🎁 Ưu Đãi Khi Mua Combo NAS + HDD

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

RPO và RTO: 2 khái niệm cần nắm cho quy trình sao lưu – khôi phục hệ thống CNTT

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Thông thường, đa số các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp không quá quan trọng vấn đề sao lưu và khôi phục dữ liệu. Tuy nhiên, một khi xảy ra sự cố như bị virus tấn công, mất mát dữ liệu hoặc hỏng hóc hệ thống, người dùng mới quan tâm đến vấn đề sao lưu và khôi phục dữ liệu. Trong quy trình sao lưu và khôi phục hệ thống CNTT, 2 khái niệm mà bạn cần nắm rõ là RPO và RTO. Hãy cùng Mstar Corp khám phá sâu hơn về hai khái niệm RPO và RTO trong bài viết dưới đây.

Khái niệm RPO và RTO

RPO là gì?

RPO (Recovery Point Objective) là thời điểm để phục hồi hệ thống, thường là 1 giờ trước, 1 ngày trước, 10 ngày trước. RPO được tính theo thời gian điểm nhất mà dữ liệu được sao lưu.

Ví dụ: Một công ty muốn hệ thống sao lưu có khả năng phục hồi dữ liệu 1 giờ trước, tính từ thời điểm xảy ra sự cố. Trong trường hợp này, RPO là 1 giờ.

Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp muốn hệ thống sao lưu có thể khôi phục ở bất kỳ thời điểm nào, RPO sẽ là zero.

RPO là gì?

RPO là gì?

Vai trò của RPO trong quá trình sao lưu – khôi phục hệ thống CNTT

  • Khi xảy ra sự cố, RPO sẽ xác định thời điểm cuối cùng mà dữ liệu được sao lưu.
  • Nếu RPO quá lớn, doanh nghiệp sẽ mất nhiều dữ liệu hơn trong quá trình khôi phục. Việc này gây thiệt hại đến hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

RTO là gì?

RTO (Recovery Time Objective) là thời gian để khôi phục hệ thống tính từ một điểm phục hồi RPO. RTO thường được đo bằng đơn vị thời gian như giờ, phút hoặc giây.

Ví dụ: Phòng Marketing mất file thuyết trình sự kiện và yêu cầu phải hoàn thành phục hồi nguyên vẹn dữ liệu trong 1 tiếng. Vậy RTO trong trường hợp này là 1 tiếng.

Tương tự RTO, RPO tỷ lệ nghịch với chi phí. RTO càng nhỏ thì chi phí càng cao và ngược lại.

RTO là gì?

RTO là gì?

Vai trò của RTO trong quá trình sao lưu – khôi phục hệ thống CNTT

  • RTO giúp xác định thời gian cần thiết để khôi phục dịch vụ hoặc hệ thống khi xảy ra sự cố mất mát dữ liệu như bị virus tấn công, hỏng hóc phần cứng,…
  • Đảm bảo quá trình khôi phục dữ liệu sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được.
  • RTO quá lớn đồng nghĩa quy trình khôi phục dữ liệu sẽ mất nhiều thời gian, gây thiệt hại về mặt tài chính và uy tín của doanh nghiệp.
  • RTO càng nhỏ thì tính sẵn sàng của hệ thống CNTT càng cao.

Góc nhìn của Mstar Corp về RPO và RTO trong giải pháp backup 3-2-1

RPO và RTO là hai khái niệm quan trọng để xác định giá và giá trị thực của giải pháp backup 3-2-1. Dựa vào mức độ quan trọng của dữ liệu, Mstar Corp sẽ đề xuất với bạn một trong các giải pháp sau:

  • Synchronous Replication (Nhân rộng đồng bộ): Thường được sử dụng cho các hệ thống sao lưu yêu cầu RPO tính bằng một vài giây đến một vài phút. Dữ liệu được sao lưu ở nhiều site khác nhau và đồng bộ hóa liên tục.
  • Asynchronous Replication (Nhân rộng không đồng bộ): Được sử dụng khi RPO có thể được tính từ một vài giờ đến một ngày. Dữ liệu được sao lưu đến các site khác nhau và đồng bộ không thường xuyên, thường sao lưu định kỳ theo giờ hoặc ngày.
  • Lưu trữ trên tape: Thường được áp dụng cho các hệ thống sao lưu không yêu cầu RPO cao (vài ngày đến một tuần). Sau khi hoàn thành tác vụ backup, dữ liệu được sao lưu trên tape và đặt trong một nơi an toàn ngoài công ty, thường là trong hộp an toàn (safe box) tại ngân hàng.

Nếu bạn đòi hỏi RTO = 0, tức là hệ thống sao lưu phải luôn hoạt động 24/24, ngay cả khi có sự cố xảy ra thì doanh nghiệp phải triển khai hệ thống CNTT tại nhiều địa điểm khác nhau. Đối với đa số các doanh nghiệp, Mstar Corp đều triển khai giải pháp backup 3-2-1 được tùy chỉnh theo quy mô của dữ liệu. Nhờ đó, khi sự cố xảy ra, việc khôi phục toàn bộ hệ thống sẽ mất ít thời gian (bằng nhiều giờ đến nhiều ngày). Với ít nhất 3 bản sao lưu, Mstar Corp thường triển khai 1 hệ thống sao lưu tại doanh nghiệp, 1 hệ thống khác tại hot site – một nơi được trang bị đầy đủ hạ tầng tối thiểu để vận hành một hệ thống hoàn chỉnh. Đồng thời, lưu giử ít nhất 1 bản sao trên đám mây. Nhờ đó, khi sự cố xảy ra, doanh nghiệp có thể vận hành tạm tại hot site hoặc bất kỳ đâu nhờ các dữ liệu được sao lưu trên đám mây.

Mstar Corp triển khai giải pháp backup 3-2-1 đáp ứng RPO và RTO

Mstar Corp triển khai giải pháp backup 3-2-1

Mstar Corp cam kết mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp sao lưu dữ liệu đáng tin cậy với khả năng bảo vệ dữ liệu lên đến 99%. Đồng thời, thấu hiểu mỗi doanh nghiệp đều có nhu cầu về RPO và RTO khác nhau nên Mstar Corp đã xây dựng quy trình tư vấn 1:1 chuyên sâu, giúp tìm hiểu kỹ càng nhu cầu và hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp. Từ đó, các chuyên viên công nghệ của Mstar Corp sẽ thiết kế giải pháp sao lưu phù hợp với doanh nghiệp bạn.

Liên hệ Mstar Corp để được tư vấn 1:1, từ đó thiết kế giải pháp sao lưu phù hợp

Liên hệ Mstar Corp để được tư vấn 1:1, từ đó thiết kế giải pháp sao lưu phù hợp

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật