ bảo mật chỉ ở mức trung bình, vì dữ liệu được gửi đến tất cả các thiết bị trong mạng. Mức bảo mật của Multicast ở mức trung bình, lý do là vì dữ liệu được gửi đến một nhóm thiết bị cụ thể trong mạng.

 

Cách xác định địa chỉ Broadcast

Hướng dẫn xác định địa chỉ Broadcast
Hướng dẫn xác định địa chỉ Broadcast

 

Đúng với mặc định, mỗi địa chỉ IP sẽ bao gồm bốn số thập phân, còn được gọi là các bộ tám. Các số này sẽ được phân tách bằng dấu chấm và mỗi octet sẽ chứa 8 bit. Đây là lý do vì sao các địa chỉ IPv4 có độ dài mặc định là 32 bit.

Mỗi octet có thể đại diện cho một số từ 0 đến 255 và địa chỉ broadcast luôn được xác định ở phần cuối cùng của địa chỉ trên máy chủ. Do đó, nếu tất cả các bit của phần máy chủ đều là 1 theo hệ nhị phân, thì đây là địa chỉ broadcast. Ngược lại, nếu các bit của phần máy chỉ đều là 0, thì đó là địa chỉ của mạng con.

Ví dụ: Trong địa chỉ Broadcast, thành phần riêng lẻ của địa chỉ IP có thể là 192.128.64.7/24. Trong đó, 192.128.64.7 là địa chỉ IP và hậu tố “/24” biểu thị mặt nạ mạng con 255.255.255.0.

 

Kiểm tra địa chỉ Broadcast bằng cách nào?

Cách kiểm tra địa chỉ Broadcast

 

Để tiến hành kiểm tra địa chỉ broadcast, người dùng cần sử dụng hệ điều hành tương thích với các ứng dụng trong dòng lệnh gốc và các chương trình mạng ipconfig của Windows hoặc “ifconfig”, “ip” của Linux/macOS.

 

Đối với hệ điều hành Windows

Đối với hệ điều hành Windows, người dùng thực hiện kiểm tra theo 2 bước sau đây:

  • Bước 1: Nhấn tổ hợp [Windows] + [R] và điền từ khóa “cmd” vào ô để khởi động dấu nhắc lệnh.
Bước 1 khởi động dấu nhắc lệnh
Bước 1 khởi động dấu nhắc lệnh

 

  • Bước 2: Người dùng thực hiện nhập dòng lệnh CMD “ipconfig / all” ngay trên thanh công cụ dòng lệnh để kiểm tra các dữ liệu quan trọng trong mạng cục bộ. Bạn chỉ cần chú ý đến hai dòng thông tin chính là IPv4 Address và Subnet Mask.
Bước 2 nhập dòng lệnh cmd
Bước 2 nhập dòng lệnh cmd

 

  • Bước 3: Người dùng thực hiện thao tác đổi IP và Subnet Mask đã có được từ bước 2 nhập sang dạng nhị phân. Tại đây bạn đặt 2 kết quả IP1 và SM1 như sau:
    • IP: 192.168.178.30 => IP1: 11000000.10101000.10110010.00011110
    • SM: 255.255.255.0 => SM1: 11111111.11111111.11111111.00000000
Bước 3 nhập lệnh ifconfig
Bước 3 nhập lệnh ifconfig

 

  • Bước 4: Thực hiện đảo các bit của SM1 người dùng sẽ có kết quả của SM2: 00000000.00000000.00000000.11111111
  • Bước 5: Sử dụng phép toán OR giữa IP1 và SM2 để xác định được địa chỉ broadcast như sau:
    • IP1: 11000000.10101000.10110010.00011110
    • SM2: 00000000.00000000.00000000.11111111
    • Bitwise OR ———————————————— ———-
    • Broadcast Address: 11000000.10101000.10110010.11111111

Như vậy, địa chỉ broadcast sẽ là: 192.168.178.255. Kết quả là bạn sẽ nhận được một số lời nhắc hiển thị IP và mặt nạ mạng con của thiết bị, giúp người dùng lấy IP broadcast dễ dàng.

Ví dụ: Địa chỉ IP là 192.168.2.34 và mặt nạ mạng con sẽ là 255.255.255.0, địa chỉ quảng bá là 192.168.2.255.

 

Đối với hệ điều hành Ubuntu

Để kiểm tra địa chỉ IP đối với hệ điều hành Ubuntu, bạn thực hiện theo 3 bước sau đây:

  • Bước 1: Người dùng mở Menu “Show applications”.
  • Bước 2: Thực hiện thao tác tìm kiếm “Terminal” và nhấn chọn để khởi động ứng dụng.
  • Bước 3: Nhập lệnh “ifconfig”.

Kết quả sẽ hiển thị cụ thể tại vị trí dòng thứ hai, Ubuntu đã cho ra 3 giá trị khác nhau, cụ thể:

  • inet 172.18.166.193 chính là địa chỉ Internet của thiết bị hiện tại.
  • netmask 255.255.250.0 chính là mặt nạ mạng con của mạng cục bộ.
  • broadcast 172.18.175.255 chính là địa chỉ Broadcast của mạng cục bộ.

 

Ứng dụng Broadcast vào thực tế như thế nào?

Ứng dụng Broadcast vào thực tế
Ứng dụng Broadcast vào thực tế

 

Broadcast được áp dụng trong mạng máy tính và một số tình huống khác khi chưa xác định được địa chỉ IP của máy nhận. Kỹ thuật broadcast thường được sử dụng ở các tầng mạng trong mô hình OSI. Ví dụ, ba giao thức ARP, DHCP và một giao thức khác là Wake on LAN thường sử dụng kỹ thuật này.

Bên cạnh đó, broadcast cũng được sử dụng trong các trò chơi máy tính kết nối với mạng internet. Broadcast giúp người dùng tìm danh sách tất cả các trò chơi có sẵn trong mạng nội bộ mà họ có thể tham gia và sử dụng.

Nhờ sử dụng broadcast, các trò chơi máy tính kết nối mạng internet có thể hiển thị danh sách tất cả các trò chơi hiện có, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn trò chơi yêu thích.

Giao thức truyền thông SMB cũng có thể sử dụng broadcast để tìm kiếm các nguồn tài nguyên được chia sẻ trên mạng nội bộ, định dạng chúng như các tệp tin trên máy tính hoặc máy in.

Như vậy, bài viết trên của Mstar Corp đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến broadcast, qua đó giúp bạn dễ dàng xác định được địa chỉ broadcast và biết cách kiểm tra broadcast trên hệ điều hành Windows hoặc Ubuntu, cũng như các ứng dụng của địa chỉ này trong quá trình sử dụng.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật