Có thể nhiều người không để ý đến việc dung lượng thực tế và dung lượng được quảng cáo từ các ổ cứng hay máy tính cá nhân. Nếu ai để ý sẽ thấy sự khác biệt là dung lượng thực tế thấp hơn so với dung lượng từ nhà sản xuất thông báo. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra cách tính dung lượng ổ cứng khi biết dung lượng ổ cứng từ nhà sản xuất và giải thích tại sao có sự khác biệt đó.
Cách quy đổi từ dung lượng của nhà sản xuất qua dung lượng thực tế cho các loại ổ cứng hay PC
Dựa theo sự khác biệt về con số nhị phân và con số thập. Và sự khác biệt giữa cách tính của con người và của các hệ điều hành sản xuất. Chúng tôi đã tìm được cách quy đổi từ TB qua GB và GB qua GB. Và dưới đây là công cụ giúp bạn tính dung lượng ổ cứng:
- Cách sử dụng tool: nhấp chọn dung lượng từ nhà sản xuất của ổ cứng: TB hoặc GB sau đó nhấp chọn vào TB hoặc GB tương ứng. Nếu muốn tính cho ổ cứng khác chỉ cần nhấp vào ô C.
- Ví dụ: ổ cứng 1TB IronWolf có bao nhiêu GB thực tế: chúng ta nhấp vào 1 sau đó bấm tiếp vào ô TB màn hình sẽ xuất hiện 931.323 GB. Vì vậy chúng ta có thể biết được: Dung lượng thực tế của ổ cứng 1 TB là 931.323 GB.
Cách tính dung lượng ổ cứng
Công thức tính ung lượng ổ đĩa cứng (Disk capacity) bằng (số byte/sector) × (số sector/track) × (số cylinder) × (số đầu đọc/ghi). Đơn vị dung lượng cơ bản là byte, kB MB, GB, TB. Ngày nay dung lượng ổ cứng đã đạt TB nên theo thói quen người dùng sẽ sử dụng TB.
Tại sao có sự khác biệt dung lượng thực tế và dung lượng từ nhà sản xuất?
Có một vài lý do – tất nhiên là tốt – để giải thích cho vấn đề này. Hãy cùng xem tại sao dung lượng thực tế lại thường không giống với những gì chúng ta thấy.
1. Hệ điều hành và ứng dụng được cài đặt sẵn
Một trong những lý do phổ biến nhất đó chính là đã có một lượng dữ liệu tồn tại sẵn khi bạn mua mới thiết bị. Tất nhiên nó không áp dụng với ổ đĩa flash hay SD, mà là điện thoại và những chiếc PC, laptop đã được cài đặt sẵn hệ điều hành hay phần mềm trước đó.
Khi chúng ta mua một chiếc máy tính thì hệ điều hành (Windows hay macOS) sẽ chiếm một lượng lớn không gian của ổ cứng. Các tệp và thư mục thuộc hệ điều hành là cần thiết để hệ thống máy tính có thể hoạt động đúng chức năng. Vì vậy, chúng ta cũng không cần quá khó chịu với vấn đề này.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc chiếm dụng dung lượng không chỉ đến từ các tệp tin OS. Hầu hết hệ điều hành còn tích hợp thêm một số ứng dụng đi kèm để người dùng có thể sử dụng nếu thích, bao gồm bloatware – các ứng dụng dùng thử – từ Windows hay một vài phần mềm có ích được cài sẵn trên macOS như GarageBand.
Những phần mềm này thực chất không phải là một phần của hệ điều hành, vì vậy bạn có thể tùy chọn gỡ bỏ để giải phóng không gian bộ nhớ cho thiết bị của mình.
2. Cách máy tính tính toán dung lượng lưu trữ
Mặc dù các ứng dụng được cài đặt sẵn là một yếu tố chiếm không gian nhưng lý do lớn nhất khiến bạn không nhận được toàn bộ dung lượng như quảng cáo là do máy tính đo lường khác với con người.
Số nhị phân
Máy tính sử dụng các tiền tố giá trị tiêu chuẩn, bao gồm kilo cho hàng nghìn, mega cho hàng triệu, giga cho hàng tỷ, tera cho hàng nghìn tỷ, v.v…Con người, gồm cả nhà sản xuất ổ cứng, sử dụng hệ thống thập phân, tính toán số với cơ sở 10. Do đó, khi nói 500 gigabyte, có nghĩa là 500 nghìn tỷ byte. Tuy nhiên, máy tính sử dụng hệ thống nhị phân cơ sở 2, tất cả các số chỉ là 1 và 0. Nếu không biết, dưới đây là danh sách số từ 1 đến 10 viết theo hệ nhị phân:
- 1
- 10
- 11
- 100
- 101
- 110
- 111
- 1000
- 1001
- 1010
Như bạn có thể thấy, trong nhị phân, 21 đại diện cho giá trị thập phân 1, 22 bằng 2, 23 bằng 4, 24 bằng với 8, v.v… Mỗi vị trí của chữ số mới trong nhị phân làm tăng giá trị của số đó lên một lũy thừa của hai. 210 bằng 1.024.
Đo nhị phân và thập phân
Giờ đây chúng ta biết máy tính sử dụng 1.024 thay cho 1.000 để xác định các tiền tố phổ biến này. Đối với máy tính, 1 kilobyte là 1.024 byte, không phải bằng 1000 byte như con người nghĩ. Theo cấp số lên, chúng ta có 1 megabyte là 1.024 kilobyte và 1 gigabyte là 1.024 megabyte. Vậy điều này ảnh hưởng như thế nào khi mua một ổ cứng SSD ngoài 250GB? Ổ cứng này chứa 250.000.000.000 byte, nhưng máy tính không hiển thị theo cách đó.
Chúng ta có thể chia cho 1024 ba lần (một để chuyển đổi byte thành kilobyte, một lần nữa để chuyển đổi kilobyte thành megabyte và lần cuối cùng để chuyển đổi megabyte thành gigabyte) để xem dung lượng thực sự là bao nhiêu:
250.000.000.000 / (1.024 * 1.024 * 1.024) = 232.830.643.653 byte hoặc 232.83GB
Hãy xem ổ cứng 250GB trong Windows cho dung lượng tối đa là 232 GB, chính xác như tính toán ở trên. Sự khác biệt là 18GB. Ổ cứng càng lớn, sự khác biệt giữa dung lượng đo được và dung lượng thực tế càng nhiều. Ví dụ, ổ cứng 1TB (1.000GB) có 931GB dung lượng trên máy tính.
3. Gigabyte và Gibibyte
Có thể bạn sẽ tự hỏi tại sao lại có sự chênh lệch này. Tại sao các nhà sản xuất ổ cứng không cung cấp dung lượng lưu trữ chính xác trên thiết bị? Vâng, về mặt kỹ thuật, họ có làm điều này.
Chính xác giga được xác định là 1.000 và gibi là 1.024. International Electrotechnical Commission đã công bố tiêu chuẩn đo lường dữ liệu nhị phân để giải quyết sự nhầm lẫn này. Trong khi một kilobyte (KB) bằng 1.000 byte, 1 kibibyte (KB) bằng 1.024 byte. Tương tự đối với mebibyte (MiB), gibibyte (GiB), tebibyte (TiB), v.v…
Vì một số lý do, Windows sử dụng không chính xác tiền tố GB khi nó thực sự được đo bằng gibibyte. Các hệ điều hành như macOS, đo chính xác 1GB là 1 tỷ byte. Do đó, cùng một ổ cứng 250GB được kết nối với máy Mac nó sẽ hiển thị tổng dung lượng lưu trữ 250GB.
4. Phân vùng ổ cứng bổ sung
Ngoài những lý do chính được nêu ra ở trên, vẫn còn một nguyên nhân phụ khác – mặc dù không phổ biến – cũng có thể gây ra việc giảm dung lượng của ổ đĩa: phân vùng bổ sung.
Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết, chúng ta hoàn toàn có thể chia ổ đĩa cứng thành nhiều khu vực logic khác nhau, hay còn gọi là phân vùng ổ cứng. Việc chia ổ cứng ra thành nhiều vùng cho phép chúng ta cài đặt hai hệ điều hành khác nhau trên cùng một ổ đĩa, phục vụ các mục đích sử dụng đặc thù.
Khi người dùng mua laptop hay máy tính đã được cài đặt sẵn, thì nhà sản xuất thường sẽ tạo sẵn một phân vùng phục hồi trên ổ đĩa. Khu vực này sẽ chứa dữ liệu cho phép người dùng reset lại hệ điều hành trong các trường hợp bất khả kháng. Tương tự các tệp tin khác, chúng sẽ chiếm dụng một phần không gian bộ nhớ ổ cứng. Tuy nhiên bởi vì phân vùng phục hồi thường bị ẩn trên Windows, nên bạn hầu như sẽ không nhận ra khu vực này có tồn tại.
Để biết được các vùng ổ đĩa của bạn trên Windows, gõ disk management trên thanh tìm kiếm và chọn Create and format hard disk partitions. Tại đây bạn có thể thấy tất cả các ổ đĩa trên hệ thống như HDD, SSD và cả những phân vùng được tạo ra. Nếu phân vùng nào có thuộc tính Restore, Recovery, thì đó là khu vực chứa dữ liệu phục hồi cho máy của bạn.
Trong đa số trường hợp, chúng ta có thể xóa những phân vùng này và đưa ổ đĩa về dung lượng mà chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, tốt nhất hãy nên để nó như vậy, bởi phân vùng phục hồi sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc khôi phục lại hệ điều hành, và một không gian chiếm dụng nhỏ cũng không đáng để đánh đổi những rắc rối khi thực hiện khôi phục lại máy tính bằng cách thủ công.
5. Những tính năng ẩn phần nào cũng có thể chiếm dụng không gian
Tại sao ổ cứng không đủ dung lượng? Cuối cùng, hầu hết hệ điều hành đều được trang bị những tính năng đặc thù, có thể chiếm dụng không gian nhưng lại không tồn tại các tệp tin thực thi nhất định. Ví dụ như Windows’s Shadow Copy từng được tích hợp trong các tính năng Previous Versions và System Restore.
System Restore cho phép hệ điều hành quay trở lại một thời điểm trước đó nếu chúng không hoạt động tốt, trong khi Previous Version lưu trữ các bản sao tệp tin cá nhân để bạn có thể hoàn tác những thay đổi. Và tất nhiên, cả hai tính năng này đều cần chiếm dụng không gian bộ nhớ.
Những yếu tố trên là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đáng chú ý giữa không gian lưu trữ thực tế và quảng cáo. Mặc dù có một số yếu tố nhỏ khác chẳng hạn như các block đặc biệt trong ổ cứng SSD, nhưng đây là những lý do chính. Biết được điều này bạn có thể đảm bảo luôn có lượng không gian lưu trữ cần thiết trên thiết bị mới.