🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Khái niệm địa chỉ IP? Cấu tạo, phân loại địa chỉ IP và cách xem

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Địa chỉ IP của mỗi thiết bị là tiêu chuẩn định dạng với 4 nhóm chữ số khác nhau có công dụng điều hướng dữ liệu, sử dụng để liên lạc và truyền tin trên internet. Đây là thành phần cốt lõi không thể thiếu để kết nối mạng cho máy Client đến máy chủ Server.

Vậy địa chỉ IP là gì, ưu nhược điểm, phân loại, cấu tạo và hướng dẫn xem địa chỉ IP như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo với chúng tôi ngay trong nội dung dưới đây nhé.

 

Địa chỉ IP là gì?

Tìm hiểu về địa chỉ IP
Tìm hiểu về địa chỉ IP

 

IP là cụm từ viết tắt của Internet Protocol là 1 giao thức cơ bản trong hệ thống mạng, được dùng trong mạng máy tính để truyền dữ liệu bởi các máy chủ nguồn và đích. Trong thế giới điện tử, các thiết bị nhận diện và giao tiếp qua địa chỉ IP, mỗi thiết bị được cấp 1 địa chỉ IP riêng biệt.

Như vậy IP tương tự như địa chỉ nhà riêng hay địa chỉ doanh nghiệp cung cấp để nhận diện. Vì vậy khi chúng ta truy cập vào website hay email, dù IP không gắn trực tiếp với thiết bị, thì những con số này vấn thiết lôi 1 vài thông tin về người dùng.

 

Địa chỉ IP dùng để làm gì?

Công dụng của địa chỉ IP
Công dụng của địa chỉ IP

 

Nếu bạn đang băn khoăn địa chỉ IP dùng để làm gì, thì đây chính là thông tin cung cấp danh tính cho các thiết bị trên mạng internet. Khi kết nối mạng, IP giúp phân biệt, chia sẻ, giao tiếp giữa các thiết bị.

Ví dụ: Bạn cần có địa chỉ, số điện thoại chính xác khi muốn gửi một món quà đến tay người nào đó. Đây cũng là quy trình chung khi gửi dữ liệu qua internet, thay vì dùng số điện thoại và địa chỉ thì máy tính sẽ dùng DNS Server để tra cứu đích đến và IP. Quy trình này chỉ khác là được thực hiện hoàn toàn tự động.

Khi bạn muốn tìm kiếm từ khóa “cách kiểm tra IP” trên google, yêu cầu sẽ được chuyển đến DNS Server. Sau đó quá trình tìm kiếm các website chứa kết quả cùng địa chỉ IP tương tự được thực hiện. Nên nếu không có IP thì thiết bị không nhận biết được người dùng đang muốn tìm kiếm những gì, không thể xác định được đường dẫn để tìm kiếm.

 

Ưu, nhược điểm của địa chỉ IP

Địa chỉ IP có ưu, nhược điểm gì?
Địa chỉ IP có ưu, nhược điểm gì?

 

Ưu điểm của địa chỉ IP là giao thức kết nối thông minh giúp quá trình truy cập mạng internet dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, mỗi thiết bị đều có 1 địa chỉ IP riêng biệt nên giúp quản lý hệ thống mạng của người dùng đơn giản hơn.

Tuy nhiên địa chỉ IP cũng có nhược điểm nhất định là người dùng có thể bị khai thác thông tin cá nhân nếu bị hacker xâm nhập. Ngoài ra, tất cả hoạt động truy cập của bạn trên thiết bị đều sẽ bị địa chỉ IP lưu lại.

 

Cấu tạo của địa chỉ IP

Địa chỉ IP có cấu tạo như thế nào?
Địa chỉ IP có cấu tạo như thế nào?

 

Địa chỉ IP tiêu chuẩn được định dạng với 4 nhóm chữ số, được giới hạn từ 0 – 255 và ngăn cách bởi dấu “.”. Theo quy định địa chỉ IP phân thành 5 lớp phân biệt (class):

  • Lớp A: Lớp A bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên mang giá trị từ 1 – 126, dành riêng cho địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới. Địa chỉ lớp A từ 1.0.0.1 – 126.0.0.0
  • Lớp B: Lớp B bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên mang giá trị từ 128 – 191, dành cho tổ chức hạng trung trên thế giới. Địa chỉ lớp B từ 128.1.0.0 – 191.254.0.0
  • Lớp C: Lớp C bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên mang giá trị từ 192 – 223, dành cho các tổ chức nhỏ, bao gồm cả các máy tính cá nhân. Địa chỉ lớp C từ 192.0.1.0 – 223.255.254.0
  • Lớp D: Lớp C bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet đầu tiên mang giá trị từ 224 – 239, có 4 bit đầu tiên là 1110, dành cho phát thông tin (multicast/broadcast). Địa chỉ lớp D từ 224.0.0.0 – 239.255.255.255
  • Lớp E: Lớp C bao gồm các địa chỉ IP có oc-tet mang giá trị từ 240 – 255, có 4 bit đầu tiên là 1111. Địa chỉ lớp E từ 240.0.0.0 – 254.255.255.255
  • Loopback: Lớp Loopback có địa chỉ 127.x.x.x, được sử dụng riêng để kiểm tra vòng lặp quy hồi

Trên thực tế các địa chỉ lớp A, B, C được sử dụng trong cài đặt các nút mạng, lớp D được dùng trong vài ứng dụng dàng truyền thông đa phương tiện, lớp E dự phòng và nằm trong phòng thí nghiệm.

 

Các loại địa chỉ IP

Hiện nay có 4 loại hình IP thông dụng và mỗi loại có thể là địa chỉ IPv4 hoặc IPv6 là IP Private (IP cá nhân), IP Public (IP công cộng), IP Static (IP tĩnh) và IP Dynamic (IP động).

Phân loại địa chỉ IP
Phân loại địa chỉ IP

 

IP công cộng (IP Public)

IP Public hay IP công cộng là địa chỉ để hướng các yêu cầu Internet tới địa chỉ cụ thể được nhà cung cấp internet sử dụng. Đây là địa chỉ IP mà doanh nghiệp hay gia đình dùng để kết nối các thiết bị, cho phép giao tiếp trực tiếp hoặc truy cập web với máy tính của người dùng khác.

Địa chỉ IP công cộng cho phép nhiều thiết bị kết nối internet.

 

IP cá nhân (IP Private)

IP cá nhân là địa chỉ độc lập sử dụng trong mạng nội bộ như mạng trường học, gia đình, doanh nghiệp. IP Private khác với IP công cộng là không thể kết nối trực tiếp với internet mà chỉ cho phép giao tiếp cho các thiết bị trong cùng mạng nội bộ thông qua router (bộ định tuyến).

IP cá nhân có thể được cấp bằng thiết lập thủ công theo cách mong muốn hoặc cấp tự động bởi router.

 

Địa chỉ IP tĩnh (IP Static)

IP Static là địa chỉ dành riêng cho 1 nhóm người hoặc 1 người sử dụng, thiết bị luôn duy trì 1 địa chỉ IP cố định. IP tĩnh thường được sử dụng cho các máy chủ nhằm đảm bảo nhiều người có thể truy cập mà không làm gián đoạn mạng hoạt động như máy chủ thư điện tử, máy chủ web…

 

Địa chỉ IP động (IP Dynamic)

IP động là địa chỉ IP có thể thay đổi trên 1 thiết bị. Trong hầu hết các trường hợp, nhà cung cấp dịch vụ internet tự động cung cấp cho người dùng các địa chỉ khác nhau sau mỗi lần kết nối hoặc trong 1 phiên kết nối.

Đây là cách để nhà cung cấp tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang ngày một cạn kiệt. Khi 1 địa chỉ IP không được sử dụng trên thiết bị này, thì sẽ được cung cấp cho một người khác sử dụng.

 

Xem địa chỉ IP trên điện thoại Android, iPhone như thế nào?

Hướng dẫn xem địa chỉ IP trên điện thoại Android, iPhone
Hướng dẫn xem địa chỉ IP trên điện thoại Android, iPhone

 

Nhiều người tò mò về cách xem địa chỉ IP trên điện thoại di động. Vậy cách xem trên điện thoại Android và iPhone có khác nhau không, thực hiện như thế nào? Mời bạn tham khảo nội dung sau đây để tìm ra đáp án nhé.

 

Cách xem IP công cộng trên điện thoại

Người dùng có thể xem IP công cộng trên điện thoại Android và iPhone bằng cách:

  • Bước 1: Mở trình duyệt website trên điện thoại di động => nhập vào ô Search cụm từ whatismyip.com
  • Bước 2: Tìm trên website thông tin địa chỉ IP công cộng của bạn đã tự động hiển thị

Trên điện thoại Android và iPhone người dùng có thể tải ứng dụng đáng tin cậy NordVPN hoặc ExpressVPN để xem địa chỉ IP và bảo vệ IP khi truy cập internet.

 

Cách xem IP cá nhân trên điện thoại

Tìm hiểu cách xem IP cá nhân trên điện thoại Android:

  • Cài đặt qua máy: Trên màn hình chính điện thoại Android mở phần Cài đặt => tìm chọn Thông tin về máy => nhấn chọn Trạng thái để xem địa chỉ IP của điện thoại
  • Sử dụng ứng dụng: Sử dụng ứng dụng trên CH Play để kiểm tra IP như IP Tools, Network Info II. Bạn hãy tải ứng dụng, mở và thực hiện theo hướng dẫn là xem được địa chỉ IP.

Cách xem địa chỉ IP cá nhân trên điện thoại iOS:

  • Cài đặt qua máy: Trên màn hình chính điện thoại Android mở phần Cài đặt => tìm chọn Wifi => nhấn chọn Tên mạng đang kết nối để xem địa chỉ IP của điện thoại hiện ra ở đây
  • Sử dụng ứng dụng: Sử dụng ứng dụng trên App Store để kiểm tra IP như Fing hoặc Network Analyzer. Bạn hãy tải ứng dụng, mở và thực hiện theo hướng dẫn là xem được địa chỉ IP.

 

Cách xem IP trên máy tính Windows, MacBook

Để xem địa chỉ IP trên máy tính có nhiều cách, tuy nhiên với máy tính Windows và MacBook thực hiện khác nhau. Cụ thể:

Xem địa chỉ IP trên máy tính Windows, MacBook bằng cách nào?
Xem địa chỉ IP trên máy tính Windows, MacBook bằng cách nào?

 

Xem IP trên máy tính Windows

Người dùng có thể xem địa chỉ IP trên máy tính Windows bằng 5 cách sau: xem bằng Command Prompt, từ thành Taskbar, Task Manager, Powershell và bằng Network & Internet Settings.

Xem IP trên máy tính Windows bằng CMD

  • Bước 1: Mở hộp thoại Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R => trên thanh tìm kiếm nhấn từ khóa Cmd và chọn OK
  • Bước 2: Tại cửa sổ lệnh gõ câu lệnh ipconfig => chọn Enter
  • Bước 3: Địa chỉ IP hiển thị sau IPv4 Address

Xem từ thanh Taskbar

  • Bước 1: Di chuyển chuột đến thành Taskbar => nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Open Network & Internet settings
  • Bước 2: Trên màn hình mới hiển thị chọn Open Network and Sharing Center => tại dòng Connections nhấn vào tên mạng
  • Bước 3: Tiếp tục chọn Details => địa chỉ IP hiển thị sau IPv4 Address

Xem IP bằng Task Manager (áp dụng cho Windows 10 và Windows 8)

  • Bước 1: Di chuyển chuột đến thành Taskbar => nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Task manager
  • Bước 2: Mở Performance => chọn Wifi hoặc Ethernet
  • Bước 3: Địa chỉ IP hiển thị sau IPv4 Address

Xem qua Powershell

  • Bước 1: Mở hộp thoại Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R => trên thanh tìm kiếm nhấn từ khóa Powershell
  • Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để vào Powershell chế độ Administrator => gõ lệnh Get-NetIpAddress và chọn Enter
  • Bước 3: Địa chỉ IP hiển thị sau IPv4 Address

Xem bằng Network & Internet Settings

  • Bước 1: Di chuyển chuột đến thành Taskbar => nhấn chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Open Network & Internet settings
  • Bước 2: Mở Status => tìm và nhấn chọn Change Connection Properties
  • Bước 3: Địa chỉ IP hiển thị sau IPv4 Address

 

Xem IP trên máy tính MacBook

Trên máy tính MacBook người dùng có thể xem địa chỉ IP dễ dàng bằng cách thực hiện các bước trên máy chạy hệ điều hành MacOS hoặc bằng Terminal.

Các bước xem IP trên máy chạy hệ điều hành MacOS

  • Bước 1: Tại góc trên bên trái màn hình chọn biểu tượng Apple => Mở cài đặt hệ thống bằng cách chọn ô Tùy chọn hệ thống (System Preferences)
  • Bước 2: Trên màn hình hiển thị chọn Mạng (Network) mở thông tin kết nối mạng => Xác định loại hình kết nối internet
  • Bước 3: Địa chỉ IP xuất hiện ở dòng chữ Trạng thái

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra thông tin bằng cách bấm trực tiếp vào kết nối trên khung bên trái màn hình. Từ đó bạn có thể xem các thông số, địa chỉ IP mà mình dùng.

Xem bằng Terminal

  • Bước 1: Sử dụng tổ hợp Cmd + Space để mở ra Spotlight => tìm kiếm Terminal
  • Bước 2: Trên ô Terminal dùng lệnh ifconfig => hiển thị thông tin về máy tính đang sử dụng

Bạn có thể chọn cách tìm kiếm thủ công bằng cách tìm trong ô inet hoặc sử dụng dòng lệnh ifconfig | grep “inet ” | grep -v 127.0.0.1 để xóa bớt thông tin khiến việc tìm kiếm dễ dàng hơn.

 

Hướng dẫn cách ẩn địa chỉ IP

Làm thế nào để ẩn địa chỉ IP?
Làm thế nào để ẩn địa chỉ IP?

 

Khi người khác biết địa chỉ IP của bạn, người đó có thể dùng với mục đích xấu. Do đó nhiều người muốn ẩn đi địa chỉ IP của mình để chống bị hacker tấn công và không bị người khác định vị vị trí của bản thân. Dưới đây là những cách ẩn IP mà bạn có thể tham khảo: ẩn IP với Proxy, ẩn IP với VPN.

Ẩn IP với máy chủ Proxy

Nếu bạn muốn ẩn IP ngay lập tức thì cách ẩn với máy chủ là đơn giản nhất. Proxy hoạt động tương tự một mặt nạ khi bạn lướt web, nếu bạn gửi đi yêu cầu, máy chủ sẽ chặn hoặc đáp trả yêu cầu theo từng IP. Tuy nhiên khi bạn ẩn IP với Proxy, những bên liên quan sẽ thấy giao thông giữa máy tính và máy chủ. Do đó chúng ta chỉ nên áp dụng phương pháp này khi cần xử lý dữ liệu nhạy cảm.

Nếu bạn sử dụng máy chủ miễn phí trên internet hãy lưu ý không nên trao đổi thông tin cá nhân với người khác, bởi máy chủ này thường không đáng tin cậy. Để đảm bảo an toàn, chúng ta cũng nên sử dụng các biện pháp kiểm tra máy Proxy như Hascheck. Cách tốt nhất để ẩn IP hiệu quả là sử dụng máy chủ trả phí đi kèm với Virtual Private Network (VPN)

Ẩn IP với VPN

VPN hoạt động tương tự 1 máy chủ giúp thay đổi địa chỉ IP của máy tính, bảo vệ tất cả các hoạt động internet rời khỏi máy tính. Khi người dùng gửi thông tin đi, thông tin được chuyển đến máy chủ VPN, sau đó VPN chuyển yêu cầu đến IP khác để tránh việc bị theo dõi.VPN khác với máy chủ Proxy khá yếu vì được cài đặt 1 đường hầm mã hóa giữa thiết bị, nên các yêu cầu người dùng chuyển đến internet được sử dụng 1 IP hoàn toàn khác.

Tuy nhiên VPN tốn chi phí khá cao, do đó việc xem video không giới hạn địa lý có thể ở tốc độ không như cam kết với từng loại VPN tương ứng. Nếu muốn bảo mật an ninh và cá nhân người dùng nên sử dụng Proxy, VPN hoặc cả 2. Hoặc bạn có thể chọn dùng Proxy miễn phí nếu không đủ chi phí.

 

Hướng dẫn cách kiểm tra vị trí địa lý thông qua IP

Trên thực tế nhiều người dùng có nhu cầu tìm hiểu địa chỉ thật của 1 người, 1 công ty hay 1 đơn vị nào đó khi đã biết địa chỉ IP. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để kiểm tra vị trí địa lý thông qua IP.

Kiểm tra vị trí địa lý thông qua IP qua website

Các bước tìm IP của máy tính của bạn với địa chỉ IP trên hệ thống internet toàn cầu:

Người dùng có thể thực hiện các bước tương tự với chức năng IP Lookup của WhatIsMyIP

Cách xác định chính xác IP của website thực hiện bằng cách Ping Domain trong cmd, bạn sẽ nhận về IP tương ứng của Server website đó. Tuy nhiên, độ chính xác của kết quả nhận được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ quan đăng ký địa chỉ IP, hệ thống viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ internet, tình trạng IP ảo, Proxy…

Ví dụ: Nếu người dùng muốn xác định IP của website mstarcorp.vn thì mở Run và nhập từ khóa cmd. Tiếp theo bạn cần nhập lệnh ping mstarcorp.vn để nhận kết quả.

 

Các bước tìm địa chỉ IP của máy tính khác trong mạng LAN như thế nào?

Cách tìm địa chỉ IP của máy tính khác trong mạng LAN
Cách tìm địa chỉ IP của máy tính khác trong mạng LAN

 

Thông thường, để tìm IP cần kiểm tra trực tiếp máy tính hoặc phần mềm điều khiển từ xa. Tuy nhiên nếu máy tính kết nối cùng mạng LAN thì việc tìm địa chỉ IP dễ dàng hơn thông qua việc sử dụng phần mềm Advanced IP Scanner hoặc Home Network.

Cách tìm IP của máy tính khác qua phần mềm Advanced IP Scanner

Sử dụng phần mềm Advanced IP Scanner sẽ giúp bạn tìm kiếm nhanh chóng tất cả địa chỉ IP trong mạng LAN. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tải phần mềm Advanced IP Scanner về máy tính => thực hiện các bước cài đặt, lưu ý chọn ngôn ngữ cài đặt English
  • Bước 2: Chọn Install => tiếp tục chọn Next
  • Bước 3: Chọn tích vào ô I Accept The Agreement => nhấn chọn Install cài đặt phần mềm trên máy tính và chờ quá trình hoàn thành
  • Bước 4: Màn hình mới hiển thị đưa về giao diện chính của phần mềm sau khi cài đặt thành công => phần mềm từ động nhận diện IP của máy tính đang ở dụng
  • Bước 5: Tại giao diện của phần mềm nhấn nút Scan để quét địa chỉ MAC và IP của máy tính trong cùng mạng LAN

Chờ quá trình quét thành công người dùng nhận được kết quả là danh sách thiết bị, địa chỉ IP, địa chỉ MAC, nhà sản xuất từng thiết bị có cùng kết nối mạng LAN.

Cách tìm IP của máy tính khác qua Home Network

Sử dụng Home Network cũng là cách kiểm tra địa chỉ IP đơn giản, nhanh chóng:

  • Bước 1: Chuyển chế độ mạng máy tính về Home Network

Mở Control Panel => trên giao diện mới xuất hiện tiếp tục chọn Network and Internet

Chọn Network and Sharing Center => chuyển Home Network nếu mạng ở chế độ Public Network

Chọn Home Network => nhấn nút Cancel để hoàn thành việc chuyển đổi

  • Bước 2: Mở Control Panel => trên giao diện mới xuất hiện chọn Network and Internet
  • Bước 3: Chọn mục Network and Sharing Center (hoặc click chuột vào biểu tượng bên phải màn hình) => trên màn hình mới hiển thị chọn See Full Map và chờ quá trình load hoàn thành
  • Bước 4: Trên màn hình mới hiển thị, di chuyển chuột đến máy tính cần xem địa chỉ IP để kiểm tra thông tin bạn cần

 

Cách sửa lỗi xung đột IP trên máy tính hiệu quả

Hướng dẫn cách sửa lỗi xung đột IP trên máy tính
Hướng dẫn cách sửa lỗi xung đột IP trên máy tính

 

Xung đột IP có thể xảy ra do nguyên nhân 2 máy tính cùng thiết lập 1 địa chỉ IP tĩnh giống nhau, dẫn đến thiết bị bị mất kết nối internet mặc dù modem/ router vẫn hoạt động. Để sửa lỗi xung đột IP trên máy tính có thể áp dụng một số cách như Restart Modem và Router, Làm mới IP bằng CMD, Tự thiết lập lại địa chỉ IP. Chi tiết từng bước thực hiện của các biện pháp xử lý bạn có thể tham khảo trong nội dung tiếp theo của bài viết.

Restart Modem và Router

Cách đơn giản và nhanh nhất để sửa lỗi xung đột IP là Restart Modem và Router. Người dùng chỉ cần tắt Modem và Router trong khoảng thời gian từ 10 – 30s, sau đó lần lượt bật trở lại.

Làm mới IP bằng CMD

Các bước làm mới IP bằng CMD như sau:

  • Bước 1: Nhấn Start => tìm Run => trên cửa sổ tìm kiếm nhấn từ khóa cmd để vào tìm command line
  • Bước 2: Xóa địa chỉ IP hiện tại bằng cách gõ câu lệnh ipconfig /release => nhập câu lệnh ipconfig /renew để lấy IP mới hiển thị ở dòng IPv4 Address

Lưu ý: Trong trường hợp máy tính đang dùng IP tĩnh, hiển thị thông báo lệnh thất bại hãy chuyển sang cách Tự thiết lập lại địa chỉ IP

Tự thiết lập lại địa chỉ IP

Khi máy tính sử dụng IP tĩnh, người dùng thiết lập IP mới không trùng với các máy sẵn có trong hệ thống bằng cách sử dụng DHCP. Khi dùng DHCP hệ thống tự thiết lập IP mới.

  • Bước 1: Mở Control Panel => trên màn hình mới hiển thị chọn Network and Sharing Center
  • Bước 2: Chọn Change adapter settings => di chuyển chuột đến mạng máy tính đang sử dụng, click chuột phải vào mạng và chọn Properties
  • Bước 3: Người dùng có 2 sự lựa chọn

Tự lấy địa chỉ IP mới từ server DHCP (Obtain an IP address automatically)

Tự điền địa chỉ IP tĩnh mới (Use the following IP address)

Trong trường hợp người dùng không biết cách tự thiết lập IP tĩnh, hãy lấy DHCP IP, địa chỉ Ip sẽ được tự động dò và thiết lập địa chỉ không bị xung đột trên thiết bị.

Trên đây là tổng hợp thông tin có liên quan đến IP và hướng dẫn các cách kiểm tra địa chỉ IP. Nếu bạn còn thắc mắc nào hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để nhận hỗ trợ, giải đáp chi tiết nhé.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật