🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Giải pháp thay thế File Server truyền thống, Cloud Storage bằng NAS Synology

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các văn phòng và doanh nghiệp cần một giải pháp lưu trữ dữ liệu hiệu quả và an toàn. Trước đây, File Server truyền thống là lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, giải pháp này thường đi kèm chi phí cao và yêu cầu đội ngũ IT giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao để xây dựng và vận hành hiệu quả. Hệ thống NAS Synology đã trở thành giải pháp thay thế tối ưu. Hãy cùng Mstar Corp khám phá giải pháp thay thế File Server truyền thống bằng NAS Synology trong bài viết dưới đây.

File Server là gì?

File Server, hay còn gọi là máy chủ tập tin, là một hệ thống chuyên dụng để lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu với các máy tính khác trong cùng mạng. Người dùng có thể upload tập tin, chia sẻ dữ liệu và phân quyền truy cập cho các thành viên khác trong doanh nghiệp. Đây là một giải pháp phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, trường học và các cơ quan chính phủ nhằm quản lý và bảo vệ hiệu quả các dữ liệu quan trọng.

Các máy chủ tập tin có thể được truy cập thông qua một số phương pháp khác nhau như:

  • FTP: File Transfer Protocol;
  • HTTP: Hypertext Tranfer Protocol;
  • SMB: Server Message Block / CIFC – Common In File System (thường sử dụng cho UNIX);
  • NFS: Network File System (thường sử dụng cho UNIX).

File Server là gì?

File Server là gì? (Nguồn: Internet)

Hạn chế của File Server truyền thống

  • Phải có đội ngũ IT chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để xây dựng, duy trì vận hành và quản lý hệ thống hiệu quả. Nếu thiếu sự quản lý chuyên nghiệp, hệ thống có thể xảy ra sự cố làm mất dữ liệu quan trọng.
  • Thách thức trong việc tích hợp với các hệ thống siêu dữ liệu phức tạp. Đồng thời, thao tác với dữ liệu trên File Server truyền thống có thể trở nên phức tạp và khó khăn đối với một số người dùng không có chuyên môn công nghệ, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả công việc.
  • Khi quy mô của doanh nghiệp mở rộng, việc nâng cấp và quản lý công suất của File Server truyền thống cần có kế hoạch mở rộng cẩn thận để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong quá trình thực hiện. Điều này có thể gây tốn kém và quy trình phức tạp, tạo gánh nặng cho đội ngũ IT nội bộ và ngân sách của doanh nghiệp.

So sánh NAS Synology và File Server truyền thống

So sánh chi phí

So sánh NAS Synology và File Server truyền thống So sánh chi phí

Với chi phí chỉ bằng 1/4 so với chi phí của File Server truyền thống, doanh nghiệp đã có thể sở hữu NAS Synology. Điều này giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể tối ưu hóa hiệu suất mà không phải lo lắng về chi phí đầu tư hay duy trì quá cao.

So sánh tính năng

Nội dung NAS Synology File Server truyền thống
Khả năng phân quyền
Lưu trữ dữ liệu tập trung
Chi phí khôi phục (nếu xảy ra thảm họa) Miễn phí Chi phí cao
Chi phí đầu tư Đầu tư phần cứng Đầu tư phần cứng + Giấy phép (License) + Giấy phép ứng dụng
Chi phí bảo trì/ bảo dưỡng Thấp Cao
Mở rộng dung lượng Dễ Dễ
Quản lý Dễ Khó, yêu cầu nhân viên quản trị hệ thống phải có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm
Bảo mật Cao Cao

Tương tự File Server truyền thống, các hệ thống lưu trữ NAS hiện nay đều tương thích với các giao thức mạng phổ biến như AFP, FTP, NFS, SMB, WebDAV và HTTP, giúp nhân viên dễ dàng truy cập vào dữ liệu được lưu trên NAS mọi lúc, mọi nơi và từ bất kỳ thiết bị nào.

Bên cạnh khả năng lưu trữ cục bộ, NAS còn hỗ trợ sao lưu và đồng bộ dữ liệu trên nhiều thiết bị khác nhau. Đồng thời, thiết bị cũng tích hợp với các giải pháp lưu trữ đám mây công cộng (public cloud) như Dropbox, Google Drive, OneDrive, Amazon S3,… cho phép người dùng quản lý và chia sẻ dữ liệu hiệu quả.

Việc mở rộng dung lượng lưu trữ hoặc nâng cấp băng thông truyền tải trên các thiết bị NAS cũng rất dễ dàng và linh hoạt, đáp ứng tốt nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng của doanh nghiệp.

Cloud Storage là gì?

Cloud Storage (còn gọi là lưu trữ đám mây) là mô hình điện toán đám mây lưu trữ dữ liệu, cho phép người dùng lưu trữ, quản lý, sắp xếp, chia sẻ và sao lưu dữ liệu trên Internet thông qua một nhà cung cấp điện toán đám mây. Theo đó, người dùng có thể truy cập dữ liệu từ xa thông qua INternet một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Hạn chế của Cloud Storage

  • Rủi ro bảo mật: Dịch vụ đám mây bạn thường là public cloud, được thiết kế để phục vụ nhiều người dùng cùng lúc. Việc này làm cho hệ thống trở nên dễ bị tấn công, dẫn đến rủi ro bị rò rỉ hoặc thất thoát dữ liệu. Vì thế, một số ngành nghề nhất định như y tế, tài chính,… sẽ dễ gặp rủi ro pháp lý khi sử dụng hình thức lưu trữ này.
  • Phí duy trì thường niên: Lưu trữ đám mây được định giá dựa trên dung lượng và thời gian duy trì (thường là theo tháng). Vì thế, doanh nghiệp phải tính toán được tổng chi phí sở hữu, bao gồm chi phí duy trì.
  • Phụ thuộc vào đường truyền mạng: Người dùng truy cập và truyền dữ liệu trên Cloud Storage thông qua Internet. Vì thế, bất kỳ sự gián đoạn nào trong đường truyền mạng cũng có thể cản trở việc truy cập và đồng bộ dữ liệu.

So sánh NAS Synology và Cloud Storage

Tiêu chí NAS Synology Cloud Storage
Chi phí – Tốn chi phí đầu tư ban đầu.

– Không tốn phí duy trì định kỳ

Chi phí đầu tư ban đầu sẽ tốn kém nhiều nhưng về lâu dài sẽ rất tiết kiệm

– Tốn chi phí định kỳ (hàng tháng, hàng năm)

– Dung lượng lưu trữ càng lớn thì chi phí duy trì càng cao

Tốc độ truy cập Nhanh hơn, do truy cập qua mạng cục bộ Phụ thuộc vào tốc độ và độ trễ của Internet
Bảo mật An toàn và bảo mật Tương đối an toàn, tuy nhiên dữ liệu của bạn vẫn có thể bị đánh cắp bởi bên quản trị.
Vị trí lưu dữ liệu Lưu trực tiếp trên ổ cứng Lưu trên máy chủ của nhà cung cấp
Cài đặt Phải kết nối NAS với mạng Internet, thực hiện cài đặt theo hướng dẫn Chỉ cần đăng ký và đăng nhập
Quyền kiểm soát dữ liệu 100% quyền sở hữu và kiểm soát dữ liệu Phụ thuộc vào nhà cung cấp

Giải pháp thay thế File Server truyền thống, Cloud Storage bằng NAS Synology

NAS Synology là gì?

NAS Synology là thiết bị lưu trữ dữ liệu hiệu suất cao, được sản xuất và phát triển bởi Synology. Thiết bị có khả năng sao lưu và đồng bộ linh hoạt trên nhiều hệ thống, giúp đơn giản hóa quy trình làm việc cho nhân viên và đội ngũ IT. Đồng thời, NAS Synology cho phép truy cập dữ liệu từ nhiều nền tảng khác nhau và quản lý tập trung dữ liệu, mang lại hiệu quả tối ưu cho công việc.

Giải pháp thay thế File Server truyền thống bằng NAS Synology

NAS Synology là gì?

Tại sao NAS Synology là giải pháp thay thế File Server truyền thống, Cloud Storage?

Tối ưu chi phí trong dài hạn

So với dịch vụ lưu trữ đám mây, NAS Synology mang đến giải pháp lưu trữ có dung lượng lớn và tối ưu chi phí trong dài hạn. Bạn chỉ cần đầu tư một lần cho thiết bị NAS và ổ cứng gắn kèm là có thể lưu trữ dữ liệu mà không cần trả phí hàng tháng.

Dễ dàng quản lý

Không giống như File Server truyền thống đòi hỏi đội ngũ IT có kinh nghiệm để duy trì và vận hành hệ thống, NAS Synology được thiết kế với giao diện quản lý trực quan và thân thiện. Nhờ đó, kể cả người dùng không có kiến thức chuyên sâu về công nghệ vẫn có thể thiết lập và quản lý hệ thống. Bên cạnh đó, với vai trò là Synology Service Provider hàng đầu Việt Nam, Mstar Corp đã xây dựng Gói 9 bước hướng dẫn cài đặt NAS Synology cơ bản cho khách hàng mua combo NAS Synology và ổ cứng bất kỳ. Đồng thời, chúng tôi còn xây dựng các video hướng dẫn kỹ thuật chi tiết cho người dùng.

>> Xem video về NAS Synology tại đây.

Tích hợp linh hoạt

NAS Synology hỗ trợ nhiều giao thức mạng thông dụng như AFP, FTP, NFS, SMB, WebDAV, HTTP, giúp thiết bị dễ dàng tích hợp với các hệ thống dữ liệu phức tạp, giúp người dùng dễ dàng thao tác với dữ liệu. Đồng thời, cải thiện khả năng kết nối và tương thích với các ứng dụng, dịch vụ khác mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Dung lượng linh hoạt

NAS Synology cung cấp nhiều thiết bị NAS, đáp ứng nhu cầu dung lượng khác nhau của các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ đến Tập đoàn. Để đáp ứng nhu cầu lưu trữ ngày càng tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Synology cũng cung cấp các thiết bị mở rộng NAS, giúp doanh nghiệp  mở rộng linh hoạt dung lượng lưu trữ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng dung lượng lưu trữ bằng cách thêm ổ cứng mới hoặc sử dụng các thiết bị mở rộng lưu trữ mà không cần phải lập kế hoạch mở rộng quá phức tạp.

Giải pháp thay thế File Server truyền thống bằng NAS Synology

Tại sao NAS Synology là giải pháp thay thế File Server truyền thống? – Dung lượng linh hoạt

Tính năng bảo mật và sao lưu dữ liệu mạnh mẽ

NAS Synology cung cấp các cơ chế bảo mật toàn diện:

  • Dữ liệu được truyền tải giữa các hệ thống NAS được bảo vệ với công nghệ mã hóa xác thực theo tiêu chuẩn FIPS 140-2.
  • Toàn bộ dữ liệu trên ổ đĩa hệ thống NAS Synology, bao gồm LUN, thư mục chia sẻ và cấu hình hệ thống NAS, được mã hóa an toàn với chuẩn AES-NI cấp doanh nghiệp, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu trước các rủi ro xâm nhập trái phép hoặc phần cứng bị đánh cắp.

Bên cạnh đó, thay vì chỉ lưu trữ cục bộ trên máy chủ vật lý, NAS Synology còn cung cấp cơ chế lưu trữ lai (Hybrid Storage) bằng cách kết hợp lưu trữ cục bộ và đám mây lưu trữ. Điều này giúp nâng cao khả năng khôi phục dữ liệu và cho phép nhân viên truy cập dễ dàng, nhanh chóng và giảm chi phí lưu trữ.

Để đảm bảo hệ thống lưu trữ hoạt động hiệu quả và ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ Synology High Availability (SHA) để liên kết nhiều máy chủ NAS thành một cụm máy chủ có tính dự phòng cao. Lúc này, dữ liệu và cấu hình hệ thống sẽ được đồng bộ và sao lưu an toàn, cho phép chuyển đổi dự phòng linh hoạt nếu máy chủ NAS chính gặp sự cố.

Đồng bộ dữ liệu giữa các chi nhánh

Với cơ chế ShareSync, NAS Synology cho phép đồng bộ dữ liệu nhanh chóng giữa các hệ thống Synology được đặt ở các vị trí địa lý khác nhau. Điều này giúp công ty có nhiều chi nhánh dễ dàng chia sẻ dữ liệu thông qua Hybrid Share, cho phép truyền và đồng bộ dữ liệu với tốc độ cao và ổn định.

Đồng bộ dữ liệu giữa các chi nhánh

Tại sao NAS Synology là giải pháp thay thế File Server truyền thống? – Đồng bộ dữ liệu giữa các chi nhánh (Nguồn: Internet)

Kết luận

Giải pháp thay thế File Server truyền thống bằng NAS Synology giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất làm việc và giảm thiểu chi phí đình kỳ, nâng cao tính bảo mật dữ liệu. NAS Synology mang đến nhiều lợi ích vượt trội như khả năng quản lý dễ dàng, tích hợp linh hoạt với các hệ thống phức tạp và mở rộng lưu trữ một cách linh hoạt.

Mstar Corp – nhà phân phối NAS Synology hàng đầu Việt Nam, đã triển khai thành công giải pháp lưu trữ trên NAS Synology cho nhiều doanh nghiệp, từ các công ty nhỏ đến các Tập đoàn lớn. Vì thế, chúng tôi am hiểu khó khăn mà các doanh nghiệp đang  gặp phải để xây dựng và triển khai giải pháp lưu trữ khả thi, hiệu quả và tối ưu chi phí. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết về giải pháp NAS Synology, hãy liên hệ ngay với Mstar Corp để được hỗ trợ tốt nhất.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật