Trong bài viết hôm nay, Mstar Corp sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến Payload là gì? Payload ảnh hưởng như thế nào đến quá trình bảo mật hệ thống? Các thông tin liên quan đến IP Packet Payload,… Hãy dành thời gian cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin xoay quanh thuật ngữ này nhé!
Payload là gì?
Thuật ngữ Payload được dùng trong công nghệ thông tin được biết đến là vốn từ vay mượn từ ngành giao thông vận tải. Cụ thể trong ngành này Payload được hiểu là tải trọng. Tuy nhiên, trong lập trình thuật ngữ này được dùng để phân biệt dữ liệu thực tế với giao thức Overhead trong ngữ cảnh của những giao thức tin nhắn.
Payload được đặt trong ngữ cảnh giao thức truyền thông Online và công nghệ máy tính được đề cập đến phần dữ liệu được truyền giữa hai đối tác trong cùng một gói tin. Nó không bao gồm siêu dữ liệu hoặc dữ liệu giao thức thường nằm dưới phần Header của gói tin và có thể xuất hiện ở Trailer tùy theo giao thức mạng.
Payload có thể chứa âm thanh, văn bản hoặc biểu lộ. Trong mạng máy tính, Payload là dữ liệu được vận chuyển trong các gói tin (Packet) đi qua Internet Protocol, bao gồm cả phần Payload và Header. Phần Payload được gửi tới ứng dụng để xử lý, trong khi Header chỉ dùng để vận chuyển và sau đó được loại bỏ.
Payload cũng có thể là phần của Frame trong mạng máy tính, ví dụ như Frame của Point-to-Point Protocol (PPP), Etheframe, V.42 Modem Frame, hay kênh sợi quang Frame. Còn đối với lĩnh vực an ninh máy tính, Payload thường đề cập đến phần của phần mềm độc hại như Virus, sâu máy tính, hoặc đoạn mã độc hại khác, gây thiệt hại cho máy tính người dùng.
Tìm hiểu thêm: RMS là gì?
Ví dụ về payload
Phản hồi của JSON về dịch vụ của website sẽ được định dạng để đọc dễ hiểu hơn, cụ thể:
{
“Status”:”OK”,
“Data”:
{
“Message”:”Xin chao!”
}
}
Trong ví dụ này, bạn sẽ dễ dàng thấy có chuỗi “Xin chao!”, đây chính là phần người nhận thông tin quan tâm, đó cũng chính là Payload. Còn những phần thông tin người nhận không quan tâm được gọi là giao thức Overhead.
Payload ảnh hưởng như thế nào?
Payload là một trong những nguồn chính lây truyền virus. Hiện nay, hầu hết các phần mềm độc hại đều được tích hợp vào một Payload cụ thể,thông qua sự hỗ trợ của trình tạo Payload nhằm tạo ra Malware có thể thực thi. Payload cũng bao gồm bất cứ loại Malware nào như: tuyển dụng Botnet, Ransomware, các loại Virus khác,…
Để tích hợp phần mềm độc hại vào Payload và phân phối đến mục tiêu, người kiểm tra thâm nhật hay các tác nhân độc hại thường sử dụng trình tạo Payload. Trình tạo của Payload có trách nhiệm nhận các Shellcode, thường là chuỗi code ngắn. Nó có thể bắt đầu một Shell lệnh khái tác được trên mục tiêu, đồng thời tạo ra tệp nhị phân có thể hoạt động và cho phép Payload được phân phối.
Quá trình phân phối Payload cho phép phần mềm độc hại lây nhiễm vào các hệ thống được nhắm mục tiêu. Malware có thể được phân phối qua email hoặc các ứng dụng khác chứa Payload và lây nhiễm vào mục tiêu. Cách thức này phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của kẻ tấn công, cách thức phát hiện và xử lý Malware của các hệ thống và phần mềm bảo mật.
Thông tin về IP Packet Payload
IP Packet Payload còn được gọi là gói IP tải trọng. Nó sẽ bao gồm một Payload có những lệnh được người dùng cuối cấp (yêu cầu người dùng về nội dung của trang web). Hoặc có thể mang một tải trọng bao gồm các dữ liệu thực tế đáp ứng được yêu cầu của người dùng được truyền tải thông qua một máy chủ.
Thông thường, giới hạn của Payload trên các đơn vị dữ liệu giao thức sẽ được chỉ định bằng kích thước tối đa của Payload cho PDU riêng lẻ và thông số của giao thức có liên quan không thời xuyên thay đổi.
Độ lớn của Payload trong giao thức mạng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của giao thức. Payload lớn có thể làm giảm số lượng Packet cần tạo và di chuyển, uy nhiên đòi hỏi mạng phải đáng tin cậy và có khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn mà không gặp phải tình trạng trì trệ hoặc lỗi tạm thời. Ngược lại, Payload nhỏ hơn yêu cầu phải tạo và truyền nhiều Packet hơn để truyền tải cùng khối lượng dữ liệu.
Để dễ dàng hơn trong việc tính toán kích thước Payload tối đa cho giao thức mạng, người dùng cần trừ đi lượng dữ liệu cho các tiêu đề giao thức từ MTU (kích thước đơn vị truyền tối đa) của giao thức. Thông qua kích thước tối đa có thể thay đổi tùy vào từng mạng và hệ thống. Thường các gói IP có kích thước Payload tối đa bị giới hạn bởi Tổng chiều dài trong tiêu đề của gói IP (Trường chiều dài này là 16 bit).
Dựa theo tiêu chuẩn ban đầu của IPv4 (RFC 791), mọi máy chủ cần hỗ trợ các gói IP với kích thước tối thiểu là 576 byte, trong đó tiêu đề chiếm 64 byte và Payload dữ liệu là 512 byte. Đối với các gói IPv4 cuối cùng, MTU mặc định thường là 1.500 byte, phù hợp với phân đoạn Ethernet.
Hiểu rõ về phần mềm độc hại Payload
Phần mềm độc hại Payload được sử dụng với mục đích xấu như phá hủy dữ liệu, mã hóa thông tin và gửi email rác. Tin tặc có thể dễ dàng tạo thêm mã nguồn lạ và Payload, mã hóa dữ liệu để lan truyền virus hoặc tránh bị phát hiện bởi những sản phẩm phát hiện đạo khác.
Kẻ tấn công thường phân phối phần mềm độc hại Payload qua nhiều phương thức như email lừa đảo, sâu máy tính,… Tin tặc có thể giữ Payload thực tế, sử dụng phương pháp hai pha để vượt qua các biện pháp phòng ngự của mục tiêu. Theo cách này, Virus và các email lừa đảo có thể được điều chỉnh để phân phối tải trọng độc hại theo thời gian. Kẻ tấn công thường cố gắng duy trì kích thước của phần mềm độc hại Payload sao cho hợp lý nhằm tránh bị phát hiện bởi các sản phẩm bảo mật mạng hay điểm cuối.
Payload Malware hoạt động như thế nào?
Trong lĩnh vực an ninh mạng, Payload là một phần của mã độc malware được thiết kế để tấn công và xâm nhập vào các hệ thống máy tính. Nó có thể được mã hóa hoặc giấu kín để tránh phát hiện bởi các phần mềm chống virus và các giải pháp bảo mật khác. Payload malware thường thực hiện các dạng tấn công chính sau:
- Thực hiện chức năng tấn công: Payload có thể thực hiện các chức năng tấn công như truy cập trái phép vào hệ thống, tạo ra backdoor giúp cho kẻ tấn công tiếp tục truy cập vào hệ thống, sau đó thực hiện tải xuống và thực thi các chương trình độc hại khác.
- Lây nhiễm hệ thống khác: Payload có thể được thiết kế để lan truyền sang các hệ thống khác qua các kết nối mạng hoặc các thiết bị ngoại vi như USB, ổ cứng di động.
- Đánh cắp thông tin: Payload có thể thực hiện các chức năng để đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng như thông tin đăng nhập, thông tin tài khoản ngân hàng, và thông tin cá nhân khác.
Để bảo vệ hệ thống của cá nhân và tổ chức, người dùng cần cài đặt và cập nhật các giải pháp bảo mật thường xuyên. Họ nên tránh mở các tệp tin không rõ nguồn gốc và các liên kết không an toàn trên internet để giảm nguy cơ bị tấn công bởi Payload malware và các loại mã độc khác.
Xem thêm: Snapshot là gì?
Security Payload
Trong thế giới internet ngày nay, Security Payload đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi hacker. Sau khi đã tìm ra lỗ hổng của hệ thống, hacker sẽ thực thi phần mềm độc hại gọi là Malware Payload.
Hacker thường phân phối Malware Payload qua các email lừa đảo (Phishing email) và đính kèm Payload với một vài ứng dụng khác. Một số loại Payload có thể thực hiện các hành động như xóa tin nhắn, phá hủy dữ liệu, gửi các nội dung xúc phạm, hoặc gửi email hàng loạt đến một lượng lớn người dùng.
Cách phòng chống Payload hiệu quả
Thực tế có rất nhiều cách để thực thi Payload độc hại, chính vì thế không có hình thức nào có thể phòng chống Payload triệt để. Điều này sẽ giúp người dùng cẩn giác hơn với các mưa đồ như phishing và những cuộc tấn công social engineering khác.
Cần xây dựng hàng rào bảo vệ khi tải file xuống hoặc nhận dữ liệu từ internet. Để phòng chống Payload bạn nên thực hiện quét virus thường xuyên cho các tệp dữ liệu, qua đó hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ Payload đến hệ thống của bạn.
Như vậy, Mstar Corp đã chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến Payload, hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm của Payload, cũng như biết cách phòng ngừa để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của mình.