🚛 Freeship toàn quốc

Hỗ trợ Online Trọn Đời

Tặng gói cài đặt NAS trị giá 3.300.000 VNĐ

Miễn phí tư vấn giải pháp

🚛 Freeship toàn quốc
Hỗ trợ Online Trọn Đời
Tặng gói cài đặt NAS trị giá 3.300.000 VNĐ
Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Khái niệm cổng Uplink là gì? Các loại cổng uplink phổ biến hiện nay

Top Best Seller NAS 2024:

Nội dung bài viết

Thuật ngữ uplink được dùng trong mạng máy tính để đề cập đến kết nối không dây hoặc có dây từ mạng cục bộ LAN đến mạng diện rộng WAN. Vậy cổng uplink là gì? Có những cổng uplink nào phổ biến? Cổng uplink và cổng thông thường khác nhau như thế nào trên Switch? Làm thế nào để sử dụng cổng uplink? Ưu điểm của cổng này là gì? Có thể dùng cổng uplink như cổng thông thường được không? Cổng uplink dùng cáp thẳng hay cáp chéo? Những thắc mắc này sẽ được Mstar Corp chia sẻ ngay trong bài viết sau đây.

 

Hiểu một cách đơn giản, cổng uplink là một cổng đặc biệt trong tất cả các thiết bị mạng bao gồm bộ điều khiển hoặc Switch nhằm kết nối các thiết bị khác thông qua cáp Ethernet. Chức năng chính của cổng uplink là cho phép giao tiếp giữa hai thiết bị với nhau. Ví dụ như kết nối bộ điều khiển với modem hoặc kết nối hai Switch với nhau.

Khái niệm cổng Uplink
Khái niệm cổng Uplink

 

Không phải thiết bị nào cũng được có cổng uplink, đa số các thiết bị chỉ có một cổng uplink duy nhất. Để nhận biết cổng uplink bạn có thể dựa vào tên, màu sắc khác biệt của cổng so với các cổng còn lại. Trường hợp bạn kiểm tra trên các bộ điều khiển tại nhà nhưng không thấy tên uplink thì có thể nó sẽ có tên gọi khác như WAN hoặc internet, tuy nhiên chức năng sử dụng và cách thức hoạt động hoàn toàn giống nhau.

 

Hiện tại, có rất nhiều cổng uplink được sử dụng trong các thiết bị mạng, do đó tùy vào nhu cầu sử dụng mà người dùng chọn loại cổng uplink phù hợp. Dưới đây là một số cổng uplink được dùng phổ biến mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:

 

Cổng Ethernet

Cổng Ethernet là loại cổng uplink phổ biến hiện nay được dùng nhiều trong các thiết bị mạng. Loại cổng này được sử dụng nhằm kết nối các thiết bị mạng với nhau thông qua cáp Ethernet. Với tốc độ truyền dữ liệu cao, hỗ trợ nhiều giao thức mạng khác nhau, Ethernet được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay.

Các loại cổng uplink phổ biến là gì?
Các loại cổng uplink phổ biến là gì?

 

Cổng quang

 

Cổng USB

Cổng USB được dùng như loại cổng uplink đem đến nhiều lợi ích cho người dùng trong quá trình sử dụng các thiết bị mạng. Tính năng này đem đến sự linh hoạt, tiện lợi cho quá trình kết nối các thiết bị mạng với nhau.

 

Cổng uplink và downlink là hai khái niệm quan trọng khi sử dụng mạng máy tính, điểm khác biệt giữa hai loại cổng này như sau:

Tốc độ truyền:

  • Cổng uplink: Đem đến tốc độ mạng cao, được dùng để kết nối thiết bị với những thiết bị khác có tốc độ cao hơn trong mạng cục bộ nhỏ hơn với mạng lớn hơn.
  • Cổng downlink: Được dùng để truyền dữ liệu thông thường, chẳng hạn các cổng thông dụng được dùng như RJ45, SFP, chúng có chức năng hỗ trợ các sợi quang và cáp mạng để kết nối mạng với cách truyền và tốc độ khác nhau, điều này phụ thuộc vào loại cổng sử dụng.

Khả năng kết nối:

  • Cổng uplink: Có thể kết nối các thiết bị khác nhau như bộ định tuyến với modem hay hai bộ chuyển mạch với nhau. Cổng kết nối này cho phép người dùng truyền dữ liệu tốc độ cao, ổn định, nhờ đó giảm thiểu tình trạng mất kết nối và tăng hiệu suất mạng sử dụng.
  • Cổng downlink: Dễ dàng kết nối với các thiết bị khác như máy tính, máy in, điện thoại, tivi,… để truyền dữ liệu thông thường. Tốc độ truyền của cổng này thấp hơn so với cổng uplink, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ ổn định, đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Hình thức bên ngoài:

Cả hai loại cổng có thể giống nhau và tên cùng một bộ chuyển mạch, người dùng có thể dễ dàng kết nối cổng uplink với một cổng thường trên bộ chuyển mạch khác để mở rộng quy mô phạm vi của mạng. Tuy nhiên, mục đích sử dụng sẽ có sự khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu mạng khác nhau.

Tóm lại, uplink và downlink đều có vai trò quan trọng đối với mạng máy tính và được dùng để kết nối với các thiết bị khác nhau thông qua các cổng khác nhau để truyền tải dữ liệu với tốc độ ổn định khác nhau.

 

Để dùng cổng uplink bạn cần kết nối các thiết bị mạng với nhau thông qua cổng này, điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng cáp mạng Ethernet hoặc cáp quang. Trường hợp bạn muốn kết nối với router hoặc Switch, có thể sử dụng một cáp mạng Ethernet để dễ dàng kết nối với cổng uplink của router với cổng uplink của Switch. Nếu muốn kết nối Switch với Switch khác bạn cũng có thể thực hiện theo cách tương tự.

Hướng dẫn dùng cổng uplink
Hướng dẫn dùng cổng uplink

 

Một số thiết bị mạng khác có tích hợp cổng uplink vào trong cổng LAN. Đối với trường hợp này người dùng chỉ cần sử dụng một cáp quang Ethernet để kết nối với cổng LAN của các thiết bị với nhau.

 

Sử dụng cổng uplink đem đến nhiều ưu điểm nổi bật trong quá trình sử dụng, cụ thể:

  • Tốc độ vượt trội: Cổng uplink có băng thông lớn hơn so với các cổng tiêu chuẩn, cho phép tổng hợp lưu lượng từ các mạng khác nhau, giúp tăng thông lượng và cải thiện thời gian phản hồi cho các ứng dụng yêu cầu cao trên hệ thống mạng.
  • Hỗ trợ xếp chồng hiệu quả: Cổng uplink được xem như một cổng xếp chồng, nâng cao khả năng xếp chồng so với các cổng thông thường. Nó cung cấp hỗ trợ tốt cho các Switch xếp chồng với tính linh hoạt cao hơn và chi phí thấp hơn nhiều.
  • Khoảng cách kết nối xa hơn: Sử dụng cổng uplink để xếp chồng các thiết bị chuyển mạch có thể mở rộng khoảng cách kết nối trong các môi trường khác nhau.
  • Dễ dàng kết nối và quản lý dây cáp: Một cổng uplink có thể thay thế cho việc kết nối hai cổng Ethernet trên Switch, giúp tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa việc quản lý dây cáp. Chỉ cần một sợi cáp thẳng để kết nối các chân truyền và nhận giữa hai thiết bị.
Ưu điểm nổi bật của cổng uplink là gì?
Ưu điểm nổi bật của cổng uplink là gì?

 

Bạn nên sử dụng cổng uplink trong các trường hợp như: Kết nối Switch giữa các lớp mạng, kết hợp nhiều Switch theo phương pháp xếp chồng, nối từ Switch đến Firewall, nối từ Switch đến PBX, nối từ Switch đến điểm truy cập không dây, nối từ Switch PoE đến đầu ghi NVR, cụ thể:

  • Kết nối Switch giữa các lớp mạng: Trường hợp các mạng phức tạp sử dụng nhiều lớp mạng khác nhau, cổng uplink sẽ kết nối Switch lên các Switch ở lớp mạng trên. Ví dụ: Từ Access Switch lên Distribution Switch, để có thể kết nối người dùng cần sử dụng cáp để nối từ cổng uplink trên Switch truy cập lên cổng thường trên Switch phân phối.
  • Kết hợp nhiều Switch theo phương pháp xếp chồng: Cổng uplink cũng được sử dụng để kết nối nhiều Switch theo kiểu xếp chồng ( ). Cụ thể, người dùng sẽ kết nối các cổng uplink của các Switch với nhau để tạo thành một Switch duy nhất với tổng số cổng là tổng số cổng của tất cả các Switch đã kết nối. Ví dụ: Nếu có hai Switch mỗi cái có 24 cổng truy cập, sau khi ghép lại, chúng ta sẽ có 1 Switch với 48 cổng kết nối.
  • Kết nối từ Switch đến Firewall: Đối với môi trường mạng có yêu cầu cao về độ bảo mật, cổng uplink sẽ được dùng để kết nối Switch với Firewall. Quá trình kết nối này sẽ giúp kiểm soát và lọc dữ liệu qua mạng, đồng thời bảo vệ hạ tầng tránh được các mối đe dọa.
  • Kết nối từ Switch đến PBX: Khi triển khai VoIP, cổng uplink sẽ có nhiệm vụ kết nối Switch với các thiết bị VoIP hoặc PBX để đảm bảo chất lượng cuộc gọi và băng thông đủ cho dịch vụ này.
  • Kết nối từ Switch đến điểm truy cập không dây: Với trường hợp tích hợp mạng WLAN, cổng uplink có nhiệm vụ kết nối Switch với Access Point hoặc điểm truy cập không dây, để cung cấp kết nối không dây cho người dùng.
  • Kết nối từ Switch PoE đến đầu ghi NVR: Trường hợp sử dụng hệ thống camera IP dùng Switch PoE để cấp nguồn, các cổng uplink trên Switch PoE sẽ được kêt snoosi với đầu NVR, sau đó từ NVR sẽ kết nối với Router hoặc Switch lớp trên.

Lưu ý: Trong trường hợp sử dụng cổng uplink, người dùng cần áp dụng các biện pháp bảo mật cổng cao và hạn chế truy cập ủy quyền. Nếu được bạn nên chọn cổng uplink có hỗ trợ chức năng Auto – MDIX để điều chỉnh cáp mạng và giảm thiểu tối đa các vấn đề về kết nối.

Khi nào sử dụng cổng Uplink?
Khi nào sử dụng cổng Uplink?

 

Với sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu băng thông và tốc độ hiện nay, chúng ta có thể dùng cổng uplink như một cổng thông thường. Tuy nhiên, để sử dụng cổng uplink theo cách này, bạn cần chú ý đến một số điều quan trọng để tránh các sự cố có thể xảy ra cho thiết bị, cụ thể:

  • Một số thiết bị hỗ trợ kết nối của cổng uplink hoặc cổng thông thường, nhưng không phải lúc nào cũng hỗ trợ cả hai loại cổng cùng một lúc. Do đó, việc kết nối cả hai cổng trên một thiết bị có thể dẫn đến sự cố hoạt động không ổn định.
  • Các thiết bị chuyển mạch kép đã được phát triển để cung cấp một cổng có thể được sử dụng như cổng uplink hoặc cổng thông thường tùy vào thiết bị. Điều này cho phép chúng ta sử dụng cổng uplink như cổng thông thường theo nhu cầu mà không gặp phải các vấn đề về hoạt động.

 

Khi kết nối hai cổng thông thường của hai Switch, chúng ta thường sử dụng cáp chéo. Tuy nhiên, với cổng uplink, do các chân truyền và nhận không giao nhau, nên người dùng không cần sử dụng cáp chéo. Chỉ cần cáp thẳng để kết nối cổng uplink từ một Switch với cổng thông thường của Switch khác.

Nếu cổng uplink hỗ trợ tính năng Auto – MDIX, bạn không cần lo lắng về loại cáp kết nối. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng cả cáp chéo hoặc cáp thẳng vì cổng sẽ tự động điều chỉnh. Tuy nhiên, khi kết nối Switch với các thiết bị khác như máy tính, router, hoặc firewall cần sử dụng cáp thẳng theo đúng quy ước để tránh xung đột khi sử dụng.

Như vậy, bài viết trên của Mstar Corp đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin liên quan đến cổng uplink, các tính năng và ưu điểm nổi bật khi sử dụng cho mạng. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cổng này, qua đó có thể áp dụng vào thực tế để tối ưu hóa hệ thống của mình trong quá trình sử dụng.

MODEL NAS SYNOLOGY ĐỀ XUẤT DÀNH CHO BẠN

Model
NAS Synology DS723+NAS Synology DS224+NAS Synology DS923+NAS Synology DS1522+
Số users20 – 30 người20 – 30 người50 – 100 người100 – 150 người
Số bay2-bay có thể mở rộng lên 7-bay2-bay4-bay có thể mở rộng lên 9-bay5 bays có thể mở rộng thành 15 bays
RAM2 GB DDR42 GB DDR44 GB DDR48 GB DDR4
Hỗ Trợ SSD3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
3.5″ SATA HDD
2.5″ SATA SSD
2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD2.5 “SATA SSD M.2 2280 NVMe SSD
M.2 drive bay2 (NVMe)02 (NVMe)2 (NVMe)
Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật