Lưu trữ tại chỗ cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình thông qua các ứng dụng từ giao diện người dùng hoặc máy tính. Trong bài viết này mstarcorp.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm lưu trữ tại chỗ, ưu nhược điểm của On Premise, điểm khác biệt giữa dịch vụ lưu trữ tại chỗ so với các dịch vụ khác. Hãy dành thời gian tìm hiểu để biết thêm thông tin về dịch vụ này nhé!
Lưu trữ tại chỗ (On-premises Storage) là gì?
Lưu trữ tại chỗ (On-premises Storage) là dạng lưu trữ phụ thuộc vào các thiết bị vật lý, thường xuất hiện trong các trung tâm dữ liệu. Đây cũng là một trong số những giải pháp công nghệ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu hiệu quả.
Phần mềm được cài đặt trên máy chủ, hoạt động trong môi trường công nghệ. Với On-premises doanh nghiệp được toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình. Người dùng dễ dàng truy cập lưu trữ tại chỗ thông qua các ứng dụng hoặc máy tính để bàn.
Ưu điểm và nhược điểm của On Premise
Mỗi dạng lưu trữ dữ liệu đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, On-premises cũng thế.
Ưu điểm:
- Tổng chi phí sở hữu (TCO): Doanh nghiệp chỉ thanh toán phí lần đầu và sử dụng mãi mãi. Do đó, On-premises có TCO thấp hơn so với hệ thống đám mây.
- Toàn quyền kiểm soát dữ liệu: Được phép kiểm soát toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp. Việc quyết định cấu hình, nâng cấp và thay đổi hệ thống đều do doanh nghiệp thực hiện.
- Chủ động việc truy cập: On-premises không phụ thuộc vào kết nối internet và các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài.
Nhược điểm:
- Chi tiêu nguồn vốn lớn: Mặc dù hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở vật lý chỉ chi trả một lần duy nhất, tuy nhiên nguồn vốn đầu tư khá lơn. Có nghĩa chi phí tài sản cố định sẽ bao gồm bảo trì, sửa chữa máy móc, nâng cấp chức năng, phần mềm,…
- Cần đội ngũ IT chuyên nghiệp: Đối với On-premises doanh nghiệp cần có đội ngũ IT chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý các chính sách bảo mật do doanh nghiệp đưa ra.
- Doanh nghiệp tự bảo trì: Khi phần cứng, phần mềm không may bị hỏng, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm sao lưu dữ liệu, lưu trữ và khôi phục nó. Đây là khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ khi nguồn lực tài chính còn hạn chế.
- Mất nhiều thời gian triển khai: Để On-premises đi vào hoạt động, doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều thời gian cho phần cài đặt máy chủ và từng thiết bị riêng lẻ như máy bàn, laptop trong doanh nghiệp.
Như vậy, nếu ưu điểm của dịch vụ lưu trữ là tổng chi phí sở hữu thấp, doanh nghiệp được phép kiểm soát dữ liệu, chủ động về thời gian hoạt đồng thì nhược điểm của nó là chi tiêu vốn lớn, tự bảo trì, cần đội ngũ IT chuyên nghiệp và thời gian triển khai lâu.
So sánh dịch vụ lưu trữ tại chỗ với các dịch vụ lưu trữ khác
Trong bài viết này, mstarcorp.vn sẽ đưa ra sự so sánh giữa dịch vụ lưu trữ tại chỗ với lưu dữ đám mây, lưu trữ on premise (tại chỗ) và lưu trữ off premise (ngoại tuyến). Qua đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về các loại hình lưu trữ dữ liệu này, cụ thể:
So sánh sự khác biệt giữa lưu trữ tại chỗ và lưu trữ đám mây
Có 8 yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa lưu trữ tại chỗ và lưu trữ đám mây bao gồm: Chi phí và bảo trì, bảo mật, khả năng tuân thủ, tính năng mở rộng, độ tin cậy, sao lưu dữ liệu, truy cập mọi nơi, tích hợp các ứng dụng và hệ thống.
Yếu tố | Lưu trữ tại chỗ | Lưu trữ đám mây |
Chi phí bảo trì |
|
|
Bảo mật |
|
|
Khả năng tuân thủ |
|
|
Tính năng mở rộng |
|
|
Độ tin cậy |
|
|
Sao lưu dữ liệu |
|
|
Truy cập mọi nơi |
|
|
Tích hợp các ứng dụng và hệ thống |
|
|
Nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ hay lưu trữ trên đám mây?
Khi tiến hành so sánh giữa dịch vụ lưu trữ tại chỗ và điện toán đám mây, có thể thấy dịch vụ lưu trữ đám mây đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí, nhân lực cho doanh nghiệp.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chạy khối lượng công việc của mình trên nền tảng đám mây công cộng chiến đến 43%, theo dự đoán trong những năm tiếp theo con số này sẽ tiếp tục tăng lên.
Mặc dù lưu trữ dữ liệu đám mây có vẻ nhỉnh hơn so với lưu trữ tại chỗ. Tuy nhiên, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ nào còn tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu của từng doanh nghiệp. Trước khi đưa ra quyết định nên chọn dịch vụ lưu trữ nào, doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên ưu và nhược điểm của từng dịch vụ, cụ thể:
Yếu tố | Lưu trữ tại chỗ | Lưu trữ đám mây |
Chi phí và bảo trì |
|
|
Nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ hay lưu trữ trên đám mây?
Khi tiến hành so sánh giữa dịch vụ lưu trữ tại chỗ và điện toán đám mây, có thể thấy dịch vụ lưu trữ đám mây đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí, nhân lực cho doanh nghiệp.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chạy khối lượng công việc của mình trên nền tảng đám mây công cộng chiến đến 43%, theo dự đoán trong những năm tiếp theo con số này sẽ tiếp tục tăng lên.
Mặc dù lưu trữ dữ liệu đám mây có vẻ nhỉnh hơn so với lưu trữ tại chỗ. Tuy nhiên, việc lựa chọn sử dụng dịch vụ nào còn tùy thuộc vào điều kiện, nhu cầu của từng doanh nghiệp. Trước khi đưa ra quyết định nên chọn dịch vụ lưu trữ nào, doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên ưu và nhược điểm của từng dịch vụ, cụ thể:
Nền tảng | Ưu điểm | Nhược điểm |
Lưu trữ tại chỗ |
|
|
Lưu trữ đám mây |
|
|
Như vậy, việc nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ hay lưu trữ trên đám mây tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp.
- Nếu muốn khả năng bảo mật dữ liệu cao, hiệu suất lưu trữ lớn, doanh nghiệp có nguồn tài chính tốt, sẵn sàng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, muốn độc lập và không phải phụ thuộc vào tốc độ truyền của internet thì On-premise là phù hợp.
- Nếu doanh nghiệp nhỏ, ngân sách hạn chế, không dự đoán được nhu cầu tài nguyên trong tương lai, không có đội ngũ IT chuyên môn cao để quản lý hạ tầng, muốn có môi trường làm việc từ xa và muốn có khả năng dự phòng dữ liệu thì Cloud là gợi ý đáng xem xét.
So sánh sự khác biệt giữa lưu trữ on premise (tại chỗ) và lưu trữ off premise (ngoại tuyến)
On premise (tại chỗ) và lưu trữ off premise (ngoại tuyến) có sự khác biệt dựa trên 4 yếu tố là thời gian, số lượng người dùng, hình thức hợp đồng và chức năng, cụ thể:
Yếu tố | On premise (tại chỗ) | Off premise (ngoại tuyến) |
Thời gian | Không có số liệu hay dẫn chứng cụ thể về việc ra đời của On premise, chỉ biết dịch vụ này xuất hiện trước Cloud.
Ví dụ: SharePoint 2013, Adobe creative suite là ví dụ điển hình về web tại chỗ |
Xuất hiện lần đầu vào thập niên 90 và được Amazon công bố lần đầu tiên vào năm 2000.
Ví dụ: Office 360, Adobe creative Cloud, AWS, chính là xu hướng theo yêu cầu giảm. |
Số lượng người dụng | Đối với ứng dụng tại chỗ số lượng người dùng đã giảm 13% (năm 2014) và giảm 88% (năm 2008). | Tỷ lệ người dùng off premise tăng lên đến 87% (năm 2014) và 12% (năm 2008). |
Hình thức hợp đồng | Cần giấy phép | Chỉ đăng ký 1 lần |
Chức năng | Có các module là chức năng gia tăng | Có ứng dụng dưới dạng chức năng gia tăng |
Nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ hay lưu trữ ngoại tuyến?
Nên lựa chọn hệ thống lưu trữ dữ liệu tại chỗ nào cho doanh nghiệp còn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp yêu cầu độ bảo mật cao, khả năng kiểm soát tốt, có thể mở rộng khi nhu cầu tăng thì On premise là sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên chi phí và khả năng vận hành cao, đòi hỏi nguồn lực IT lớn.
Trường hợp doanh nghiệp cần sự linh hoạt, khả năng mở rộng, khả năng kiểm soát tốt thì Off premise sẽ thích hợp hơn. Tuy nhiên, so với hệ thống lưu trữ của Cloud thì Off premise tốn nhiều chi phí để triển khai và vận hành.
Xu hướng thị trường khi chọn phương pháp lưu trữ dữ liệu hiện nay
Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường phần mềm đang có dấu hiệu chuyển dịch rõ rệt, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phần mềm On premise thay vì Cloud, tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi chỉ dừng lại mức trung bình.
Kể từ năm 2016, hầu hết doanh nghiệp, tập đoàn vẫn có xu hướng duy trì cơ sở dữ liệu trên On premise. Năm 2020 số doanh nghiệp mới chuyển đổi hoặc sử dụng các phần mềm trên cloud lên đến khoảng 70%.
Trên xu hướng đó, các doanh nghiệp đã dần chuyển sang dùng giải pháp phần mềm cloud để lưu trữ dữ liệu như: SAP, Microsoft, Oracle, AWS,…
Bên cạnh phương pháp lưu trữ Cloud, On premise, Off premise, NAS cũng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong việc lưu trữ dữ liệu. Do đó, quý doanh nghiệp có thể xem xét lựa chọn loại lưu trữ phù hợp với nhu cầu, tài chính hiện có.
Các giải pháp lưu trữ khác
Hiện tại, có khá nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp, trong đó phải kể đến như Cloud Storage, NAS, SAN, DAS. Dưới đây là một số thông tin cơ bản của từng giải pháp, cụ thể:
- SAN: Giải pháp lưu trữ trên hệ thống mạng độc lập, linh hoạt, dễ tiếp cận, dễ quản lý và chia sẽ dữ liệu với các máy chỉ và thiết bị lưu trữ hiện nay. So với các giải pháp lưu trữ khác, SAN tốn khá nhiều chi phí để sử dụng.
- DAS: Là cách lưu trữ dữ liệu trên thiết bị gắn trực tiếp, đây là dạng lưu trữ truyền thống. Các thiết bị được trang bị hệ thống lưu trữ và phần mềm quản lý lưu trữ độc lập. Chi phí sử dụng DAS thấp, dễ cài đặt và độ ổn định cao. Hạn chế là khả năng mở rộng kém, DAS chỉ hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
- NAS: NAS là giải pháp lưu trữ trên thiết bị kết nối mạng LAN, thiết bị lưu trữ mạng NAS được xác định thông qua IP cố định và chịu sự quản lý của máy chủ. Với NAS người dùng có thể truy cập dữ liệu mà không cần phải cấp quyền.
Phương pháp lưu trữ nối mạng NAS Synology
NAS của Synology đem lại sự vượt trội hơn hẳn các giải pháp lưu trữ khác, với NAS doanh nghiệp dễ dàng xây dựng một đám mây lưu trữ riêng, quá trình truy cập, sao lưu và chia sẻ tệp tự do và an toàn.
Đặc biệt dối với những doanh nghiệp có đa máy chủ, NAS giúp điều phối dữ liệu tập trung và thống nhất. Điểm nổi bật của NAS Synology là dễ dàng mở rộng dữ liệu bằng cách thêm các thiết bị khác, giúp ngăn ngừa thiệt hại khi gặp sự cố mạng.
Như vậy, bài viết trên của mstarcorp.vn đã chia sẻ những thông tin liên quan đến giải pháp lưu trữ tại chỗ và những so sánh cho tiết đối với từng hệ thống lưu trữ cụ thể. Hy vọng rằng, bạn sẽ có cái nhìn khách quan về các giải pháp này, từ đó có quyết định đầu tư phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.