Thiết bị mạng là những thiết bị quen thuộc, gần gũi với đời sống của chúng ta. Giúp bạn có thể truy cập kho dữ liệu khổng lồ, qua đó giúp bạn tìm tòi và khám phá trên mạng xã hội một cách dễ dàng, hiệu quả. Vậy thiết bị mạng là gì? Chức năng và vai trò như thế nào? Có những loại thiết bị mạng cơ bản nào? Những tiêu chí lựa giúp bạn chọn được thiết bị mạng phù hợp.
Tất cả những thắc mắc này sẽ được Mstar Corp chia sẻ đến bạn trong bài viết sau đây. Theo dõi ngay để có được thông tin hữu ích trong quá trình tìm hiểu nhé!
Thiết bị mạng là gì?
Thiết bị mạng là gì? Thiết bị mạng bao gồm các tập hợp các thiết bị với nhau, có vai trò trong việc kết nối với một hoặc nhiều mạng máy tính nội bộ. Một trong những chức năng của hệ thống này là kết nối được với nhiều dây cáp mạng (Segment) với nhau. Tuy nhiên, số lượng kết nối tùy thuộc vào số lượng cổng trên thiết bị và những thiết bị sử dụng trong mạng đó.
Ngoài ra, thiết bị mạng còn có khả năng kết nối với thiết bị đầu cuối của máy tính với nhau. Thông thường các thiết bị mạng được sử dụng nhiều hiện nay bao gồm: Repeater, Firewall, Bridge, Switch, Hub, Router và Gateway.
Chức năng, vai trò của thiết bị mạng là gì?
Chức năng chính của thiết bị mạng là kết nối với các thiết bị đầu cuối nhằm đảm bảo sự ổn định trong quá trình sử dụng, tránh tình trạng nhiễu sóng, chập chờn,… Bên cạnh đó, phạm vi tải mạng rất rộng, dễ dàng kết nối bất cứ khi nào.
Trong quá trình sử dụng, người dùng có thể quản lý được số lượng người kết nối internet, bản thân thiết bị mạng cũng có thể kết nối với nhiều thiết bị khác nhau, phục vụ cho nhu cầu của người dùng.
Thông qua những chức năng trên có thể thấy, thiết bị mạng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu khi lắp đặt mạng LAN cho công ty, văn phòng, trường học, tòa nhà, cơ quan, tổ chức,…
Nhờ thiết bị mạng mà các thiết bị đầu cuối như máy in, máy tính, điện thoại, laptop, PC,… có thể kết nối dễ dàng, thuận tiện trong việc trao đổi thông tin.
Một số thiết bị mạng phổ biến
Để các luồng dữ liệu truyền tải qua lại dễ dàng, bạn cần sử dụng các thiết bị liên kết đặc biệt, còn được gọi là thiết bị mạng. Một số thiết bị mạng thông dụng được sử dụng rộng rãi mà bạn có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày như: Hub, Router, Switch, Access point…
Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể thực hiện liên kết thông qua các thiết bị phù hợp cho từng loại kết nối như: bộ lặp (repeater), router, gateway hoặc cầu nối (bridge). Các thiết bị này có nhiệm vụ là hoạt động dựa trên mô hình OSI.
Card mạng
Card mạng (Network Interface Card) là một bảng mạch cho phép các máy tính giao tiếp qua internet. Các máy tính có thể kết nối với nhau qua mạng thông qua các cổng trên bo mạch chủ của máy tính để bàn tạo thành kết nối LAN.
Card mạng có các chức năng sau:
- Truyền và nhận dữ liệu giữa các máy tính, đồng thời kiểm soát và thống kê thông tin dữ liệu truyền đi. Khi dữ liệu được đưa lên internet hoặc khi tìm kiếm thông tin, dữ liệu sẽ được chuyển từ dạng byte và bit sang tín hiệu điện, sau đó truyền qua dây cáp đến máy tính của bạn.
- Mỗi card mạng có một địa chỉ MAC duy nhất gồm 6 byte (48 bit), với 3 byte đầu là mã số của nhà sản xuất và 3 byte sau là số seri của card mạng. Địa chỉ MAC giúp phân biệt và truyền dữ liệu trên internet một cách chính xác.
Modem
Modem là cụm từ viết tắt của Modulator và Demodulator, là thiết bị chuyển đổi dữ liệu số từ các thiết bị mạng như TV, điện thoại, máy tính thành tín hiệu analog để truyền qua dây dẫn và ngược lại, chuyển đổi tín hiệu analog thành dữ liệu số.
Modem hoạt động như trung gian, kết nối với các mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP), chuyển đổi các gói dữ liệu từ ISP thành kết nối internet cho router hoặc thiết bị mạng khác thông qua địa chỉ IP.
Router
Router là thiết bị mạng chuyển tiếp dữ liệu giữa các mạng máy tính, điều phối dữ liệu trên Internet bằng cách gửi các gói từ router này sang router khác qua các mạng nhỏ liên kết. Gói dữ liệu tiếp tục được truyền qua các router cho đến khi đến điểm đích.
Router hoạt động ở lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Cấu tạo của router như sau:
- Cổng WAN: Cung cấp lớp mạng riêng và dải IP mặc định cho thiết bị, thường có màu xanh hoặc vàng để dễ phân biệt.
- Cổng LAN: Có từ 2 cổng trở lên để kết nối trực tiếp từ router đến các thiết bị như PC, TV, laptop qua cáp mạng Ethernet. Tốc độ truyền tải của cổng LAN tùy thuộc vào loại router.
- Ăng-ten: Router wifi có anten trong và ngoài. Số lượng anten càng nhiều thì tốc độ phát sóng wifi càng cao.
Repeater
Repeater là thiết bị khuếch đại tín hiệu truyền dẫn, nằm ở vị trí thứ nhất trong mô hình OSI, được sử dụng trong các tòa nhà lớn và văn phòng để tăng cường tín hiệu, đảm bảo tốc độ truy cập dữ liệu không giảm khi khoảng cách giữa các thiết bị lớn.
Có hai loại repeater: Wifi Repeater và LAN Repeater, trong đó Wifi Repeater phổ biến hơn, nên khi nhắc đến repeater thường ám chỉ loại này. Nguyên lý hoạt động của Repeater là nhận tín hiệu đầu vào, đưa tín hiệu đó đến bộ khuếch đại và cung cấp tín hiệu khuếch đại ở đầu ra.
Bộ chia mạng
Hub hay bộ chia mạng là trung tâm kết nối của các thiết bị trong hệ thống mạng LAN với nhiều cổng kết nối, thường từ 4 đến 24 cổng, giúp kết nối dễ dàng hơn.
- Active Hub: Phổ biến, khuếch đại tín hiệu và chia nhỏ thành nhiều cổng để kết nối nhiều thiết bị.
- Smart Hub: Tương tự Active Hub, nhưng có khả năng tự động dò lỗi trong hệ thống mạng máy tính.
Bộ chuyển mạch Switch
Switch hay bộ chuyển mạch là thiết bị quan trọng trong hệ thống mạng, hỗ trợ kết nối các đoạn mạng thành mô hình sao (Star). Switch đóng vai trò trung tâm, kết nối các thiết bị như máy tính và máy in, tạo ra đường trung chuyển dữ liệu.
Switch tích hợp công nghệ Full Duplex giúp mở rộng băng thông đường truyền, vượt trội hơn các thiết bị khác. Switch thường được so sánh với một Bridge có nhiều cổng và hoạt động chủ yếu ở tầng liên kết dữ liệu 2 (layer 2) trong mô hình OSI. Switch có thể giới hạn lưu lượng gửi đi và có tốc độ kết nối khác nhau như: 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps hoặc 10Gbps.
Gateway
Gateway là thuật ngữ thông dụng được sử dụng trong lĩnh vực viễn thông, đây cũng chính là nút mạng hỗ trợ kết nối các hệ thống mạng khác nhau. Gateway hỗ trợ xử lý dữ liệu vào/ra của mạng trước khi định tuyến, với chứng năng chính là chuyển đổi giao thức cấp cao bằng phần mềm chuyên dụng.
Bạn có thể sử dụng một chiếc PC với phần mềm chuyên dụng để làm Gateway. Tuy nhiên vẫn có những sản phẩm được thiết kế riêng để thực hiện chức năng gateway.
Bridge
Bridge là thiết bị kết nối hai mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất, giúp kiểm soát dữ liệu được gửi đi hiệu quả. Khi gói tin được truyền từ máy tính này sang máy tính khác, bridge sẽ đóng gói và gửi dữ liệu tới mạng đích.
Bridge kết nối các mạng thông qua các giao thức, hoạt động ở lớp 2 trong mô hình OSI, giúp kết nối và giao tiếp các mạng. Bridge truyền dữ liệu thông qua bảng địa chỉ MAC, đảm bảo dữ liệu được gửi đến đúng vị trí.
Access Point (AP)
Access Point là thiết bị tạo ra mạng không dây cục bộ hoặc WLAN, thường sử dụng trong các tòa nhà và văn phòng lớn. Nó đóng vai trò như trạm nhận/truyền dữ liệu và có thể được gọi là bộ phát wifi hay bộ thu phát sóng wifi.
Cấu trúc của Access Point tương tự switch, cho phép chuyển đổi từ mạng dây sang mạng không dây và phát sóng wifi cho các thiết bị khác sử dụng. Access Point hỗ trợ các thiết bị không dây kết nối vào mạng có dây, nhưng không thể cấp phát địa chỉ IP giống như modem.
Firewall tường lửa
Firewall là hệ thống an ninh mạng hoạt động dựa trên phần cứng hoặc phần mềm tích hợp trong thiết bị, sử dụng các quy tắc để kiểm soát lưu lượng ra/vào trong hệ thống. Nó hoạt động như một rào chắn, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài vào hệ thống mạng gia đình.
Firewall giúp ngăn chặn các nguồn truy cập trái phép từ bên ngoài vào hệ thống mạng, không cho phép đăng nhập khi chưa được ủy quyền.
USB Wifi
USB WiFi hay Adapter WiFi là thiết bị mạng nhỏ gọn có cấu tạo giống một chiếc USB, nhưng có chức năng thu và phát sóng WiFi. Thiết bị này giúp máy tính để bàn hoặc laptop kết nối với mạng WiFi thông qua cổng USB.
USB WiFi hoạt động bằng cách nhận tín hiệu WiFi từ modem và router, sau đó truyền đến máy tính bàn hoặc laptop, nhờ đó giúp giảm thiểu các vấn đề như mất kết nối, giật lag hoặc sóng yếu do khoảng cách xa giữa modem/router và máy tính.
Khác với một thiết bị lưu trữ dữ liệu, USB WiFi đơn giản là thiết bị hỗ trợ kết nối WiFi cho máy tính để bàn hay laptop, thường được dùng khi không có cách nào để kết nối mạng dây đến máy tính.
Bộ phát Wifi 4G
Bộ phát WiFi 4G là thiết bị hỗ trợ kết nối Internet bằng cách sử dụng sim 4G từ nhà mạng di động và phát sóng WiFi. Thiết bị này cho phép các thiết bị như laptop, smartphone, tablet, smart TV, vv., dễ dàng kết nối với mạng WiFi ở mọi địa điểm.
Để hoạt động, bộ phát wifi 4G chỉ cần lắp sim 4G để truy cập vào internet và phát sóng Wifi. Đây cũng là sản phẩm được sử dụng để thay thế cho bộ phát Wifi 3G.
Kinh nghiệm lựa chọn thiết bị mạng phù hợp
Để lựa chọn thiết bị mạng phù hợp, người dùng cần lưu ý đến các tiêu chí như nhu cầu sử dụng, băng tần, tốc độ truy cập, thương hiệu và hãng sản xuất, cùng với đó là một số tính năng khác.
Nhu cầu sử dụng thiết bị mạng
Một trong những tiêu chí để lựa chọn thiết bị mạng được nhiều người dùng áp dụng mà Mstar Corp muốn chia sẻ đến bạn là nhu cầu sử dụng. Dưới đây là một số thiết bị được lắp đặt trong hệ thống mạng doanh nghiệp như hiện nay:
- USB Wifi: Đây là giải pháp nhỏ gọn và tiện lợi để cải thiện kết nối mạng cho các thiết bị không có tích hợp sẵn Wifi hoặc khi kết nối Wifi bị yếu. Tuy nhiên, vì thiết bị nhỏ, dễ rơi rớt và không phù hợp với tất cả các loại thiết bị, nhất là các thiết bị không có hỗ trợ USB.
- Router Wifi: Là thiết bị cung cấp kết nối mạng không dây chính, có khả năng phát sóng rộng và kết nối nhiều thiết bị đồng thời. Router thường được sử dụng trong các văn phòng, gia đình và các khu vực lớn hơn để đảm bảo mạng mượt mà và ổn định.
- Repeater (Bộ mở rộng Wifi): Thiết bị này giúp mở rộng vùng phủ sóng Wifi bằng cách nhận và khuếch đại tín hiệu Wifi hiện có, từ đó cải thiện phạm vi và chất lượng kết nối. Repeater thường được sử dụng trong các không gian rộng lớn hoặc những nơi có các vật cản làm giảm sóng Wifi.
- Bộ phát Wifi 4G: Kết hợp công nghệ 4G với khả năng phát Wifi, bộ phát Wifi 4G cho phép truy cập Internet thông qua sim 4G. Đây là giải pháp phổ biến khi cần kết nối Internet nhanh chóng và linh hoạt, đặc biệt là trong các trường hợp không có sẵn kết nối mạng cố định.
Các thiết bị này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quản lý hệ thống mạng doanh nghiệp, phục vụ từ việc kết nối đơn giản đến bảo vệ an ninh mạng và mở rộng phạm vi phủ sóng.
Băng tần mạng
Tìm thiết bị mạng dựa vào băng tần cần đáp ứng nhu cầu sử dụng là một trong những gợi ý tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Hiện nay có 2 dải băng tần phổ biến là 2.4GHz và 5GHz, cụ thể:
- Băng tần 2.4GHz: Đây là băng tần phổ biến và có phạm vi phủ sóng rộng hơn so với 5GHz, với tốc độ kết nối từ 450Mbps hoặc 600Mbps. Tuy nhiên, vì nó thường bị nhiễu từ các thiết bị khác như điện thoại không dây, máy vi tính và các thiết bị giao tiếp khác trong nhà, nên tốc độ truyền dữ liệu có thể bị giảm đáng kể. Đây thích hợp cho các thiết bị yêu cầu phạm vi sóng rộng hơn tốc độ cao.
- Băng tần 5GHz: Đây là băng tần nhanh hơn và ít bị nhiễu hơn so với 2.4GHz, với tốc độ kết nối lên đến 1300Mbps. Nó cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn, thích hợp cho các hoạt động yêu cầu tốc độ cao như streaming video HD, chơi game trực tuyến và truyền dữ liệu lớn. Tuy nhiên, phạm vi phủ sóng thường hẹp hơn so với 2.4GHz, đặc biệt là qua các vật cản như tường.
Khi lựa chọn, bạn nên xem xét các yếu tố như kích thước không gian cần phủ sóng, số lượng thiết bị kết nối đồng thời, và các hoạt động mạng cụ thể mà bạn sử dụng để có thể chọn được băng tần phù hợp nhất.
Tốc độ truy cập
Tốc độ truy cập mạng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo trải nghiệm sử dụng mạng mượt mà và không bị gián đoạn. Đây là một số khái niệm cơ bản về tốc độ mạng:
- 150 Mbps: Đây là tốc độ phổ thông cho việc lướt web, xem video trực tuyến ở chất lượng thông thường, và sử dụng các ứng dụng cơ bản như email hay các ứng dụng chat. Tuy nhiên, nếu có nhiều người cùng sử dụng mạng hoặc thực hiện các hoạt động yêu cầu nhiều dữ liệu, tốc độ này có thể không đáp ứng được nhu cầu.
- 300 Mbps: Đây là một tốc độ trung bình khá ổn định, cho phép bạn thực hiện các hoạt động phức tạp hơn như phát nội dung trực tuyến ở chất lượng cao hơn, chia sẻ tập tin lớn, và truyền tải dữ liệu mượt mà. Đây là tốc độ phổ biến trong các văn phòng nhỏ và gia đình có nhu cầu sử dụng mạng cao.
- Từ 300 – 1201 Mbps: Là phạm vi mà nhiều khách hàng doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng, thường được cung cấp bởi các dịch vụ mạng cáp quang.
Khi lựa chọn tốc độ mạng, bạn nên cân nhắc số lượng người sử dụng, các hoạt động mạng cụ thể (như xem phim HD, chơi game trực tuyến), và yêu cầu về tính ổn định của kết nối. Nếu số lượng người sử dụng nhiều và thường xuyên thực hiện các hoạt động yêu cầu nhiều dữ liệu, bạn nên cân nhắc đầu tư vào một tốc độ mạng cao hơn để đảm bảo không bị gián đoạn trong trải nghiệm sử dụng.
Thương hiệu, hãng sản xuất
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu cung cấp các thiết bị mạng đa dạng về mẫu mã và chức năng, từ đó người dùng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình.
Một số tính năng khác
Ngoài các tính năng trên thì tính năng như tốc độ kết nối nhanh, bảo mật tốt và thiết kế, kiểu dáng của thiết bị mạng cũng rất quan trọng trong quá trình lựa chọn. Đây là những yếu tố quyết định sự tiện lợi, hiệu suất và an toàn của mạng của bạn. Do đó, bạn có thể dựa vào những tính năng trên để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thiết bị mạng.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thiết bị mạng, mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thiết bị mạng hiện nay, đồng thời biết được cách lựa chọn thiết bị phù hợp dựa vào những tiêu chí mà Mstar Corp đã chia sẻ ở trên.