🎁 Ưu Đãi Khi Mua Combo NAS + HDD

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Lưu trữ tại chỗ (On-premises Storage) là gì? Ưu, nhược điểm và sự khác biệt của lưu trữ tại chỗ so với dịch vụ khác

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Lưu trữ tại chỗ cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình thông qua các ứng dụng từ giao diện người dùng hoặc máy tính. Trong bài viết này mstarcorp.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm lưu trữ tại chỗ, ưu nhược điểm của On Premise, điểm khác biệt giữa dịch vụ lưu trữ tại chỗ so với các dịch vụ khác. Hãy dành thời gian tìm hiểu để biết thêm thông tin về dịch vụ này nhé!

 

Lưu trữ tại chỗ (On-premises Storage) là gì?

On-Premises là gì
On-Premises là gì

 

Lưu trữ tại chỗ (On-premises Storage) là dạng lưu trữ phụ thuộc vào các thiết bị vật lý, thường xuất hiện trong các trung tâm dữ liệu. Đây cũng là một trong số những giải pháp công nghệ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu hiệu quả.

Phần mềm được cài đặt trên máy chủ, hoạt động trong môi trường công nghệ. Với On-premises doanh nghiệp được toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình. Người dùng dễ dàng truy cập lưu trữ tại chỗ thông qua các ứng dụng hoặc máy tính để bàn.

 

Ưu điểm và nhược điểm của On Premise

Mỗi dạng lưu trữ dữ liệu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, On-premises cũng thế.

Ưu điểm:

  • Tổng chi phí sở hữu (TCO): Doanh nghiệp chỉ thanh toán phí lần đầu và sử dụng mãi mãi. Do đó, On-premises có TCO thấp hơn so với hệ thống đám mây.
  • Toàn quyền kiểm soát dữ liệu: Được phép kiểm soát toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp. Việc quyết định cấu hình, nâng cấp và thay đổi hệ thống đều do doanh nghiệp thực hiện.
  • Chủ động việc truy cập: On-premises không phụ thuộc vào kết nối internet và các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài.

Nhược điểm:

  • Chi tiêu nguồn vốn lớn: Mặc dù hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở vật lý chỉ chi trả một lần duy nhất, tuy nhiên nguồn vốn đầu tư khá lơn. Có nghĩa chi phí tài sản cố định sẽ bao gồm bảo trì, sửa chữa máy móc, nâng cấp chức năng, phần mềm,…
  • Cần đội ngũ IT chuyên nghiệp: Đối với On-premises doanh nghiệp cần có đội ngũ IT chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý các chính sách bảo mật do doanh nghiệp đưa ra.
  • Doanh nghiệp tự bảo trì: Khi phần cứng, phần mềm không may bị hỏng, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm sao lưu dữ liệu, lưu trữ và khôi phục nó. Đây là khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ khi nguồn lực tài chính còn hạn chế.
  • Mất nhiều thời gian triển khai: Để On-premises đi vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều thời gian cho phần cài đặt máy chủ và từng thiết bị riêng lẻ như máy bàn, laptop trong doanh nghiệp.

Như vậy, nếu ưu điểm của dịch vụ lưu trữ là tổng chi phí sở hữu thấp, doanh nghiệp được phép kiểm soát dữ liệu, chủ động về thời gian hoạt đồng thì nhược điểm của nó là chi tiêu vốn lớn, tự bảo trì, cần đội ngũ IT chuyên nghiệp và thời gian triển khai lâu.

 

So sánh dịch vụ lưu trữ tại chỗ với các dịch vụ lưu trữ khác

So sánh lưu trữ tại chỗ với dịch vụ khác
So sánh lưu trữ tại chỗ với dịch vụ khác

 

Trong bài viết này, mstarcorp.vn sẽ đưa ra sự so sánh giữa dịch vụ lưu trữ tại chỗ với lưu dữ đám mây, lưu trữ on premise (tại chỗ) và lưu trữ off premise (ngoại tuyến). Qua đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về các loại hình lưu trữ dữ liệu này, cụ thể:

 

So sánh sự khác biệt giữa lưu trữ tại chỗ và lưu trữ đám mây

Có 8 yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa lưu trữ tại chỗ và lưu trữ đám mây bao gồm: Chi phí và bảo trì, bảo mật, khả năng tuân thủ, tính năng mở rộng, độ tin cậy, sao lưu dữ liệu, truy cập mọi nơi, tích hợp các ứng dụng và hệ thống.

Yếu tố Lưu trữ tại chỗ Lưu trữ đám mây
Chi phí bảo trì 
  • Không yêu cầu chi phí bảo trì hàng tháng và chi phí băng thông internet
  • Doanh nghiệp có thể cho cho phần cứng, phần mềm,sao lưu dữ liệu và các dịch vụ công nghệ thông tin khác
  • Cần đội ngũ IT chuyên nghiệp kiểm soát, bảo trì, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn
  • Quá trình cập nhật phần mềm, phần cứng phải thực hiện thường xuyên.
  • Không cần đầu tư vốn ban đầu, chỉ cần trả phí dịch vụ theo tháng hoặc năm
  • Phí dịch vụ đã bao gồm phí bảo trì, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nguồn lực
  • Ít tốn kém hạ tầng, điện năng, không gian lưu trữ
  • Hỗ trợ công cụ theo dõi, quản lý chi phí, tính năng, độ bảo mật cao, khả năng chia sẻ dữ liệu tốt.
Bảo mật
  • Mức độ kiểm soát cao hơn
  • Được cấu hình phần cứng, phần mềm, mạng, hạn chế sự can thiệp của bên thứ ba, ngăn ngừa được sự cố về an ninh thông tin
  • Tự cài đặt tường lửa, chế độ bảo mật, phần mềm mã hóa, kiểm tra định kỳ hệ thống
  • Cần đội ngũ IT chuyên nghiệp để quản lý nên mất khá nhiều chi phí
  • 58% người dùng tin rằng các hệ thống quan trọng và ứng dụng tiếp cận dữ liệu nên quản lý tại chỗ
  • Gần ½ người nắm quyền quyết định về công nghệ thông tin cho rằng nên chọn giải pháp lưu trữ tại chỗ thay vì đám mây.
  • Cung cấp loạt tính năng bảo mật và cập nhật khi dùng
  • Có đội ngũ chuyên gia an ninh từ nhà cung cấp nên khả năng bảo mật tốt, giảm thiểu rủi ro.
  • Doanh nghiệp có nguồn lực nhỏ có thể tự quản lý
  • Vấn đề an ninh thông tin phụ thuộc vào doanh nghiệp, người dùng và nhà cung cấp
  • Nếu không tuân thủ nguyên tắc an toàn sẽ khiến chế độ bảo mật giảm
  • Theo ước tính của Gartner, sử dụng nền tảng điện toán đám mây sẽ giúp doanh nghiệp gặp ít sự cố về bảo mật khối lượng công việc tối thiểu là 60% so với việc bảo mật khối lượng công việc trong trung tâm dữ liệu truyền thống.
Khả năng tuân thủ
  • Doanh nghiệp cần có kiến thức về hạ tầng, công nghệ và luật pháp.
  • Khi có sự cố xảy ra, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, bao gồm việc bị xử phạt.
  • Nhà cung cấp có đội ngũ chuyên gian nên đảm bảo tuân thủ đúng quy định của ngành.
  • Được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu nên việc tuân thủ quy định ở nhiều quốc gia trở nên dễ dàng hơn.
Tính năng mở rộng
  • Khi mở rộng quy mô lưu trữ, doanh nghiệp cần đầu tư thêm tài nguyên như máy chủ, phần cứng, phần mềm
  • Mất khá nhiều chi phí và nguồn lực để cài đặt, cấu hình và quản lý tài nguyên
  • Nếu dữ liệu chỉ tăng đột biến trong thời gian ngắn việc đầu tư sẽ không đem lại hiệu quả tương ứng.
  • Dễ dàng mở rộng và thu nhỏ khối lượng công việc chỉ trong vài thao tác bấm, giảm tình trạng quản lý tài nguyên theo cách thủ công
  • Có tính năng mở rộng dựa trên số liệu, giúp tối ưu chi phí và nguồn lực trong quá trình sử dụng.
Độ tin cậy
  • Không cần internet để hoạt động, vì thế không bị ảnh hưởng khi internet yếu hoặc gặp sự cố
  • Chỉ được truy cập vào dữ liệu tại văn phòng, do đó không thể truy cập được khi ra ngoài
  • Để duy trì hạ tầng lưu trữ cần nguồn điện ổn định, nguồn điện dự phòng, hệ thống sao lưu dữ liệu.
  • Chỉ cần có internet, người dùng truy cập vào dữ liệu mọi lúc mọi nơi
  • Cần được kết nối internet tin cậy, nếu không có mạng internet người dùng không thể truy cập và tài liệu của mình
  • Kết nối chậm hoặc không ổn định có thể tạo nên sự cố, làm giảm hiệu quả công việc
  • Có thể dùng nguồn internet dự phòng để khắc phục sự cố.
Sao lưu dữ liệu
  • Dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ nội bộ, trong trường gặp cháy nổ, thiên tai hay vấn đề về an ninh mạng có thể khiến doanh nghiệp mất tất cả dữ liệu
  • Nên chọn giải pháp kết hợp giữa lưu trữ đám mây và tại chỗ. 80% các tổ chức khi sử dụng máy chủ tại chỗ đều sử dụng đám mây cho một phần trong chiến lược bảo vệ dữ liệu của mình.
  • Nhà cung cấp đem đến cho doanh nghiệp nhiều tính năng như độ dôi, chuyển đổi dự phòng, sao lưu và phục hồi, tự động lưu nhật ký
  • Đem lại giải pháp phục hồi dữ liệu ngắn so với máy chủ cục bộ nếu gặp sự cố.
Truy cập mọi nơi
  • Khả năng xử lý dữ liệu hiệu quả, nhanh chóng, không mất thời gian để upload/download
  • Trường hợp thiên tai, dịch bệnh không may xảy ra việc sử dụng VPN trở nên khó khăn hơn, khiến cho hệ thống có thể bị quá tải.
  • Dễ dàng tạo ra môi trường làm việc ảo mà nhân viên có thể truy cập vào dữ liệu cho dù ở đâu, chỉ cần có internet
  • Phù hợp với những ứng dụng cần sự ổn định, liên tục, không bị gián đoạn
  • Cải thiện hiệu quả sự cộng tác giữa các nhóm, hỗ trợ quản lý các phiên bản của tệp được tốt hơn
  • Có tính năng đồng bộ thông minh, giúp giảm băng thông, tăng tốc độ tải lên/xuống đối với các tệp lớn.
Tích hợp các ứng dụng và hệ thống
  • Nếu doanh nghiệp dùng LOB và người dùng không có ý định từ bỏ thì lưu trữ tại chỗ là sự lựa chọn duy nhất
  • Cân nhắc sử dụng cả lưu trữ đám mây và lưu trữ tại chỗ.
  • Nếu doanh nghiệp có đủ tài chính có thể thay đổi hạn tầng công nghệ, việc sử dụng lưu trữ đám mây là lựa chọn phù hợp
  • Đối với lựa chọn này, nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc duy trình, triển khai, hỗ trợ ứng dụng cho người dùng.

 

Nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ hay lưu trữ trên đám mây?

Khi tiến hành so sánh giữa dịch vụ lưu trữ tại chỗ và điện toán đám mây, có thể thấy dịch vụ lưu trữ đám mây đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí, nhân lực cho doanh nghiệp.

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chạy khối lượng công việc của mình trên nền tảng đám mây công cộng chiến đến 43%, theo dự đoán trong những năm tiếp theo con số này sẽ tiếp tục tăng lên.

Mặc dù lưu trữ dữ liệu đám mây có vẻ nhỉnh hơn so với lưu trữ tại chỗ. Tuy nhiên, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ nào còn tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu của từng doanh nghiệp. Trước khi đưa ra quyết định nên chọn dịch vụ lưu trữ nào, doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên ưu và nhược điểm của từng dịch vụ, cụ thể:

Yếu tố Lưu trữ tại chỗ Lưu trữ đám mây
Chi phí và bảo trì
  • Không yêu cầu chi phí bảo trì hàng tháng và chi phí băng thông internet
  • Doanh nghiệp có thể cho cho phần cứng, phần mềm,sao lưu dữ liệu và các dịch vụ công nghệ thông tin khác
  • Cần đội ngũ IT chuyên nghiệp kiểm soát, bảo trì, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn
  • Quá trình cập nhật phần mềm, phần cứng phải thực hiện thường xuyên.
  • Không cần đầu tư vốn ban đầu, chỉ cần trả phí dịch vụ theo tháng hoặc năm
  • Phí dịch vụ đã bao gồm phí bảo trì, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nguồn lực
  • Ít tốn kém hạ tầng, điện năng, không gian lưu trữ
  • Hỗ trợ công cụ theo dõi, quản lý chi phí, tính năng, độ bảo mật cao, khả năng chia sẻ dữ liệu tốt.

 

Nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ hay lưu trữ trên đám mây?

Khi tiến hành so sánh giữa dịch vụ lưu trữ tại chỗ và điện toán đám mây, có thể thấy dịch vụ lưu trữ đám mây đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí, nhân lực cho doanh nghiệp.

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chạy khối lượng công việc của mình trên nền tảng đám mây công cộng chiến đến 43%, theo dự đoán trong những năm tiếp theo con số này sẽ tiếp tục tăng lên.

Mặc dù lưu trữ dữ liệu đám mây có vẻ nhỉnh hơn so với lưu trữ tại chỗ. Tuy nhiên, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ nào còn tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu của từng doanh nghiệp. Trước khi đưa ra quyết định nên chọn dịch vụ lưu trữ nào, doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên ưu và nhược điểm của từng dịch vụ, cụ thể:

Nền tảng Ưu điểm  Nhược điểm 
Lưu trữ tại chỗ
  • Chi phí sử dụng dài hạn thấp, chỉ cần chi trả một lần
  • Chính sách và thủ tục bảo mật chặt chẽ
  • Không có internet vẫn hoạt động được
  • Được tích hợp sâu vào cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
  • Chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng và phần cứng lớn
  • Cần có đội ngũ IT chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm quản lý
  • Không thể truy cập dữ liệu từ xa
  • Nhiều chi phí đi kèm trong quá trình sử dụng.
  • Mất nhiều thời gian để triển khai hệ thống
Lưu trữ đám mây
  • Có thể thanh toán phí gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng theo tháng hoặc năm
  • Hạn chế tối đa các lỗi dịch vụ
  • Thời gian triển khai nhanh
  • Sở hữu công nghệ hiện đại
  • Tính linh động cao, có thể mở rộng xây dựng website ở bất cứ đâu.
  • Có nhiều lỗ hổng bảo mật, dễ bị kẻ xấu tấn công
  • Không có biện pháp bảo mật phù hợp để tuân thủ các quy tắc
  • Nếu không quản lý hiệu quả, chi phí sử dụng tăng cao
  • Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào từng nhà cung cấp.

 

Như vậy, việc nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ hay lưu trữ trên đám mây tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp.

  • Nếu muốn khả năng bảo mật dữ liệu cao, hiệu suất lưu trữ lớn, doanh nghiệp có nguồn tài chính tốt, sẵn sàng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, muốn độc lập và không phải phụ thuộc vào tốc độ truyền của internet thì On-premise là phù hợp.
  • Nếu doanh nghiệp nhỏ, ngân sách hạn chế, không dự đoán được nhu cầu tài nguyên trong tương lai, không có đội ngũ IT chuyên môn cao để quản lý hạ tầng, muốn có môi trường làm việc từ xa và muốn có khả năng dự phòng dữ liệu thì Cloud là gợi ý đáng xem xét.

 

So sánh sự khác biệt giữa lưu trữ on premise (tại chỗ) và lưu trữ off premise (ngoại tuyến)

On premise (tại chỗ) và lưu trữ off premise (ngoại tuyến) có sự khác biệt dựa trên 4 yếu tố là thời gian, số lượng người dùng, hình thức hợp đồng và chức năng, cụ thể:

Yếu tố On premise (tại chỗ) Off premise (ngoại tuyến)
Thời gian Không có số liệu hay dẫn chứng cụ thể về việc ra đời của On premise, chỉ biết dịch vụ này xuất hiện trước Cloud.

Ví dụ: SharePoint 2013, Adobe creative suite là ví dụ điển hình về web tại chỗ

Xuất hiện lần đầu vào thập niên 90 và được Amazon công bố lần đầu tiên vào năm 2000.

Ví dụ: Office 360, Adobe creative Cloud, AWS, chính là xu hướng theo yêu cầu giảm.

Số lượng người dụng  Đối với ứng dụng tại chỗ số lượng người dùng đã giảm 13% (năm 2014) và giảm 88% (năm 2008). Tỷ lệ người dùng off premise tăng lên đến 87% (năm 2014) và 12% (năm 2008).
Hình thức hợp đồng  Cần giấy phép Chỉ đăng ký 1 lần
Chức năng  Có các module là chức năng gia tăng Có ứng dụng dưới dạng chức năng gia tăng

 

Nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ hay lưu trữ ngoại tuyến?

Nên lựa chọn hệ thống lưu trữ dữ liệu tại chỗ nào cho doanh nghiệp còn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp yêu cầu độ bảo mật cao, khả năng kiểm soát tốt, có thể mở rộng khi nhu cầu tăng thì On premise là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên chi phí và khả năng vận hành cao, đòi hỏi nguồn lực IT lớn.

Trường hợp doanh nghiệp cần sự linh hoạt, khả năng mở rộng, khả năng kiểm soát tốt thì Off premise sẽ thích hợp hơn. Tuy nhiên, so với hệ thống lưu trữ của Cloud thì Off premise tốn nhiều chi phí để triển khai và vận hành.

 

Xu hướng thị trường khi chọn phương pháp lưu trữ dữ liệu hiện nay

Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường phần mềm đang có dấu hiệu chuyển dịch rõ rệt, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phần mềm On premise thay vì Cloud, tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi chỉ dừng lại mức trung bình.

Kể từ năm 2016, hầu hết doanh nghiệp, tập đoàn vẫn có xu hướng duy trì cơ sở dữ liệu trên On premise. Năm 2020 số doanh nghiệp mới chuyển đổi hoặc sử dụng các phần mềm trên cloud lên đến khoảng 70%.

Trên xu hướng đó, các doanh nghiệp đã dần chuyển sang dùng giải pháp phần mềm cloud để lưu trữ dữ liệu như: SAP, Microsoft, Oracle, AWS,…

Bên cạnh phương pháp lưu trữ Cloud, On premise, Off premise, NAS cũng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong việc lưu trữ dữ liệu. Do đó, quý doanh nghiệp có thể xem xét lựa chọn loại lưu trữ phù hợp với nhu cầu, tài chính hiện có.

 

Các giải pháp lưu trữ khác

Phương pháp lưu trữ bằng NAS Synology
Phương pháp lưu trữ bằng NAS Synology

 

Hiện tại, có khá nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp, trong đó phải kể đến như Cloud Storage, NAS, SAN, DAS. Dưới đây là một số thông tin cơ bản của từng giải pháp, cụ thể:

  • SAN: Giải pháp lưu trữ trên hệ thống mạng độc lập, linh hoạt, dễ tiếp cận, dễ quản lý và chia sẽ dữ liệu với các máy chỉ và thiết bị lưu trữ hiện nay. So với các giải pháp lưu trữ khác, SAN tốn khá nhiều chi phí để sử dụng.
  • DAS: Là cách lưu trữ dữ liệu trên thiết bị gắn trực tiếp, đây là dạng lưu trữ truyền thống. Các thiết bị được trang bị hệ thống lưu trữ và phần mềm quản lý lưu trữ độc lập. Chi phí sử dụng DAS thấp, dễ cài đặt và độ ổn định cao. Hạn chế là khả năng mở rộng kém, DAS chỉ hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
  • NAS: NAS là giải pháp lưu trữ trên thiết bị kết nối mạng LAN, thiết bị lưu trữ mạng NAS được xác định thông qua IP cố định và chịu sự quản lý của máy chủ. Với NAS người dùng có thể truy cập dữ liệu mà không cần phải cấp quyền.

 

Phương pháp lưu trữ nối mạng NAS Synology

NAS của Synology đem lại sự vượt trội hơn hẳn các giải pháp lưu trữ khác, với NAS doanh nghiệp dễ dàng xây dựng một đám mây lưu trữ riêng, quá trình truy cập, sao lưu và chia sẻ tệp tự do và an toàn.

Đặc biệt dối với những doanh nghiệp có đa máy chủ, NAS giúp điều phối dữ liệu tập trung và thống nhất. Điểm nổi bật của NAS Synology là dễ dàng mở rộng dữ liệu bằng cách thêm các thiết bị khác, giúp ngăn ngừa thiệt hại khi gặp sự cố mạng.

Như vậy, bài viết trên của mstarcorp.vn đã chia sẻ những thông tin liên quan đến giải pháp lưu trữ tại chỗ và những so sánh cho tiết đối với từng hệ thống lưu trữ cụ thể. Hy vọng rằng, bạn sẽ có cái nhìn khách quan về các giải pháp này, từ đó có quyết định đầu tư phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật