🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Infrastructure: định nghĩa, các loại cơ sở hạ tầng của IT Infrastructure

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Infrastructure có nghĩa là cơ sở hạ tầng, đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành như năng lượng, viễn thông, cấp nước, giải trí… IT Infrastructure là lĩnh vực trong ngành công nghệ thông tin. Vậy Infrastructure là gì và IT Infrastructure là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại cơ sở hạ tầng này nhé.

 

Infrastructure là gì?

Định nghĩa Infrastructure
Định nghĩa Infrastructure

 

Infrastructure hay cơ sở hạ tầng, hiểu đơn giản là hệ thống hạ tầng vật chất cơ bản của một ngành nghề, khu vực hoặc quốc gia có liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã hội, sản xuất. Cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố vật lý, hệ thống hỗ trợ cần thiết để đảm bảo ổn định hoạt động, hiệu quả của các quy trình, dịch vụ của tổ chức, ngành nghề, cộng đồng xã hội.

Infrastructure thiết kế dạng quy mô mang nhiều đặc trưng liên quan đến triển khai, xây dựng và quản lý các hoạt động. Trong đó Infrastructure quy mô lớn phục vụ cho xã hội, đất nước còn quy mô nhỏ đám ứng hoạt động của địa phương hay doanh nghiệp.

 

Các loại Infrastructure

Infrastructure trong cuộc sống hiện nay bao gồm một số dạng như:

  • Cơ sở hạ tầng mềm – Soft Infrastructure: Các Soft Infrastructure là loại cơ sở có thể đóng góp, hỗ trợ cho sự duy trì và phát triển nền kinh tế của quốc gia, cung cấp dịch vụ thiết yếu cho con người. Cơ sở hạ tầng mềm được sử dụng để xây dựng các dịch vụ công quy mô với số vốn lớn và nguồn nhân lực cao. Ví dụ hệ thống cơ sở hạ tầng pháp luật, giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân…
  • Cơ sở hạ tầng cứng – Hard Infrastructure: Đây là loại cơ sở hạ tầng mang tính chất kiến tạo nên kết cấu liên quan đến vật lý, phục vụ cho các hoạt động phát triển công nghiệp hóa, kinh tế, xã hội của quốc gia nhằm hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của con người. Ví dụ: hệ thống giao thông, hệ thống điện…
  • Cơ sở hạ tầng quan trọng – Critical Infrastructure: Infrastructure quan trọng đóng vai trò đặc biệt cần thiết và được xác định bởi cả 1 quốc gia. Cơ sở hạ tầng này được thiết lập để phục vụ cho các hoạt động nhằm phát triển kinh tế, các nhu cầu thiết yếu. Ví dụ: cơ sở hạn tầng viễn thông, nông nghiệp, y tế cộng đồng…

 

Giới thiệu 9 loại cơ sở hạ tầng phổ biến

Tìm hiểu về 9 loại cơ sở hạ tầng phổ biến
Tìm hiểu về 9 loại cơ sở hạ tầng phổ biến

 

Hiện nay có các loại cơ sở hạ tầng phổ biến nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về 9 loại cơ sở hạ tầng phổ biến bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, công nghệ thông tin, năng lượng, viễn thống, cấp nước, quản lý chất thải, giải trí, giáo dục, y tế – chăm sóc sức khỏe.

 

Infrastructure giao thông vận tải

Infrastructure giao thông vận tải là hệ thống vật chất được xây dựng và vận hành để hỗ trợ cho việc di chuyển hành khách, hàng hóa bao gồm nhiều loại hình như:

  • Đường bộ: Bao gồm hệ thống đường quốc lộ/ tỉnh lộ, đường nội đô, đường cao tốc, đường hầm, cầu…
  • Đường sắt: Bao gồm các tuyến đường ray, nhà ga xe lửa, cầu đường sắt, đường sắt trên cao hầm…
  • Đường hàng không: Bao gồm trạm kiểm soát không lưu, sân bay, nhà ga, cơ sở vật chất tại mặt đất…
  • Đường biển: Bao gồm hệ thống cảng biển, đường kênh, đê, bến phà…
  • Hạ tầng vận tải: Bao gồm hệ thống xe bus, tàu điện cao tốc, tàu điện ngầm…
  • Cơ sở vật chất hỗ trợ: Bao gồm trạm thu phí, bãi đỗ xe, trạm nạp nhiên liệu, bến xe…
  • Cơ sở hạ tầng giám sát: Bao gồm hệ thống giám sát/ quản lý, hệ thống đèn tín hiệu giao thông…

Sự vận hành, bảo dưỡng và phát triển các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải có tác động đến sự phát triển kinh tế, kết nối, lưu thông các vùng miền, quốc gia ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng.

 

IT Infrastructure

IT Infrastructure – cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là hệ thống bao gồm tất cả các yếu tố vật chất có nhiệm vụ hỗ trợ, trao đổi dữ liệu và các tài nguyên số khác liên quan đến công nghệ thông tin. Hệ thống cơ sở hạ tầng của IT Infrastructure bao gồm:

  • Hệ điều hành máy tính phần cứng
  • Hệ điều hành phần mềm
  • Trung tâm dữ liệu
  • Hệ thống điện toán đám mây
  • Hệ thống internet
  • Hệ thống bảo mật và giám sát hạ tầng IT

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được đánh giá là nền tảng quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực, đất nước. Vai trò của IT Infrastructure được thể hiện thông qua việc đảm bảo hoạt động kết nối cho quốc gia, khu vực, tổ chức trong môi trường số hóa.

 

Cơ sở hạ tầng năng lượng

Cơ sở hạ tầng năng lượng bao gồm các cơ sở vật chất, mạng lưới, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ hoạt động truyền tải, sản xuất, sử dụng năng lượng. Infrastructure năng lượng góp phần trực tiếp vào việc sản xuất điện năng, cung cấp nguồn điện cho lưới điện khu vực, quốc gia. Loại hình cơ sở hạ tầng này bao gồm:

  • Mạng lưới truyền tải điện
  • Hệ thống giám sát, điều khiển mạng lưới truyền tải điện
  • Nhà máy thủy điện
  • Nhà máy nhiệt điện
  • Nhà máy điện hạt nhân
  • Các trạm biến áp
  • Hệ thống đường ống dẫn dầu
  • Hệ thống đường ống dẫn khí
  • Nhà máy sản xuất năng lượng dựa trên nhiên liệu hóa thạch như nhà máy than, nhà máy khí đốt
  • Cơ sở hạ tầng năng lượng hiện đại như năng lượng gió, năng lượng mặt trời

Đối với 1 quốc gia, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế khi trực tiếp tham gia vào việc cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho cộng đồng.

 

Cơ sở hạ tầng viễn thông

Cơ sở vật chất liên quan trực tiếp đến dịch vụ viễn thông là cơ sở hạ tầng viễn thông. Infrastructure viễn thông cho phép truyền tải dữ liệu, thông tin giữa các thiết bị trong mạng viễn thông hay từ địa điểm này đến địa điểm khác. Hệ thống Infrastructure viễn thông bao gồm:

  • Hệ thống cáp quang
  • Hệ thống đường truyền
  • Thiết bị định tuyến
  • Trạm thu phát sóng
  • Hệ thống phát sóng vô tuyến
  • Dây và cáp điện thoại
  • Vệ tinh
  • Tháp mạng di động.

Trên thực tế, nếu không có hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông, chúng ta không thể kết nối và truyền dữ liệu, thông tin. Các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy Infrastructure viễn thông được xem là yếu tố nòng cốt cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Infrastructure viễn thông giúp con người sử dụng các phương tiện truyền thông quá truyền hình, internet, điện thoại di động và các dịch vụ khác. Tốc độ truyền tải thông tin, dữ liệu nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua mạng lưới liên kết, các điểm kết nối do cơ sở hạ tầng viễn thông tạo ra.

Do đó ngoài việc xây dựng, quản lý Infrastructure, các công ty hay các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cần chú trọng đầu tư để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ. Ví dụ: Phát triển dịch vụ internet siêu tốc, phát triển mạng di động 5G…

 

Cơ sở hạ tầng cấp nước

Cơ sở hạ tầng cấp nước là hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng, phát triển để quản lý, cung cấp nguồn nước sạch phục vụ tưới tiêu, sử dụng cho khu vực, cộng đồng.

Infrastructure cho phép người dùng được sử dụng nước sạch, an toàn cho sinh hoạt và mục đích khác. Vì vậy hoạt động quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng cấp nước đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự sống và môi trường bền vững.

Infrastructure cấp nước bao gồm:

  • Đường ống dẫn nước
  • Trạm bơm
  • Nhà máy xử lý nước sạch
  • Máng xối
  • Giếng
  • Hệ thống đê đập.

Hiện nay nhiều dự án cơ sở hạ tầng nước được chú trọng, triển khai nhằm đảm bảo duy trì nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là ở khu vực thường xuyên bị hạn hán. Phần lớn các dự án sẽ đi sâu vào việc cập nhật tình hình phân phối nước, tìm giải pháp hiệu quả để vận chuyển nước từ khu vực này đến khu vực khác, từ địa điểm này đến địa điểm khác.

 

Infrastructure quản lý chất thải

Hoạt động quản lý chất thải bao gồm việc thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn. Vì vậy, Infrastructure quản lý chất thải là hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng để hỗ trợ các hoạt động này. Infrastructure quản lý chất thải bao gồm:

  • Nhà máy xử lý chất thải
  • Bãi chôn lấp chất thải
  • Hệ thống vận chuyển chất thải
  • Cơ sở tái chế, cơ sở xử lý nước thải
  • Hệ thống thu gom rác.

Infrastructure quản lý chất thải hướng đến mục tiêu chính là giữ môi trường sạch sẽ, loại bỏ chất thải trên biển, sông hồ đường và khu vực sinh sống của người dân. Quản lý chất thải hiệu quả đảm bảo ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đến cộng đồng.

 

Cơ sở hạ tầng giải trí

Hệ thống cơ sở hạ tầng giải trí được xây dựng để cung cấp các dịch vụ giải trí cho cộng đồng, đáp ứng nhu cầu giải trí của con người. Các dự án tập trung vào thiết kế cơ sở giải trí mới để cộng đồng có thể tận hưởng, duy trì các công trình hiện có như sân chơi, công viên, khu bảo tồn thiên nhiên.

Infrastructure giải trí bao gồm:

  • Sân chơi cộng đồng
  • Công viên công cộng
  • Bãi biển công cộng
  • Di tích lịch sử
  • Khu bảo tồn thiên nhiên
  • Vườn quốc gia
  • Khu dã ngoại
  • Phòng tắm công cộng

 

Cơ sở hạ tầng giáo dục

Hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục được xây dựng, phát triển để phục vụ cho hoạt động giáo dục của khu vực, quốc gia. Thông qua việc đầu từ Infrastructure giáo dục, hoạt động giáo dục được nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển. Cơ sở hạ tầng giáo dục bao gồm các hạng mục như:

  • Hệ thống trường học mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến bậc đại học
  • Viện nghiên cứu
  • Hệ thống thư viện
  • Hệ thống phòng thực hành
  • Hệ thống phòng thiết bị dạy học
  • Phòng quản lý học sinh
  • Hệ thống y tế học đường
  • Phòng tập thể dục thể thao
  • Hội trường

Các quốc gia hiện nay rất chú trọng việc phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng giáo dục để cung cấp môi trường dạy và học chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh. Nền giáo dục đất nước qua đó được thúc đẩy sự phát triển, nâng cao trình độ học vấn cho các thế hệ học sinh, sinh viên trong khu vực và quốc gia.

 

Y tế – chăm sóc sức khỏe

Infrastructure y tế – chăm sóc sức khỏe là hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng để hỗ trợ cho việc cung cấp các dịch vụ y tế,chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân và cộng đồng. Cơ sở hạ tầng y tế – chăm sóc sức khỏe bao gồm nhiều hạng mục:

  • Bệnh viện, phòng khám
  • Trung tâm y tế
  • Trung tâm nghiên cứu kiểm nghiệm thuốc
  • Trung tâm y tế công nghệ cao
  • Viện dưỡng lão
  • Trung tâm phục hồi chức năng.

Infrastructure y tế – chăm sóc sức khỏe là yếu tố quan trọng đóng góp trực tiếp vào quá trình đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng cho cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ con người.

Do đó, các chính sách của nhà nước luôn chú trọng phát triển các hạng mục đầu tư có liên quan đến cơ sở hàng tầng ngành y. Đặc biệt, tại vùng núi cao, biển đảo, khu vực khó khăn các hoạt động đầu tư càng được ưu tiên. Mục đích chính của hoạt động này là phủ sóng và nâng cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng y tế để nâng cao chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người.

 

IT Infrastructure là gì?

IT Infrastructure là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tương tự như một kho chứa các thành phần công nghệ thông tin, là nền tảng cơ bản với các yếu tố quan trọng như phần cứng, phần mềm, máy tính, hệ thống mạng, thiết bị internet…

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng được hiểu là tập hợp các thiết bị mạng, phương tiện, phần cứng, phần mềm… để điều hành, phân phối, phát triển, hỗ trợ dịch vụ công nghệ thông tin. Trong đó IT Infrastructure bao gồm tất cả các yếu tố công nghệ thông tin, loại trừ tài liệu, quy trình, con người.

IT Infrastructure thuộc thành tố nội bộ, chứa đựng toàn bộ các thiết bị vật lý, các ứng dụng phần mềm để vận hành cho doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng trong các tổ chức, doanh nghiệp là thành phần thiết yếu đối với quá trình quản lý, vận hành môi trường kỹ thuật.

 

Các thành phần chính của IT Infrastructure là gì?

Các thành phần chính của IT Infrastructure đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ thống dữ liệu và thông tin, bao gồm:

  • Hệ thống phần cứng: các thiết bị phần cứng như máy chủ, máy tính, thiết bị mạng (switches, routers, firewalls), thiết bị lưu trữ dữ liệu cùng các thiết bị cần thiết khác cho hoạt động của hệ thống.
  • Hệ điều hành và hệ thống phần mềm: hệ điều hành (Linux, Windows, macOS), phần mềm quản lý hệ thống (system management software), phần mềm ứng dụng (phần mềm kế toán, ứng dụng văn phòng, phần mềm CRM), các ứng dụng khác, các công cụ khác phục vụ cho việc quản lý, vận hành hệ thống.
  • Hệ thống mạng: các thành phần như mạng không dây (Wifi); mạng WAN (Wide Area Network); mạng LAN (Local Area Network); hệ thống mạng ảo (Virtual Private Network – VPN) cùng các phần mềm quản lý, thiết lập.
  • Quy trình, quản lý: các quy trình, tiêu chuẩn và phương pháp quản lý dự án, quản lý hệ thống, sao lưu và phục hồi dữ liệu. vận hành hệ thống, quản lý tài nguyên công nghệ thông tin của doanh nghiệp.

 

IT Infrastructure có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ, IT Infrastructure được đánh giá cao có vai trò đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp. Các thành vần chính của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin có thể thúc đẩy, phát triển các chức năng trong kinh doanh, có sức ảnh hưởng, tác động đến các hoạt động của các đơn vị.

Từ việc sở hữu hay phát triển hệ thống IT Infrastructure, các tổ chức đều có thể đạt được lợi nhuận nếu việc vận hành dựa vào công nghệ hiện đại. Do đó, các chuyên gia IT cần đảm bảo cơ sở hạ tầng được xây dựng, phát triển phù hợp trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.

IT Infrastructure đã và đang có những bước tiến, phát triển và tiến bộ vượt bậc. Điều này càng khẳng định vai trò của IT Infrastructure trong doanh nghiệp tổ chức dù quy mô nhỏ hay lớn đều không thể thiếu.

 

Ngành nghề IT Infrastructure

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực IT Infrastructure
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực IT Infrastructure

 

Ngành nghề IT Infrastructure có liên quan đến việc triển khai, quản lý, duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Các chuyên gia trong lĩnh vực này đảm nhiệm vai trò trong việc đảm bảo hoạt động ổn định, hiệu quả của hệ thống. Nhiệm vụ tiêu biểu của các lao động làm việc trong nghề nghiệp IT Infrastructure là:

  • Thiết kế, triển khai hệ thống: Các chuyên gia IT Infrastructure tham gia vào quá trình thiết kế sơ đồ hạ tầng, dự trù các loại thiết bị phần cứng và thiết bị mạng, triển khai cơ sở hạ tầng. Ngoài ra các chuyên gia cũng cần thực hiện việc thiết lập, cấu hình mạng lưới để đảm bảo hệ thống được xây dựng, triển khai theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn của tổ chức, doanh nghiệp.
  • Quản lý hệ thống: Chuyên gia IT Infrastructure có nhiệm vụ quản lý, duy trì hoạt động của hệ thống thông qua các đầu việc như quản lý máy chủ, lưu trữ dữ liệu, kết nối mạng, bảo mật, giám sát hiệu suất, giải quyết sự cố, đảm bảo tính khả dụng và tin cậy của hệ thống.
  • Quản lý dự án: Chuyên gia IT Infrastructure có vai trò quản lý dự án, thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch, dự trù tài nguyên, điều phối tiến trình, đảm bảo tiến độ các đầu mục công việc của dự án.
  • Bảo mật hệ thống: Chuyên gia IT Infrastructure thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hệ thống khỏi sự xâm nhập và các mối đe dọa bằng cách triển khai và quản lý các biện pháp bảo mật. Tiến hành giám sát hệ thống để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các mối đe dọa an ninh, cúng như triển khai các chính sách bảo mật để đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định.
  • Hỗ trợ người dùng cuối: Chuyên gia hỗ trợ, giải quyết sự cố cho khách hàng hay người dùng cuối trong việc cài đặt, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, cấu hình phần mềm và thực hiện thay đổi cài đặt cơ sở hạ tầng.
  • Đào tạo và nghiên cứu: Chuyên gia có nhiệm vụ cập nhật kiến thức, nghiên cứu các xu hướng, công nghệ mới, các giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thực hiện đào tạo, chia sẻ kiến thức với nhân viên khác.

 

Cơ hội việc làm với IT Infrastructure

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực IT Infrastructure
Cơ hội việc làm trong lĩnh vực IT Infrastructure

 

IT Infrastructure giữ vai trò quan trọng và to lớn trong thời đại công nghệ phát triển, khẳng định được triển vọng và mở ra cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành về công nghệ thông tin có thể tìm kiếm được việc làm liên quan đến IT Infrastructure trong các vị trí như sau:

  • Chuyên gia tư vấn: Chuyên gia tư vấn IT Infrastructure là công việc hỗ trợ cho các công ty xây dựng về cơ sở hạ tầng thông tin, bảo trì máy tính,cài đặt… Chuyên gia có trách nhiệm xem xét hệ thống máy máy, lưu lại những thay đổi và đưa ra các đề xuất cải thiện hệ thống hoạt động hiệu quả hơn. Các chuyên gia tư vấn còn có thể định cấu hình máy chủ, đối phó mạng an ninh, thiết lập mạng nội bộ…

Với vị trí việc làm chuyên gia tư vấn IT Infrastructure, bạn có thể làm việc tự do hoặc làm việc tại các doanh nghiệp.

  • Kỹ sư hạ tầng IT: Kỹ sư hạ tầng công nghệ thông tin là vị trí chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng, triển khai và duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Kỹ sư IT cần đảm bảo toàn bộ hệ thống trong doanh nghiệp vận hành trơn tru, hoạt động tốt nhất.

Trên đây là các thông tin chi tiết để giải đáp cho các vấn đề Infrastructure là gì và IT Infrastructure là gì. Thông qua nội dung bài viết này chúng tôi hy vọng bạn sẽ cập nhật cho mình về 9 cơ sở hạ tầng phổ biến, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và cơ hội việc làm của ngành dành cho các bạn trẻ. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật