🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Generative AI là gì? Tại sao Generative AI lại trở nên phổ biến?

Generative AI là một thuật ngữ đã và đang lan truyền rộng rãi trong ngành Trí tuệ nhân tạo (AI). Từ việc tạo ra hình ảnh, văn bản đến thiết kế sản phẩm và sáng tạo nội dung, Generative AI đang dần thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ. Trong bài viết dưới đây, Mstar Corp sẽ cùng bạn khám phá sâu hơn về Generative AI là gì và tại sao nó lại thu hút sự quan tâm lớn đối với cả những người dùng làm trong lĩnh vực công nghệ và người dùng thông thường.

Generative AI là gì?

Generative AI, hay còn gọi là Trí tuệ Nhân tạo tích hợp, đại diện cho một tập hợp các thuật toán trí tuệ nhân tạo được thiết kế để tạo ra dữ liệu dựa trên thông tin hiện có. Dữ liệu được tạo ra bao gồm văn bản, hình ảnh, video, code, dữ liệu và thậm chí cả các mô hình 3D dựa trên nguồn thông tin đã được thu thập.

Mục tiêu chính của Generative AI là tạo ra nội dung. Tuy nhiên, sự khác biệt chính của Generative AI so với các loại trí tuệ nhân tạo khác là khả năng sáng tạo. Công nghệ này có thể được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ phân tích dữ liệu đến hỗ trợ các hoạt động trong quy trình vận hành doanh nghiệp.

Generative AI là gì? (Nguồn: Internet)

Tại sao Generative AI lại trở nên phổ biến?

Sự bùng nổ của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đang làm các ứng dụng như ChatGPT và DALL-E của OpenAI trở nên phổ biến hơn. Các ứng dụng này sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhanh chóng tạo ra nội dung mới trong nhiều định dạng nội dung khác nhau, bao gồm văn bản, code, email, hình ảnh, thơ, âm nhạc, và còn nhiều loại nữa. Chính vì thế, Generative AI đã thu hút sự chú ý từ nhiều người dùng trong đa dạng lĩnh vực.

Trong thực tế, ChatGPT đã thu hút hơn một triệu người dùng chỉ trong vòng một tuần, trở thành hiện tượng công nghệ chỉ trong một thời gian ngắn sau khi ra mắt. Sự thành công này đã tạo động lực cho các tập đoàn công nghệ lớn trên toàn cầu như Google, Microsoft, và Opera tham gia sáng tạo và phát triển công cụ Generative AI trên các nền tảng khác nhau. 

Với sự gia nhập và phát triển ngày càng mạnh mẽ của các công cụ Generative AI khác nhau cùng, mức độ quan tâm và phổ biến của các công cụ Trí tuệ nhân tạo  được dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Tại sao Generative AI lại trở nên phổ biến?

Tại sao Generative AI lại trở nên phổ biến? (Nguồn: Internet)

Mối liên kết giữa học máy và Generative AI

Học máy là học có giám sát – một trong những nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực công nghệ. Trong học máy, các hệ thống máy tính được đào tạo trên một tập dữ liệu có chứa các ví dụ đã được gán nhãn. Điều này đồng nghĩa, mỗi ví dụ trong tập dữ liệu có một đầu vào và một đầu ra tương ứng. Thuật toán sẽ học cách nhận biết các mẫu trong dữ liệu và dự đoán kết quả dựa trên việc học từ các mẫu đã được cung cấp.

Tuy nhiên, Generative AI là có khả năng thực hiện nhiều công việc hơn là chỉ dự đoán. Thay vào đó, Generative AI có khả năng tạo nội dung mới và độc đáo bằng cách học từ các nguồn dữ liệu lớn. Các thuật toán Generative AI có khả năng tạo ra hình ảnh, văn bản, âm nhạc, và nhiều loại nội dung khác. Vì thế, Generative AI được ứng dụng rộng rãi từ lĩnh vực nghệ thuật, giải trí đến y học, kỹ thuật.

Mối liên kết giữa học máy và Generative AI

Mối liên kết giữa học máy và Generative AI (Nguồn: Internet)

Hệ thống nào đang sử dụng Generative AI?

Tiềm năng của Generative AI không bị giới hạn trong bất kỳ lĩnh vực hoặc ứng dụng nào cụ thể. Vì thế, các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay đã và đang có nhiều dự án được phát triển để khai thác tối đa hiệu quả và sức mạnh của công nghệ này.

Ví dụ, Google đang phát triển một hệ thống trí tuệ nhân tạo có tên là Bard, với mục tiêu hỗ trợ quá trình sáng tạo của người dùng, từ tạo văn bản, trả lời các câu hỏi đến tạo code,…

Một ví dụ khác là sử dụng Generative AI để tạo ra các mô hình 3D chân thực của nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt hữu ích cho các trò chơi điện tử đến kiến trúc và ngành công nghiệp sản xuất.

Hệ thống nào đang sử dụng Generative AI?

Hệ thống nào đang sử dụng Generative AI? (Nguồn: Internet)

Generative AI tạo văn bản

  • ChatGPT tích hợp vào Bitrix24: Việc tích hợp ChatGPT và Bitrix24 hỗ trợ người dùng trong quá trình sáng tạo, đồng thời nhanh chóng tạo ra văn bản và trả lời hiệu quả các câu hỏi ngay trên nền tảng Bitrix24. Nhờ đó, việc viết email, bài blog, hay quản trị tài liệu, trả lời câu hỏi của khách hàng cũng sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Mstar Corp tiên phong tích hợp ChatGPT vào Bitrix24, giúp tối ưu hóa thời gian và quy trình tạo nội dung cho các doanh nghiệp.

ChatGPT tích hợp vào Bitrix24

ChatGPT tích hợp vào Bitrix24 (Nguồn: Internet)

  • Bing Chat Enterprise: Là một công cụ tìm kiếm thông minh với khả năng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điểm đặc biệt của Bing Chat Enterprise là khả năng đọc, hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Với khả năng này, công cụ có thể đối phó với các câu hỏi phức tạp từ người dùng và cung cấp thông tin chi tiết, hữu ích một cách nhanh chóng.

Bing Chat Enterprise

Bing Chat Enterprise (Nguồn: Internet)

  • Microsoft 365 Copilot: Microsoft 365 Copilot là trợ lý chatbot AI trên Microsoft, hoạt động liên tục và tích hợp vào email, tài liệu, cuộc họp và dịch vụ Business Chat mới. Copilot không chỉ là một chatbot bình thường, mà còn là đối tác đáng tin cậy, sẵn sàng hỗ trợ trong mọi khía cạnh của công việc và dự án. Không còn là “người nhận lệnh” đơn thuần, Copilot có khả năng hiểu và thích nghi với nhu cầu của khách hàng, từ đó cung cấp giải pháp và gợi ý thông minh dựa trên ngữ cảnh.

Microsoft 365 Copilot

Microsoft 365 Copilot (Nguồn: Internet)

Generative AI tạo hình ảnh

  • Microsoft Designer: Microsoft Designer là ứng dụng sử dụng công nghệ Generative AI để tạo hình ảnh và đồ họa. Với Microsoft Designer, bạn có thể dễ dàng tạo hình ảnh, biểu đồ, và đồ họa cho các dự án. Công nghệ này có khả năng tự động tạo ra hình ảnh dựa trên mô tả từ người sử dụng. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình và thời gian thiết kế cho nhà sáng tạo nội dung, thiết kế,…

Microsoft Designer

Microsoft Designer (Nguồn: Internet)

  • Bing Image Creator: Bing Image Creator là một công cụ trực tuyến sử dụng Generative AI để tạo hình ảnh, cho phép người dùng tạo hình ảnh độc đáo, phong cách và phù hợp với nhu cầu. Công nghệ này sử dụng một loạt các mô hình AI để tạo ra hình ảnh dựa trên mô tả hoặc yêu cầu từ người dùng. Với Bing Image Creator, bạn có khả năng tạo hình ảnh cho trang web, bài viết, hoặc các dự án sáng tạo một cách nhanh chóng.

Bing Image Creator

Bing Image Creator (Nguồn: Internet)

Gói Microsoft 365 cho doanh nghiệp cung cấp các công cụ Generative AI giúp tạo văn bản và hình ảnh nhanh chóng, tiện lợi. Liên hệ ngay với Mstar Corp – Đối tác của Microsoft 365 ở Việt Nam, để được tư vấn và triển khai gói Microsoft 365 phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng và lợi ích của gói Microsoft 365.

Bài viết trên của Mstar Corp đã giúp bạn khám phá Generative AI là gì. Nếu bạn đang muốn tận dụng Generative AI để cải thiện hiệu suất làm việc, giảm chi phí và đạt được hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Mstar Corp. 

Mstar Corp mang đến quy trình tư vấn chuyên nghiệp, mà còn đồng hành xuyên suốt quá trình trong và sau khi triển khai, giúp tối ưu hóa giải pháp công nghệ theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, Mstar Corp tự tin là đối tác công nghệ đáng tin cậy của khách hàng.

Nội dung bài viết

Kiến thức