Card đồ họa rời là một linh kiện không thể thiếu trong một chiếc PC của game thủ hay các nhà thiết kế hiện nay. Card đồ họa rời có các tính năng vượt trội và khả năng xử lý các tác vụ đồ họa mang đến chất lượng và trải nghiệm cho người dùng về hình ảnh, video,…sắc nét và sống động. Bài viết dưới đây của Mstar Corp sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về card đồ họa rời và những ưu điểm nổi bật của nó mang lại.
Card đồ họa rời là gì?
Card đồ họa rời là một trong hai loại card đồ họa cơ bản không thể thiếu để lắp đặt một chiếc PC hoàn chỉnh. Card đồ họa rời là linh kiện phần cứng độc lập và được lắp thêm vào PC, là một bộ phận nằm riêng trên một bảng mạch và chứa chip đồ họa (GPU) để tăng khả năng xử lý các tác vụ đồ họa cho chiếc máy tính của bạn như là độ sắc nét, sống động của hình ảnh, video,…
Cấu tạo của card đồ họa rời thường bao gồm ba bộ phận: Bộ vi xử lý đồ họa GPU, bộ nhớ đồ họa và bo mạch đồ họa.
- Bộ vi xử lý đồ họa GPU (Graphic Processing Unit): Đây là bộ phận rất quan trọng nằm bên trong và là cơ quan đầu não đảm nhiệm công việc xử lý dữ liệu đồ họa.
- Bộ nhớ đồ họa (Video Memory): Đây là bộ nhớ chứa các thông tin mà GPU cần được cung cấp để xử lý.
- Bo mạch đồ họa: là một bộ phận không thể thiếu trong mọi máy tính, có nhiệm vụ giúp kết nối card đồ họa với màn hình laptop.
Ưu điểm và nhược điểm của laptop có card đồ họa rời
Việc sử dụng card đồ họa rời cho laptop sẽ có những ưu điểm và nhược điểm chính mà bạn cần lưu ý sau đây:
Ưu điểm
- Lắp đặt thêm card đồ họa rời sẽ làm tăng hiệu năng xử lý đồ họa của laptop mang lại chất lượng cũng như trải nghiệm của người dùng về hình ảnh, video một cách mượt mà và hạn chế được tình trạng bị giật lag. Điều này có thể đáp ứng nhu cầu chơi các loại game có đồ họa cao và tích hợp nhiều hiệu ứng hình ảnh phức tạp.
- Không gây ảnh hưởng đến dung lượng RAM trên PC bởi card đồ họa rời có bộ xử lý hình ảnh và bộ nhớ riêng. Do đó, sử dụng card đồ họa rời thì máy tính của bạn sẽ không bị ảnh hưởng khi hoạt động đa nhiệm và hạn chế tình trạng nóng máy khi thực hiện các tác vụ nặng.
- Việc lắp đặt card đồ họa rời cho PC tương đối đơn giản và dễ dàng thực hiện được.
Nhược điểm
- Sử dụng card đồ họa rời thì lượng nhiệt do PC tỏa ra sẽ khá lớn, vì vậy người dùng cần nghiên cứu để thiết kế hệ thống tỏa nhiệt phù hợp cho PC.
- Khi PC được lắp đặt thêm card đồ họa rời thì lượng điện năng tiêu thụ sẽ cao hơn.
Máy tính có trang bị card đồ họa rời có khối lượng và giá thành cao hơn các loại PC thông thường.
Khi nào nên mua laptop có card đồ họa rời?
Laptop có card đồ họa rời được khuyên dùng cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng các phần mềm liên quan đến hình ảnh, video và thiết kế như là Photoshop, Adobe Premiere, Adobe Illustrator,…. Ngoài ra, laptop có card đồ họa rời cũng thích hợp cho người có nhu cầu giải trí cao hoặc các game thủ chuyên nghiệp với khả năng đáp ứng được cấu hình đồ họa của các dòng game hạng nặng và phức tạp.
Tóm lại, nếu bạn thường xuyên làm việc với các phần mềm liên quan đến xử lý hình ảnh và video như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, CorelDRAW, 3D Max,… hoặc sử dụng lap để đáp ứng nhu cầu chơi game khủng có hiệu ứng đồ họa phức tạp thì sử dụng thêm card đồ họa rời là lựa chọn thích hợp. Ngược lại, nếu bạn chỉ sử dụng laptop cho các tác vụ thông thường như lướt web tìm kiếm thông tin, xem video giải trí, nhập liệu văn bản,… thì không cần thiết phải mua laptop có card đồ họa rời.
Quy tắc đặt tên trên các card đồ họa
Hiện nay, các hãng sản xuất card đồ họa đã có sự thống nhất về cách đặt tên các sản phẩm của họ theo một quy chuẩn chung được đưa ra. Tên trên card đồ họa sẽ được đặt theo quy tắc sau:
Tên hãng sản xuất – series sản phẩm – dòng sản phẩm – thế hệ / phiên bản sản phẩm.
Tên gọi trên card đồ họa sẽ cung cấp những thông tin cơ bản như là card thế hệ mới hay cũ, dòng card này phù hợp với thiết kế đồ họa hay game, sử dụng cho laptop hay máy tính cây, sức mạnh của chip đồ họa.
Hãng sản xuất card đồ họa phổ biến
Hiện nay, trên thị trường có hai hãng sản xuất card đồ họa phổ biến đó là NVIDIA và AMD.
NVIDIA
Nvidia là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất card đồ họa. Nvidia là tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất các bộ xử lý đồ hoạ (GPU) và sản xuất chipset cho các thiết bị điện tử như là máy trạm, máy tính đồ họa, laptop, máy chơi game và các thiết bị di động.
Các dòng card đồ họa rời nổi bật của NVIDIA bao gồm: GeForce, Quadro, và SLI. Các dòng card đồ họa rời này thường được trang bị trên các dòng laptop gaming và được nhiều game thủ sử dụng.
AMD
AMD chính là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với NVIDIA về việc sản xuất chipset cho card đồ họa mạnh chuyên dụng cho việc chơi game. AMD (Advanced Micro Devices) là thương hiệu lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Intel và AMD có trụ sở tại Hoa Kỳ về lĩnh vực sản xuất chip máy tính với thiết kế chip độc quyền, card đồ họa rời và các linh kiện điện tử khác.
Các dòng card đồ họa của AMD thường được trang bị trên nhiều mẫu laptop phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau từ học tập – văn phòng cho đến gaming, trong đó nổi tiếng nhất là những mã card màn hình rời chuyên dùng cho đồ họa như Firepro W series và các dòng chuyên dùng cho gaming như Radeon RX 6000 series.
4 cách nhận biết laptop có card đồ họa
Để nhận biết laptop đang sử dụng card đồ họa nào bạn có thể áp dụng các cách phổ biến dưới đây:
Kiểm tra tem card màn hình trên thân máy
Đây là cách nhận biết đơn giản và dễ thực hiện nhất bằng cách kiểm tra trên thân máy laptop xem có tem dán của hãng sản xuất card đồ họa hay không (các hãng sản xuất card đồ họa phổ biến nhất là hãng Nvidia và AMD).
Nếu trên thân laptop bạn thấy có dán loại tem của hãng sản xuất card đồ họa thì máy tính của bạn được trang bị và sử dụng card đồ họa rời, ngược lại nếu máy tính của bạn không có loại tem trên thì máy tính của bạn đang sử dụng loại card đồ họa tích hợp và không được trang bị card đồ họa rời.
Dùng lệnh dxdiag
Ngoài cách kiểm tra tem card trên thân máy bạn có thể sử dụng lệnh dxdiag
để kiểm tra laptop có card đồ họa hay không, lệnh dxdiag được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím biểu tượng Windows + R để mở hộp thoại Run ,sau đó gõ lệnh “dxdiag” và nhấn chuột vào phần ok.
- Bước 2: Sau khi cửa sổ DirectX Diagnostic Tool hiện ra thì bạn nhấn chọn tab Display. Lúc này thông tin card màn hình sẽ hiển thị đầy đủ ở đây.
Sử dụng menu chuột phải
Cách sử dụng menu chuột phải để kiểm tra xem laptop của bạn có sử dụng card đồ họa rời hay không được thực hiện với điều kiện laptop của bạn cần phải được cài đặt đầy đủ driver card màn hình. Khi này bạn chỉ cần mở máy tính lên, click chuột phải trên giao diện Desktop để kiểm tra máy tính của bạn đang dùng card màn hình nào.
Dùng phần mềm CPU-Z
CPU-Z là một phần mềm cho phép người dùng xem cấu hình máy tính khá phổ biến và nó còn hỗ trợ kiểm tra thông tin máy tính bạn đang dùng card onboard hay card rời. Khi sử dụng phần mềm CPU-Z, bạn có thể biết được tên của loại card được trang bị trên laptop của mình, loại card onboard hay rời hoặc được trang bị cả hai ở mục tab Graphics.
Cách chọn mua laptop có card đồ hoạ phù hợp
Băng thông bộ nhớ và dung lượng bộ nhớ card đồ họa
Băng thông bộ nhớ của card đồ họa là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ xử lý hình ảnh hay chơi game. Băng thông bộ nhớ của card đồ họa càng lớn thì tốc độ xử lý hình ảnh, video,… hay chơi game của laptop sẽ càng cao.
Do đó, bạn cần lựa chọn card đồ họa phù hợp với nhu cầu và mục đích của bản thân, nếu bạn làm các công việc văn phòng hay thiết kế đơn giản và chỉ chơi game nhẹ nhàng thì chỉ cần khoảng 128MB.
Ngược lại, nếu bạn làm các công việc sử dụng các phần mềm liên quan đến hình ảnh, video và thiết kế như là Photoshop, Adobe Premiere, Adobe Illustrator,…. xử lý đồ họa phức tạp hay có nhu cầu chơi game nặng thì cần các loại card có dung lượng từ 512 – 1024 MB.
Tốc độ card đồ họa
Tốc độ hay xung nhịp hoạt động của card đồ họa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xử lý hình ảnh, tốc độ hiển thị (FPS), chất lượng hình ảnh và độ phân giải của hình ảnh. Khi xung nhịp càng lớn thì nhiệt độ card sẽ càng cao, do đó cần có hệ thống tản nhiệt phù hợp để tránh hư hỏng.
Nhiệt độ
Hệ thống tản nhiệt của card màn hình là yếu tố quan trọng giúp cho thiết bị hoạt động ổn định và bền bỉ hơn tránh bị hư hỏng. Khi chơi game hoặc dùng phần mềm đồ họa nặng thì nhiệt độ card sẽ nhanh chóng tăng lên và nếu để nhiệt độ nóng lâu không được giảm nhiệt sẽ ảnh hưởng đến tần suất hoạt động, độ bền sản phẩm. Vì thế, khi mua bạn cần tìm hiểu thông số về nhiệt hoặc nhờ nhân viên tư vấn hoặc tìm hiểu để trang bị tản nhiệt thêm cho laptop nếu cần thiết.
Kích cỡ và công suất
Cần lựa chọn những loại card đồ họa có kích cỡ tương thích với máy tính của mình. Vị trí gắn card bạn cũng cần lưu ý phải đảm bảo thông thoáng và không vướng víu với các linh kiện khác bên trong máy.
Ngoài ra, bạn còn cần chú ý đến công suất nguồn, nếu sử dụng bộ nguồn có công suất quá bé thì card hay máy tính có thể bị hỏng, do đó bạn cần chú ý đến công suất nguồn phải đủ để đáp ứng được điện năng cho card và laptop hoạt động.
Có thể thấy, card đồ họa rời là một linh kiện được sử dụng phổ biến đặc biệt đối với các game thủ hay các nhà thiết kế. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về card đồ họa rời và những ưu điểm mà card này mang lại.