🎁 Ưu Đãi Khi Mua Combo NAS + HDD

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Khái niệm FCC là gì? Quy trình 4 bước đăng ký chứng nhận FCC

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

FCC là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các sản phẩm điện tử và viễn thông nhằm đảm bảo chúng tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và không gây nhiễu sóng.Tìm hiểu thông tin chi tiết về FCC ngay trong bài viết bên dưới của Mstar Corp.

 

FCC là gì?

FCC (Federal Communications Commission) là Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ, cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các sản phẩm điện tử và viễn thông. Nhiệm vụ chính của FCC là đảm bảo rằng các thiết bị phát sóng, truyền thông và điện tử không gây nhiễu sóng và an toàn cho người sử dụng.

Định nghĩa FCC
Định nghĩa FCC

 

Ý nghĩa của Logo FCC là gì?

Các sản phẩm điện tử thường có nhãn FCC được niêm yết không chỉ được bán tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Logo FCC được gắn trên các sản phẩm điện tử để chỉ ra rằng sản phẩm đã được kiểm tra và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và kỹ thuật do FCC đặt ra.

Logo này là dấu hiệu nhận biết quan trọng, giúp người tiêu dùng yên tâm về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Đồng thời, nó cũng là một chứng nhận uy tín giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và quốc tế.

Xem thêm: Network Access Control (NAC) là gì?

 

Các quy định của FCC là gì?

Cơ quan Quản lý Viễn thông Liên bang (FCC) đã xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra thiết bị điện tử dựa trên mức độ tần số vô tuyến mà chúng truyền tải. Các quy định của FCC được đề cập trong Tiêu đề 47 của Bộ luật Quy định Liên bang (Code of Federal Regulations) và bao gồm các thử nghiệm được phân loại theo từng loại thiết bị, bao gồm:

  • FCC Phần 11 là “Hệ thống cảnh báo khẩn cấp“.
  • FCC Phần 15 là “Thiết bị tần số vô tuyến“.
  • FCC Phần 18 là “Thiết bị Công nghiệp, Khoa học và Y tế“.
  • FCC Phần 22 là “Dịch vụ Di động Công cộng“.
  • FCC Phần 24 là “Dịch vụ Thông tin Cá nhân“.
  • FCC Phần 90 là “Dịch vụ vô tuyến điện thoại di động trên đất tư nhân“.
  • FCC Phần 95 là “Dịch vụ Radio Cá nhân“.

Các thiết bị điện tử dưới sự quản lý của FCC được chia thành hai nhóm chính: các thiết bị phát ra tần số vô tuyến có chủ đích như một phần hoạt động của chúng, và các thiết bị phát ra tần số vô tuyến không chủ đích. Từ đó sinh ra sóng vô tuyến do hoạt động tình cờ của chúng.

Chứng nhận sản phẩm quốc tế ngoài FCC Certification
Chứng nhận sản phẩm quốc tế ngoài FCC Certification

 

Các mặt hàng được phép đăng ký chứng nhận FCC hiện nay

Chứng nhận của FCC là bắt buộc đối với tất cả các thiết bị điện tử phát ra tần số vô tuyến từ 9 Khz trở lên. Các nhà sản xuất thiết bị phải cam kết rằng sản phẩm đó sẽ không gây ảnh hưởng tới các thiết bị khác và không gây rủi ro hoặc gây hại cho người sử dụng. Hãng sản xuất nào vi phạm sẽ bị phạt tiền và thu hồi tất cả sản phẩm nếu không tuân thủ yêu cầu của FCC.

Danh sách mặt hàng được đăng ký chứng nhận FCC
Danh sách mặt hàng được đăng ký chứng nhận FCC

 

Hiện nay, các thiết bị điện tử phát ra tần số vô tuyến cần phải tuân thủ chỉ thị EMC theo yêu cầu của Ủy ban Truyền thông Liên bang. Cụ thể các loại thiết bị bao gồm: thiết bị điện tử, thiết bị tương thích điện từ, bộ điều hợp nguồn (Adapter), thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị mạng cục bộ không dây (Wifi), máy phát từ xa y tế không dây, thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông, thiết bị sử dụng sóng bluetooth, máy phát điều khiển từ xa, máy phát vô tuyến di động trên mặt đất, và thiết bị và hệ thống bảo vệ trong môi trường dễ cháy nổ.

 

Quy trình 4 bước đăng ký chứng nhận FCC

Để đạt được chứng nhận FCC cho sản phẩm, các nhà sản xuất cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình chứng nhận của FCC, cụ thể gồm 4 bước chính sau.

 

Quy trình kiểm tra sản phẩm

Để đạt được chứng nhận FCC, các sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm tra để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của FCC. Quá trình kiểm tra này thường bao gồm đo lường các thông số kỹ thuật, kiểm tra khả năng phát sóng, khả năng giảm nhiễu và độ an toàn.

 

Quy trình đăng ký và nộp đơn

Các nhà sản xuất tiếp tục đăng ký và nộp đơn chứng nhận FCC trực tiếp với FCC hoặc thông qua một tổ chức cấp phép được ủy quyền chính thức bởi FCC. Quy trình này bao gồm việc nộp đơn, hồ sơ sản phẩm, mẫu sản phẩm, thông tin kỹ thuật và các thông tin khác.

Để được cấp phép chứng nhận, các sản phẩm điện tử cần phải thực hiện thử nghiệm và có số đăng ký FCC (FRN) được lấy tại CORES của FCC. Quá trình lấy số FCC sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp địa chỉ doanh nghiệp và thông tin liên hệ đầy đủ.

Quy trình đăng ký chứng nhận FCC diễn ra như thế nào?
Quy trình đăng ký chứng nhận FCC diễn ra như thế nào?

 

Thủ tục chứng nhận

Sau khi nhận được đơn đăng ký và hồ sơ sản phẩm, FCC mới đến bước tiến hành xác minh và kiểm tra thông tin trước khi đưa ra quyết định về việc cấp chứng nhận FCC hoặc từ chối. Quy trình này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, phụ thuộc vào loại sản phẩm và quy định của địa phương và quốc gia.

 

Cập nhật chứng nhận

Khi có sự thay đổi về thiết kế hoặc chức năng của sản phẩm, yêu cầu cập nhật chứng nhận FCC sẽ được áp dụng. Quy trình cập nhật cũng diễn ra tương tự như quy trình đăng ký ban đầu.

 

Một số chứng nhận sản phẩm quốc tế khác ngoài FCC Certification

Để sản phẩm được xuất khẩu và bán ra thị trường quốc tế một cách hợp pháp, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của từng quốc gia. Do vậy, việc sở hữu các chứng nhận sản phẩm quốc tế uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chất lượng, độ an toàn và tính tương thích của sản phẩm, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường tiềm năng. Dưới đây là một số chứng nhận sản phẩm quốc tế phổ biến:

 

Chứng nhận FDA

Chứng nhận FDA được cấp bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và hiệu quả của thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế và các sản phẩm khác.

Chứng nhận sản phẩm quốc tế ngoài FCC Certification
Chứng nhận sản phẩm quốc tế ngoài FCC Certification

 

Chứng nhận CE

Được sử dụng để chỉ sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường của Liên minh Châu Âu. Chứng nhận CE là điều kiện cần để sản phẩm được nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường chung của EU.

 

Chứng nhận RoHS

Được áp dụng trong Liên minh Châu u, RoHS quản lý việc sử dụng các chất độc hại như chì, thủy ngân, cadmium, Crom hexavalent, polybrominated biphenyls (PBBs), và polybrominated diphenyl ethers (PBDEs) trong các sản phẩm

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ FCC và quy trình đăng ký chứng nhận không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật mà còn nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm của bạn trên thị trường quốc tế.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật