Chúng ta thường chụp bao nhiêu tấm hình mỗi khi đi săn ảnh về? Ít thì 500, 600 tấm. Nhiều thì vài ngàn tấm là chuyện bình thường. Nhất là đi săn động vật hoang dã, một lần bóp cò là cả trăm tấm rồi. Có ảnh đẹp xong ta làm gì? Dĩ nhiên là cần đến giải pháp lưu trữ. Hôm nay ta cùng bàn về các phương án lưu trữ thường dùng trong Nhiếp ảnh.
Các giải pháp lưu trữ trực tuyến
Lưu hình ảnh trên thẻ nhớ.
Bạn đang sở hữu bao nhiêu thẻ nhớ tất cả? Chắc cũng vài cái tới hơn chục cái. Cá nhân tôi chỉ xài 3 cái là đủ. Mỗi cái dung lượng trung bình là 64 Gb, thì tổng cộng cũng là 200 Gb. Không chứa được bao nhiều ảnh là đầy. Mà thông thường không ai lưu hình ảnh chụp trên thẻ lâu cả. Chỉ dùng để chụp, xong về nhà là trút lên ổ cứng máy tính liền, đúng không nào.
Lưu hình ảnh trên ổ cứng máy tính.
Ổ cứng máy tính có 2 dạng phổ dụng là SSD và HDD. SSD thì chắc chắn dung lượng không là bao, thường là 256 Gb – 500 Gb, Dung lượng này chỉ đủ cài hệ điều hành và các phần mềm, tài liệu hay sử dụng. Ổ cứng HDD về dung lượng thì lớn hơn (mặc dù tốc độ truy xuất có chậm hơn SSD đáng kể). Nhưng HDD lớn thì cũng cỡ 500 Gb – 1 Tb. Chắc chơi nhiếp ảnh cỡ một năm là đầy ổ cứng rồi. Nên tôi cũng không sử dụng giải pháp này.
Lưu hình ảnh trên ổ cứng di động.
Tương tự như ổ cứng có sẵn trên máy tính, có điều dung lượng có lớn hơn. Từ vài 500 Gb đến khoảng 24 Tb tùy vào nhu cầu. Giải pháp này đang được khá nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Rất dễ dàng mang đi, tuy nhiên nó vướng phải những nhược điểm sau:
– Khả năng dính virus cao khi kết nối với máy tính lạ. Nguy cơ ăn cắp dữ liệu trong ổ cứng, cũng như bị xóa, format ngoài ý muốn.
– Đối mặt với nguy cơ shock ổ đĩa do di chuyển có thể bị va đập. Mặc dù các hãng sản xuất thường đưa ra những lời cam kết rất mạnh mẽ về khả năng chịu lực của vỏ ổ cứng.
– Vì nhỏ gọn nên dễ bị bỏ quên hay mất cắp. Bao nhiêu ảnh đẹp là bấy nhiêu tài sản quý, bỗng dưng bay mất là không ai muốn chút nào cả.
– Thiết bị này chỉ xài cho một mình mình, khó khăn trong việc chia sẻ với bạn bè, khách hàng để show profile nhiếp ảnh. Do đó ta cần xem xét tiếp đã.
Lưu hình ảnh trên các server thuê ngoài, các cloud station
Các dịch vụ vô cùng hấp dẫn như Google drive, Fick, Picassa,… đang có những gói giá khá tốt để bán tài khoản sử dụng. Phương án này tối ưu cho việc chứa ảnh hơn hẳn các phương án trên bởi tính online cho khả năng public và chia sẻ dễ dàng tới bạn bè, khách hàng hay cộng đồng chơi ảnh. Tôi cũng đã dùng dịch vụ này trong nhiều năm. Song vẫn thấy rằng chúng vấp phải một số rào cản bất tiện như:
– Bị phụ thuộc vào băng thông đường truyền của các nhà cung cấp, nhất là khi họ đặt server ở nước ngoài. Tình trạng đứt cáp ở Việt Nam xảy ra cũng đôi ba lần trên một năm, chắc hẳn ai cũng khó chịu khi load file cực chậm.
– Các định dạng Raw, document, audio, video thường ít được hỗ trợ. Đa số chỉ hỗ trợ xem duyệt ảnh Jpeg. Nhiều khi ta muốn lưu trữ tổng hợp, sẽ tiện sử dụng vào nhiều mục đích hơn.
– File Raw là định dạng thường xuyên được sử dụng trong nhiếp ảnh. Tuy nhiên mỗi lần cần dùng để biên tập hậu kỳ, ta cần phải làm thao tác download offline rồi mới import được vào các phần mềm phổ dụng như Photoshop, Lightroom.
Lưu hình ảnh trên thiết bị lưu trữ độc lập Synology Nas
Đây là một công nghệ lưu trữ kết hợp offline và trực tuyến. Synology Nas là hệ thống ổ cứng gắn ngoài, thông qua mạng LAN chứ không kết nối trực tiếp với máy tính. Do đó Synology Nas mang cả ưu điểm dễ dàng quản lý như một ổ cứng trên máy tính, mà vẫn thuận lợi chia sẻ như lưu trữ trực tuyến, đồng thời sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến, không để xảy ra thất thoát hay lỗ hổng ăn cắp dữ liệu.
Tổ chức quản lý dữ liệu trên Synology Nas
Việc tổ chức hình ảnh, phân thư mục dễ dàng như cách thông thường chúng ta vẫn hay làm. Ví dụ, tôi phân mục lưu trữ hình ảnh PHOTOS thành 2 phần chính: PHOTOS LƯU NIỆM và PHOTOS NHIẾP ẢNH. Bên trong PHOTOS NHIẾP ẢNH tôi tiếp tục phân ra các Địa danh mà tôi ghé thăm và sáng tác chụp hình: Hà Nội, TPHCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Thái Lan,… Tiếp theo tôi phân các địa danh theo năm và theo tháng. Một năm tôi có thể ghé thăm Hà Nội cả chục lần, nhưng Đà Lạt thì chỉ đôi ba lần thôi, nên tôi linh hoạt trong việc phân chia dữ liệu theo thư mục ở folder này.
Truy xuất file Raw từ Nas, Import vào Lightroom hay Camera Raw để hậu kỳ
Trong mỗi forder hình ảnh, tôi chứa cả file Raw và Jpeg. Điều ưu việt và tiện lợi của Synology Nas là cho phép import trực tiếp file Raw từ lưu trữ trong ổ cứng của Nas vào catalog của Lightroom hay Camera Raw một cách dễ dàng. Có nghĩa là file lưu trữ vẫn ở trên Nas mà không cần download offline về. Tránh duplicate dữ liệu, làm đầy ổ cứng máy tính.
Tính an toàn và bảo mật hình ảnh, dữ liệu của Nas
Ổ cứng của Nas được đặt cố định một địa điểm. Đó có thể là văn phòng công ty, phòng làm việc tại nhà, hay ở bất cứ đâu mà ta cho là nơi an toàn, ít ai để ý tới. Do đó, hoàn toàn yên tâm khỏi lo bị mất cắp hay rơi rớt khi đi đường như ổ cứng di động. Một thiết bị Nas bao gồm ít nhất một ổ cứng sử dụng và một ổ cứng chỉ dùng dể backup. Do đó, xác xuất bị mất hình gần như là “zero”. Thao tác backup này hoàn toàn auto theo lập trình máy tính của thiết bị. Đây là giải pháp vô cùng thông minh mà các giải pháp lưu trữ khác không có được.
Các ứng dụng hỗ trợ quản lý hình ảnh trên Synology Nas
Thiết bị Synology có cài sẵn hệ điều hành được cung cấp chính hãng bởi tập đoàn Synology. Tại Việt Nam Mstar Corp là đơn vị được uỷ quyền của hãng về cung cấp sản phẩm và dịch vụ tư vấn hỗ trợ giải pháp. Hệ điều hành này cho phép sử dụng rất nhiều các ứng dụng quản lý, phân quyền user, chia sẻ dữ liệu, trao đổi, làm việc nội bộ giữa những người đồng sở hữu,… Các ứng dụng này được áp dụng cho cả PC, Laptop và điện thoại Android, IOS nên dễ dàng đồng bộ và chia sẻ ở bất cứ đâu.
Ứng dụng mà tôi vô cùng yêu thích là Photo Station. Từ ứng dụng này, ta chỉ cần lưu hình ảnh theo từng thư mục. Hệ thống tự động sinh ra một website để có thể xem ảnh, bình luận, chia sẻ lên các mạng xã hội chỉ với click chuột. Việc tạo blog photo cũng được tích hợp sẵn. Chụp cho đẹp rồi có một blog cá nhân để giới thiệu tới bạn bè, khách hàng cũng là một điều vô cùng thú vị.
Việc chia sẻ và in ấn
Các bộ ảnh, profile của các bạn chơi ảnh làm dịch vụ rất dễ dàng mang ra in ấn mà không cần phải mang theo usb, hay upload lên các dịch vụ công cộng như google drive, dropbox, megashare, fshare, mà chỉ cần một đường link rút gọn xuất ra từ Nas để download dữ liệu một cách nhanh chóng.
Tính năng khác
Ngoài các tính năng trên còn rất nhiều ứng dụng thuận tiện khác, nếu mày mò nghiên cứu hay đưa ra yêu cầu cụ thể với Synology Việt Nam, chúng ta sẽ được hỗ trợ nhiệt tình. Cái này tôi rất đặt quan trọng, bởi đây là công nghệ mới, để khai thác hết hiệu năng của sản phẩm thì cần đến một dịch vụ hỗ trợ tốt. Bạn có thể xem thêm tại trang chủ của Synology Việt nam: synologyvietnam.vn
Tóm lại
Trên đây là những kinh nghiệm, cảm nhận, chia sẻ của cá nhân tôi trong quá trình đam mê nhiếp ảnh đổi với giải pháp lưu trữ các tác phẩm – quý giá như đứa con tinh thần của mình vậy. Bài viết không vì mục đích PR, Quảng cáo cho bất kỳ đơn vị nào. Nếu cần giải đáp câu hỏi thắc mắc, bạn vui lòng comment bên dưới hoặc gửi email trực tiếp tới WikiNhiepanh@gmail.com.
Chúc bạn luôn cháy bỏng với niềm vui Nhiếp ảnh.
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hà
Nguồn : Nhiepanh.wiki