Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào có sử dụng máy tính, tất nhiên sẽ có các file tài liệu cần được lưu trữ và chia sẻ trong nội bộ. Đó chính là lý do ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng tới phương án file server. Vậy file server là gì, bạn hãy tham khảo bài viết này nhé!
File server là gì?
File server là gì? File server là một máy chủ có chứa dữ liệu phân quyền thư mục và chia sẻ tài nguyên với nhau. File server có kết nối mạng với mục đích chính là cung cấp một địa điểm, để lưu trữ các tập tin như tài liệu, các file âm thanh hay hình ảnh hoặc các tập tin khác.
Các máy chủ tập tin có thể được truy cập thông qua một số phương pháp khác nhau như:
- HTTP: Hypertext Tranfer Protocol
- FTP: File Transfer Protocol
- SMB: Server Message Block / CIFC – Common In File System – mà thường là cho UNIX
- NFS: Network File System – Chủ yếu là cho UNIX
Lợi ích File Server là gì?
- Đảm bảo khả năng truy cập và chia sẻ tập tin được lưu trữ cho các cá nhân được phân quyền.
- Loại trừ các phiên bản khác nhau của cùng một tài liệu.
- Người dùng không chỉ có thể lưu trữ tài liệu cá nhân, mà còn có thể lưu trữ các loại file và bản sao lưu trên file server. Cách lưu trữ này phụ thuộc vào cách doanh nghiệp sử dụng kho lưu trữ, giúp việc quản lý và truy cập tới các file trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, bạn có thể truy cập và làm việc với các file từ bất kỳ đâu, sử dụng các thiết bị kết nối internet.
- Nếu file server được cấu hình để truy cập từ xa qua mạng Internet, người dùng có thể truy cập các file mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn nắm quyền kiểm soát và bảo mật các tập tin.
Ưu, nhược điểm của File Server là gì?
Ưu điểm:
- Chi phí vận hành tương đối thấp.
- Có khả năng tùy chỉnh và mở rộng linh hoạt.
- Giúp quản lý và kiểm soát quyền truy cập vào các file.
- Hiệu suất cao.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi cài đặt, cấu hình và duy trì hệ thống phức tạp.
- Cần có kiến thức về quản lý hệ thống và an ninh mạng để bảo vệ file khỏi việc truy cập trái phép hoặc mất mát dữ liệu.
Biết được các nhược điểm trên, Mstar Corp không chỉ cung cấp File Server thông thường, mà còn trực tiếp giúp doanh nghiệp triển khai File Server. Từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối đa khi triển khai File Server.
Lưu ý những gì khi lựa chọn File Server là gì?
Như đã đề cập ở trên, vì các File Server thường được sử dụng để lưu trữ tài liệu và tập tin với mục đích chia sẻ giữa các thiết bị kết nối cùng một mạng. Vì vậy, vấn đề an toàn của dữ liệu và tiện lợi được đặt lên hàng đầu, ngoài ra còn là sự bảo mật và tốc độ truyền tải dữ liệu.
An toàn: Hiện có khá nhiều cách để giữ an toàn cho các tài liệu đang lưu trữ bao gồm hạ tầng và giải pháp hoặc bạn có thể kết hợp cả hai.
Hạ tầng: Cơ sở hạ tầng đặt máy chủ cơ sở dữ liệu phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn hoạt động. Ngoài ra, phải đảm bảo File Server trực tuyến trong suốt thời gian công ty hoạt động hành chính, hoặc 24/24 tùy từng trường hợp.
Giải pháp: Bạn phải đảm bảo rằng file server của mình có khả năng xử lý linh hoạt các trường hợp rủi ro, có thể gây ra việc mất mát dữ liệu như: hỏng hóc phần cứng ( ổ cứng, raid lỗi…), sự cố cháy nổ máy chủ hay shock điện…
Tiện ích: Tiện ích của file server nằm ở khả năng mở rộng lưu trữ. Quá trình thao tác đơn giản, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và người sử dụng. Nó không đòi hỏi quá nhiều hiểu biết về chuyên môn.
Bảo mật: Đảm bảo dữ liệu chỉ được chia sẻ cho những đối tượng được cấp quyền trong hệ thống.
Tốc độ truyền tải của nó là tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên không quá quan trọng.
Vậy File server tồn tại dưới hình thức nào?
Với bất kỳ máy tính nào cũng có thể được cấu hình để trở thành một máy chủ và hoạt động như giống một File server.
File server thường được sử dụng trong các trường học cũng như các văn phòng. Đôi khi, các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại địa phương với việc sử dụng File server và mạng LAN, để kết nối máy tính khách của họ.
File server có nhiều hình thái khác nhau như :
- Giải pháp SAN
- Xây dựng máy chủ chạy trên nền tảng Linux or Windows Server
- Hệ thống NAS.
Để biết thêm thông tin chi tiết về file server, bạn hãy liên hệ với Mstar Corp theo hotline 0943.199.449 – 0909.514.461 nhé!