Đối với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, việc đảm bảo tính chính xác của dữ liệu là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả, kịp thời. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong quy trình đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực. Trong bài viết này, Mstar Corp giới thiệu giải pháp đồng bộ dữ liệu giữa các chi nhánh của công ty, giúp hạn chế thiếu sót về dữ liệu, đồng thời tăng khả năng phục hồi dữ liệu sau thảm họa.
Khó khăn trong quy trình đồng bộ dữ liệu giữa các chi nhánh
Khác biệt về hạ tầng công nghệ giữa các chi nhánh
Đối với các doanh nghiệp nhiều chi nhánh, sự khác biệt về hạ tầng công nghệ giữa các chi nhánh, đặc biệt là hệ thống mạng hoặc phần mềm quản lý, dẫn đến việc dữ liệu không được đồng bộ liên tục, gây gián đoạn trong quá trình vận hành.
Tốc độ kết nối internet
Đa phần các chi nhánh của công ty đều có nhu cầu sử dụng hoặc truy cập cùng một bộ tài liệu như: Sales kit, Proposal, Brochure, Profile công ty, báo cáo tài chính, các bản thuyết trình đào tạo nội bộ, … Tuy nhiên, giới hạn băng thông và độ trễ mạng là một thách thức với các quản trị viên trong việc đồng bộ và chia sẻ dữ liệu cho các chi nhánh hoặc phòng ban khác. Khi mạng tại chi nhánh không ổn định hoặc bị gián đoạn, việc truyền tải dữ liệu có khả năng trì hoãn, gây ảnh hưởng đến tính nhất quán và chính xác của dữ liệu.
Tốc độ kết nối internet ảnh hưởng đến quá trình đồng bộ dữ liệu (Nguồn: Internet)
Quy trình chia sẻ dữ liệu phức tạp
Quy trình chia sẻ dữ liệu sẽ trở nên phức tạp hơn nếu dữ liệu không được đồng bộ liên tục. Theo cách truyền thống, doanh nghiệp sẽ thường dựa vào các phương thức sau để chia sẻ dữ liệu giữa các chi nhánh khác nhau:
- Email: Đây là cách làm phổ biến nhất nhưng lại gây ra trùng lặp dữ liệu. Đồng thời, với các file có dung lượng quá lớn, người dùng sẽ không thể gửi qua email.
- VPN: Đây là cách thường thấy khác cho các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, cách này phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền mạng, đặc biệt là khi truyền các file dung lượng lớn.
- Public Cloud: Để chia sẻ dữ liệu qua public cloud, mỗi nhân viên trong một văn phòng đều phải đồng bộ file từ máy tính local lên cloud giúp dễ dẫn đến tình trạng nghẽn băng thông hơn.
Rủi ro khi không đồng bộ dữ liệu liên tục giữa các chi nhánh
- Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh: Khi hệ thống công nghệ của một chi nhánh gặp sự cố như bị tấn công ransomware, lỗi phần cứng hoặc bị ảnh hưởng do thiến tai, toàn bộ thông tin quan trọng có thể bị mất và không thể khôi phục.
- Mất dữ liệu khi gặp sự cố/ thảm họa: Thiên tai như cháy nổ, lũ lụt, động đất hoặc các sự cố kỹ thuật như hỏng ổ cứng, lỗi hệ thống có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và làm mất hoàn toàn dữ liệu nếu doanh nghiệp không có quy trình đồng bộ và sao lưu hiệu quả giữa các chi nhánh.
- Thiếu tính nhất quán và đồng bộ: Khi dữ liệu không được đồng bộ, các chi nhánh có thể sử dụng các phiên bản thông tin khác nhau, dẫn đến những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng đến khả năng hợp tác giữa các chi nhánh: Dữ liệu không được chia sẻ và đồng bộ liên tục khiến việc hợp tác và trao đổi thông tin giữa các chi nhánh gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sự linh hoạt trong quản lý. Đồng thời, các bộ phận không có cùng nguồn dữ liệu sẽ gây ra nhầm lẫn, làm giảm hiệu suất và tăng rủi ro về hoạt động.
Rủi ro khi không đồng bộ dữ liệu liên tục giữa các chi nhánh (Nguồn: Internet)
Giải pháp đồng bộ dữ liệu với NAS Synology
NAS Synology cung cấp các ứng dụng đồng bộ hóa hoàn toàn miễn phí như Synology Drive và Drive ShareSync, giúp dữ liệu luôn được sao lưu và đồng bộ tự động theo thời gian thực giữa các thiết bị, địa điểm.
- Synology Drive: Doanh nghiệp có thể quản lý tập tin tập trung toàn bộ dữ liệu, tổ chức dữ liệu thành các tập tin và cấp quyền truy cập cho từng phòng ban phù hợp. Nhờ đó, người dùng có thể truy cập, đồng bộ và chia sẻ tài liệu trên nhiều thiết bị một cách dễ dàng. Trong đó, tính năng Drive ShareSync sẽ giúp tự động đồng bộ tập tin giữa các chi nhánh, tạo sự liền mạch trong quy trình làm việc.
- Hybrid Share: Cho phép kết hợp NAS Synology với lưu trữ đám mây, mang đến một giải pháp đồng bộ dữ liệu ổn định và đáng tin cậy, đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp nhiều chi nhánh hoặc các nhà máy sản xuất.
- Bộ công cụ văn phòng Synology Office: Nhiều người dùng có thể đồng thời chỉnh sửa và cộng tác trên cùng một tài liệu theo thời gian thực. Ngoài ra, việc chia sẻ dữ liệu với khách hàng cũng trở nên cực kỳ tiện lợi và an toàn với tính năng thiết lập thời hạn và mật khẩu cho đường link được chia sẻ.
Giải pháp đồng bộ dữ liệu với NAS Synology
Đồng bộ dữ liệu giữa các chi nhánh
Với các doanh nghiệp nhiều chi nhánh, việc đồng bộ dữ liệu theo thời gian thực giữa các chi nhánh là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo dữ liệu được liên tục cập nhật và đồng bộ liên tục, NAS Synology cung cấp giải pháp mạnh mẽ, giúp tự động hóa quy trình đồng bộ giữa các địa điểm thông qua Drive ShareSync và Synology Hybrid Share.
Doanh nghiệp có thể thiết lập đồng bộ hóa một hoặc hai chiều, giúp phân phối dữ liệu đến các máy chủ từ xa hoặc thu thập dữ liệu từ các địa điểm khác. Đồng thời, người dùng còn được chọn lọc thư mục cần đồng bộ, hạn chế việc đồng bộ các tập tin không cần thiết. Điều này giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ và tăng hiệu quả quản lý dữ liệu trên toàn hệ thống.
Đồng bộ hóa dữ liệu giữa các chi nhánh
Đồng bộ hóa dữ liệu giữa các máy trạm và hệ thống Synology
Việc nhật ký log và thông tin được tạo ra từ các máy trạm của dây chuyền sản xuất được đồng bộ liên tục theo thời gian thực sẽ giúp doanh nghiệp có thể thu thập, phân tích dữ liệu. Từ đó có thể đưa ra hoạt động cải thiện chất lượng và hiệu suất sản xuất kịp thời. Ứng dụng Synology Drive trên thiết bị NAS Synology cho phép người dùng tự động hóa quy trình đồng bộ dữ liệu theo yêu cầu như:
- Thiết lập đồng bộ một hoặc hai chiều, cho phép người dùng dễ dàng truy xuất hoặc gửi dữ liệu từ các máy trạm.
- Tùy chọn sao lưu linh hoạt với nhiều lựa chọn như Sao lưu dữ liệu theo lịch trình hoặc Sao lưu thủ công khi cần.
- Theo dõi và ghi nhật ký các thao tác trên tập tin như tải xuống, xóa hoặc đổi tên, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
Đồng bộ hóa dữ liệu giữa các máy trạm và hệ thống Synology (Nguồn: Internet)
Sao lưu dữ liệu thường xuyên – Yếu tố bảo vệ dữ liệu đến 99%
Việc đồng bộ dữ liệu giữa các chi nhánh là bước quan trọng trong quá trình quản lý thông tin. Tuy nhiên, nếu chỉ đồng bộ mà không thường xuyên sao lưu, dữ liệu vẫn có khả năng bị mất do sự cố kỹ thuật, tấn công mạng hoặc các thảm họa không mong muốn.
>> Xem thêm: Cách phòng chống mã độc ransomware – Bảo vệ dữ liệu đến 99%
Để đảm bảo an toàn và tính toàn vẹn của dữ liệu, doanh nghiệp cần thực hiện sao lưu thường xuyên, đảm bảo rằng ngay cả khi xảy ra sự cố, dữ liệu vẫn có thể được khôi phục dễ dàng và nhanh chóng. NAS Synology cung cấp nhiều ứng dụng sao lưu với khả năng tự động sao lưu theo lịch trình, giúp doanh nghiệp thực hiện sao lưu toàn diện.
- Active Backup for Business giúp sao lưu toàn bộ hệ thống, từ máy tính cá nhân (PC, laptop, Mac), máy chủ vật lý, đến các máy ảo lên hệ thống NAS Synology, giúp phục hồi dữ liệu nhanh chóng khi gặp sự cố. Đồng thời, ứng dụng còn có khả năng loại bỏ dữ liệu trùng lặp để giảm thời gian sao lưu và tối ưu không gian lưu trữ.
- Hyper Backup cho phép doanh nghiệp sao lưu dữ liệu từ NAS Synology đến các thiết bị/ dịch vụ lưu trữ khác nhau như ổ cứng gắn ngoài, máy chủ vật lý khác hoặc các dịch vụ đám mây như Synology C2, Google Drive, Amazon S3.
- Snapshot Replication là giải pháp sao lưu tức thời, giúp bảo vệ dữ liệu gần như tức thời. Snapshot Replication cho phép khôi phục các phiên bản trước đó của dữ liệu một cách nhanh chóng. Vì thế, ứng dụng đặc biệt hữu ích khi dữ liệu bị mất mát do thao tác người dùng hoặc các cuộc tấn công mạng như ransomware.
Kết luận
Việc triển khai giải pháp đồng bộ dữ liệu giữa các chi nhánh giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành và bảo vệ dữ liệu trước những rủi ro không mong muốn. Để đảm bảo hệ thống đồng bộ hoạt động mượt mà và an toàn, Mstar Corp – Synology Service Provider hàng đầu Việt Nam, cùng đội ngũ tư vấn và chuyên viên IT giàu kinh nghiệm sẽ thiết kế giải pháp bảo vệ dữ liệu tối đa, đáp ứng nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp.