Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận

Giải pháp chống thất thoát dữ liệu

Nội dung bài viết

Thất thoát dữ liệu có thể ảnh hưởng đến uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, giải pháp chống thất thoát dữ liệu là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Biết được điều đó, Mstar Corp sẽ cung cấp cho bạn một số giải pháp để chống thất thoát dữ liệu trong bài viết dưới đây.

Thất thoát dữ liệu là gì?

Thất thoát dữ liệu là tình trạng mất mát, rò rỉ hoặc tiếp cận trái phép thông tin quan trọng của cá nhân hoặc tổ chức. Dữ liệu bị thất thoát có thể bao gồm thông tin khách hàng, thông tin cá nhân, dữ liệu tài chính, bí mật công nghệ, bản vẽ, tài liệu thương mại hoặc bất kỳ thông tin quan trọng nào khác. Vì thiệc xảy ra thất thoát dữ liệu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, pháp lý, tài chính, đặc biệt là lòng tin của khách hàng và đối tác.

Thất thoát dữ liệu là gì?

Thất thoát dữ liệu là gì? (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra thất thoát dữ liệu

Lỗi nhân viên

Nhân viên có thể vô tình hoặc cố ý làm lộ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Cụ thể là sử dụng mật khẩu yếu, vô ý chia sẻ thông tin, gửi dữ liệu qua email không được mã hóa hoặc mất thiết bị lưu trữ. Việc này có thể xảy ra khi nhân viên không được đào tạo đầy đủ hoặc không có quy trình bảo mật rõ ràng.

Lỗi hệ thống

Các nguyên nhân như thiết bị lưu trữ bị hỏng, hệ điều hành không được cập nhật, phần mềm bảo mật không được cài đặt hoặc cấu hình không đúng. Những lỗi này có thể dẫn đến khả năng bị truy cập trái phép hoặc mất dữ liệu. Ngoài ra, các phần mềm độc hại và virus cũng có thể tấn công vào hệ thống và gây ra sự cố kỹ thuật.

Tấn công từ bên ngoài

Các cuộc tấn công mạng từ hacker hoặc kẻ xâm nhập như ransomware, phishing, tấn công mạng xâm nhập, tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) và mã độc độc hại. Trong đó, ransomware là loại phần mềm độc hại thường được sử dụng.

Hậu quả của thất thoát dữ liệu

  • Mất dữ liệu quan trọng: Thất thoát dữ liệu quan trọng như thông tin khách hàng, thông tin tài chính, bí mật thương mại, và các dữ liệu quan trọng khác có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, uy tín của công ty và quyền riêng tư của khách hàng.

  • Thiệt hại tài chính: Việc phục hồi dữ liệu, khắc phục hệ thống và thực hiện các biện pháp bảo mật mới đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian, tiền bạc và công sức. Ngoài ra, công ty có thể phải đối mặt với các lệ phí vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu và các yêu cầu bồi thường từ khách hàng hoặc bên liên quan.

  • Mất lòng tin của khách hàng: Khi thông tin cá nhân bị rò rỉ sẽ làm suy giảm lòng tin của khách hàng đối với công ty. Khi đó, khách hàng sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng và doanh thu của doanh nghiệp.

  • Vi phạm quy định pháp luật: Thất thoát dữ liệu có thể dẫn đến khả năng vi phạm quy định pháp luật về bảo mật dữ liệu, đặc biệt là trong các khu vực có quy định nghiêm ngặt như GDPR (General Data Protection Regulation).

Việc thất thoát dữ liệu có thể gây ra rất nhiều hậu quả

Việc thất thoát dữ liệu có thể gây ra rất nhiều hậu quả (Nguồn: Internet)

3 yếu tố để lựa chọn giải pháp chống thất thoát dữ liệu phù hợp

Đánh giá nhu cầu và quy mô doanh nghiệp

  • Xác định loại dữ liệu quan trọng cần bảo vệ, lưu trữ và quản lý.

  • Xem xét số lượng nhân viên, quy mô hệ thống và khối lượng dữ liệu.

Tìm hiểu các giải pháp và công nghệ phù hợp

Sau khi xác định được nhu cầu của công ty, công ty cần tìm hiểu các giải pháp và công nghệ phù hợp. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về các giải pháp công nghệ khác nhau như mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập, bảo vệ mạng,… giúp xác định và lựa chọn giải pháp phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

3 yếu tố để lựa chọn giải pháp chống thất thoát dữ liệu phù hợp

3 yếu tố để lựa chọn giải pháp chống thất thoát dữ liệu phù hợp (Nguồn: Internet)

Xem xét các yếu tố về chi phí và hiệu quả

Công ty cần xem xét các yếu tố về chi phí khi lựa chọn giải pháp chống thất thoát dữ liệu để tăng hiệu suất công việc.

Các giải pháp chống thất thoát dữ liệu

Giải pháp quản lý quy trình

Các công ty có thể áp dụng các giải pháp sau để quản lý quy trình chống thất thoát dữ liệu:

  • Xác định quy trình và luồng công việc: Xác định các quy trình và luồng công việc chi tiết để điều chỉnh phân quyền cho từng cá nhân.

  • Thiết lập chính sách bảo mật: Xây dựng các chính sách và quy định, bao gồm tính bảo mật của dữ liệu, quản lý quyền truy cập, sao lưu và phục hồi dữ liệu, và quản lý rủi ro an ninh thông tin,… một cách rõ ràng, cụ thể.

  • Đào tạo nhân viên: Đào tạo về các quy định, quy trình bảo mật dữ liệu giúp đảm bảo tính hiệu quả và khả năng tuân thủ các quy định của nhân viên.

  • Giám sát và đánh giá: Công ty cần thực hiện việc giám sát và đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng các quy trình, quy định bảo mật dữ liệu được thực hiện đúng cách. Cụ thể là kiểm tra an ninh hệ thống, quản lý quyền truy cập và xem xét các hành động của người dùng để phát hiện sớm các hành vi bất thường hoặc nguy cơ thất thoát dữ liệu.

Microsoft 365 cho doanh nghiệp là giải pháp quản lý quy trình tối ưu nhất. Không chỉ là một bộ ứng dụng văn phòng hàng đầu, Microsoft 365 còn có khả năng xác định và phân loại dữ liệu quan trọng, quản lý quyền truy cập chi tiết, và giám sát hoạt động người dùng để đảm bảo dữ liệu được bảo vệ toàn diện.

Đặc biệt, Microsoft 365 được xây dựng dựa trên các quy định pháp lý như GDPR và HIPAA, giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định và luật pháp hiện hành về dữ liệu và quyền riêng tư.

Hãy liên hệ với Mstar Corp ngay hôm nay để được cung cấp Microsoft 365 cho doanh nghiệp toàn diện, từ sản phẩm đến dịch vụ cài đặt và quản trị.

Mstar Corp là nhà phân phối Microsoft 365 tại Việt Nam

Mstar Corp là nhà phân phối Microsoft 365 tại Việt Nam

Giải pháp công nghệ

  • NAS (Network Attached Storage): NAS là thiết bị lưu trữ dữ liệu được kết nối với mạng, cung cấp khả năng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu an toàn. Bên cạnh đó, NAS còn hỗ trợ tính năng sao lưu tự động, quản lý dữ liệu linh hoạt và bảo mật thông tin toàn diện.

  • Hệ thống sao lưu và khôi phục dữ liệu (Backup and Recovery Systems): Giải pháp này bao gồm việc tạo sao lưu dữ liệu định kỳ và khôi phục lại dữ liệu khi có sự cố xảy ra. Theo kinh nghiệm triển khai NAS Synology, Mstar Corp tư vấn cho khách hàng chiến lược backup 3-2-1 để bảo vệ dữ liệu lên đến 99%.

  • Phân quyền truy cập dữ liệu (Data Access Control): Giải pháp này bao gồm việc thiết lập các quyền truy cập, phân quyền người dùng và kiểm soát quyền truy cập vào từng tệp và thư mục.

  • Mã hóa dữ liệu (Data Encryption): Mã hóa dữ liệu giúp chuyển đổi dữ liệu thành dạng chỉ đọc được khi có chìa khóa giải mã.

  • Hệ thống kiểm soát và giám sát (Monitoring and Control Systems): Hệ thống cho phép phát hiện và ngăn chặn các hành vi không đúng trong việc truy cập và sử dụng dữ liệu. Với khả năng tương tích với hơn 8.300 model camera của hơn 100 thương hiệu, Synology Surveillance là giải pháp giám sát toàn diện đang được sử dụng bởi nhiều thương hiệu lớn trên thế giới.

Trong bài viết này, Mstar Corp đã cung cấp cho bạn một số giải pháp chống thất thoát dữ liệu. Hãy liên hệ với Mstar Corp – nhà phân phối Synology C2 và là nhà phân phối Microsoft tại Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp công nghệ toàn diện cũng như chống thất thoát dữ liệu.