Network Engineer là một ngành nghề đóng vai trò quan trọng trong thời đại 4.0 hiện nay. Vậy Network Engineer là gì? Hãy cùng Mstar Corp tìm hiểu chi tiết về khái niệm, vai trò và cơ hội của ngành nghề này trong thời đại 4.0.
Network Engineer là gì?
Network engineer hay kỹ sư mạng đóng vai trò chịu trách nhiệm xây dựng, thiết lập và duy trì hệ thống mạng thông tin cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp. Công việc của một Network Engineer bao gồm tư vấn, lên kế hoạch, triển khai, cấu hình, bảo trì, khắc phục sự cố và nâng cấp hệ thống mạng. Đây là một trong những ngành nghề được săn đón trong thời gian gần đây, khi nền công nghệ 4.0 đã và đang diễn ra trên mọi lĩnh vực công nghệ thông tin, an ninh không gian mạng…
Vai trò của Network Engineer
- Thiết kế và triển khai hệ thống mạng: Network Engineer có nhiệm vụ lập kế hoạch và thiết kế hệ thống mạng nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của khách hàng, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Công việc này bao gồm chọn lựa thiết bị mạng phù hợp, cấu hình hệ thống mạng và triển khai giải pháp mạng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Cấu hình và bảo trì hệ thống mạng: Sau khi hoàn thiện xong hạ tầng phần cứng, kỹ sư mạng cần cấu hình kỹ thuật những thiết bị mạng như router, firewall, switch và thiết lập các dịch vụ mạng như VPN, DNS, DHCP. Công việc này cũng bao gồm nhiệm vụ cập nhật thường xuyên các phiên bản firmware mới nhất cho những thiết bị mạng, giám sát hiệu suất và xử lý sự cố liên quan đến mạng.
- Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Thực hiện tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các giải pháp mạng phù hợp dựa trên những tiêu chí về nhu cầu, chi phí triển khai, điều kiện hạ tầng. Cung cấp hướng dẫn sử dụng chi tiết và giải đáp các câu hỏi kỹ thuật liên quan đến hệ thống mạng.
- Nâng cấp hệ thống mạng: Network Engineer cần đưa ra các giải pháp nâng cấp hệ thống mạng, đồng thời đảm bảo tính tương thích giữa các thiết bị mạng và ứng dụng kinh doanh.
- Bảo mật mạng: Đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng của khách hàng, cấu hình các thiết bị mạng nhằm chống lại những mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong, giám sát các sự kiện liên quan đến vấn đề bảo mật mạng và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra các cuộc xâm nhập hoặc tấn công hệ thống.
Yếu tố quan trọng để trở thành một Network Engineer chuyên nghiệp
Có kiến thức về công nghệ thông tin
Có thể nói lĩnh vực CNTT rất đa dạng về kiến thức, khái niệm, những công nghệ hay giao thức được phát triển và ra đời liên tục. Việc đầu tiên bạn cần làm chính là tích lũy những kiến thức về không gian mạng bao gồm: Mạng LAN /WAN; các dòng thiết bị phần cứng mạng (Bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch, bộ cân bằng tải…); các mô hình mạng và cách thức triển khai; chuẩn kết nối mạng không dây – có dây; tường lửa; giao thức mạng, các dạng tấn công ( DOS, DDOS, Malware..)…
Yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng
Hầu hết các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều yêu cầu vị trí Network Engineer phải có bằng cử nhân về công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, an ninh mạng hoặc các bằng kỹ thuật tương đương. Một số công ty lớn còn yêu cầu cả bằng thạc sĩ công nghệ thông tin hoặc kinh doanh (MBA) đối với các ứng viên. Bên cạnh đó các nhà cung cấp sản phẩm cũng sẽ yêu cầu ứng viên cần phải đạt được các chứng chỉ của hãng, điển hình như Cisco, Microsoft…
Yêu cầu về kỹ năng trong công việc
Bên cạnh yêu cầu về kiến thức và bằng cấp, tất nhiên kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng không kém nếu bạn muốn tiến sâu đối với ngành nghề đầy tiềm năng này. Một số các kỹ năng mà một Network Engineer cần có bao gồm:
- Kỹ năng phân tích, đánh giá hiệu suất, các vấn đề xảy ra đối với hệ thống mạng.
- Kỹ năng giao tiếp: Chắc hẳn giao tiếp là kỹ năng mà bất kỳ ngành nghề nào cũng yêu cầu. Nếu bạn là một người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ là một điểm cộng đối với nghề Network Engineer bởi bạn sẽ phải giao tiếp với rất nhiều thành viên trong một project của doanh nghiệp, tham gia khá nhiều buổi họp online và offline để báo cáo và trao đổi tiến độ công việc.
- Kỹ năng làm việc đa nhiệm: Phải giải quyết cùng lúc nhiều sự cố hạ tầng khi xảy ra các cuộc tấn công hay vi phạm truy cập đều là những vấn đề khá quen thuộc với một Network Engineer. Bạn sẽ cần phải luôn trong trạng thái sẵn sàng để giải quyết nhiều công việc cùng lúc.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Việc hệ thống mạng của doanh nghiệp gặp sự cố có thể gây ra thiệt hại rất lớn về doanh thu, thời gian và chi phí sửa chữa của doanh nghiệp. Vì vậy kỹ sư hệ thống mạng cần phải có kỹ năng giải quyết các sự cố trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, đảm bảo trong vòng thời gian cam kết (Service Level Agreement – SLA).
Một số chứng chỉ mà Network Engineer cần có
Cisco Certifications
- Cisco Certified Entry Networking Technician (CCENT)
- Cisco Certified Design Associate (CCDA)
- Cisco Certified Network Associate Routing and Switching (CCNA)
- Cisco Certified Network Associate Wireless (CCNA Wireless)
- Cisco Certified Design Professional (CCDP)
- Cisco Certified Network Professional Routing and Switching (CCNP)
- Cisco Certified Network Professional Wireless (CCNP Wireless)
- Cisco Certified Internetwork Expert (CCIE) Routing and Switching
- Cisco Certified Internetwork Expert Wireless (CCIE Wireless)
Juniper Networks Certifications
- Juniper Networks Certified Specialist Enterprise Switching and Routing (JNCIS-ENT)
- Juniper Networks Certified Professional Enterprise Switching and Routing (JNCIP-ENT)
- Juniper Networks Certified Expert Enterprise Switching and Routing (JNCIE-ENT)
- Juniper Networks Certified Specialist Wireless LAN (JNCIS-WLAN).
Trở thành một Network Engineer tài năng không chỉ yêu cầu kiến thức vững chắc về hạ tầng mạng, mà còn đòi hỏi sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề và khả năng học hỏi công nghệ mới. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, vai trò của Network Engineer ngày càng trở nên quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và bảo mật cho hệ thống mạng doanh nghiệp.
Hãy nâng cao khả năng của doanh nghiệp bạn với những giải pháp công nghệ tiên tiến. Liên hệ ngay với Mstar Corp để được tư vấn về các giải pháp phù hợp nhất, giúp tối ưu hóa hạ tầng mạng và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp.