Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Cách phòng chống mã độc ransomware – Bảo vệ dữ liệu đến 99%

Nội dung bài viết

Ransomware là một loại phần mềm độc hại đe dọa phá hủy hoặc giữ lại dữ liệu quan trọng của nạn nhân trừ khi trả tiền chuộc cho kẻ tấn công. Thật không may, phần mềm độc hại này đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, xếp hạng cao nhất về khả năng tấn công doanh nghiệp.

Cụ thế, chỉ trong năm 2022, Đông Nam Á đã phải gánh chịu gần 305.000 cuộc tấn công ransomware. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia bị tấn công ransomware nhiều thứ ba Đông Nam Á với hơn 57.000 cuộc tấn công. Các cuộc tấn công ransomware đang phổ biến hơn bao giờ hết và chúng đang tàn phá nhiều ngành công nghiệp. Bởi vì, kể cả khi các doanh nghiệp chấp nhận trả tiền chuộc để giải mã thì họ cũng chỉ lấy được 60% dữ liệu. Theo thống kê, chỉ 4% doanh nghiệp trả tiền chuộc có thể lấy lại toàn bộ dữ liệu.

Mã độc Ransomware là gì?

Ransomware là dạng phần mềm độc hại. Một phần mềm tống tiền được dùng nhằm mục đích chính là ngăn chặn người dùng truy cập và sử dụng máy tính cá nhân. Ransomware ban đầu chỉ bị tấn công trên hệ điều hành Windows, sau đó mở rộng ra Mac, rồi thiết bị di động và đến đầu năm 2017 là tivi thông minh và thiết bị IoT.

Các biến thể của mã độc Ransomware thường để lại tin nhắn cho nạn nhân, và bắt nạn nhân phải nộp 1 khoản tiền để lấy lại dữ liệu, hoặc quyền kiểm soát máy tính.

Nguồn gốc của mã độc Ransomware

Cũng giống như các phần mềm độc hại khác, phần mềm độc hại Ransomware có thể ẩn nấp trong các phần mềm, link hay file khi bạn thực hiện các thao tác như:

* Click vào quảng cáo.

* Truy cập vào những trang web giả mạo, website giả mạo hoặc web đen.

* Download và cài đặt những phần mềm lạ hay không rõ xuất xứ nguồn gốc.

* Khi bạn mở file trong các phần mềm đã crack.

* Hoặc máy tính bị cài tự động Ransomware thông qua USB hoặc các lỗ hổng của hệ thống.

* Khi bạn click vào file đính kèm có trong email.

Cách thức hoạt động của mã độc Ransomware

Sau khi đã thâm nhập vào máy tính cá nhân của người dùng, mã độc Ransomware sẽ rà soát máy tính và có thể làm một số tác vụ như:* In một thông báo “tống tiền” ra ngoài màn hình chính, hoặc để lại file có nội dung “tống tiền”..

* Mã hóa toàn bộ file tài liệu có thể như đạng đuôi .doc, .xls, .pdf hay file email.

Ai là mục tiêu của ransomware?

Bất kỳ ai sử dụng máy tính hoặc thiết bị khác được kết nối với internet đều có khả năng là mục tiêu của các cuộc tấn công ransomware. Các tập tin quan trọng, dữ liệu khách hàng, thông tin tài khoản và tiền bạc đều là mục tiêu chính của ransomware. Điều này đặc biệt nguy hiểm với các cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ, vì họ thường không có nguồn lực hoặc kiến thức để đối phó với các cuộc tấn công này.

Những thiệt hại mà ransomware gây ra cho doanh nghiệp

Theo những thống kê ransomware mới nhất 2023, ransomware có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Những thiệt hại đáng kể như:
  • Mất nhiều tiền để trả tiền chuộc cho hacker với mục tiêu lấy lại quyền truy cập vào dữ liệu và tập tin bị mã hóa.
  • Doanh nghiệp phải đối mặt với sự gián đoạn hoạt động do mất dữ liệu.
  • Gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh và danh tiếng của doanh nghiệp.
  • Nếu thông tin khách hàng bị đánh cắp hoặc bị tiết lộ, doanh nghiệp cũng có thể bị phạt và mất khách hàng.

Cách ngăn chặn cuộc tấn công bằng Ransomware

Bảo vệ chống lại các cuộc tấn công ransomware tương tự như bảo vệ chống lại các loại tấn công mạng khác. Sự khác biệt chính là ransomware có rủi ro cao hơn nhiều đối với các tổ chức. Vì thế, bạn nên lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong việc bảo mật dữ liệu và tài sản của doanh nghiệp. Gần đây, chúng ta đã chứng kiến ​​ransomware dựa trên mã hóa nhắm mục tiêu vào các tài liệu quan trọng của cá nhân và thậm chí cả các thiết bị dựa trên mạng. Nguy cơ lây nhiễm các phần mềm độc hại vẫn đang không ngừng tăng trên toàn cầu với tốc độ nhanh chóng và ngày càng nguy hiểm. Do đó, Mstar Corp đã đưa ra biện pháp bảo mật mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp phòng chống ransomware. Các tổ chức phải thường xuyên sao lưu dữ liệu và có quy trình khôi phục tại chỗ. Vì những kẻ tấn công ransomware thường nhắm mục tiêu vào các bản sao lưu tại chỗ để mã hóa, nên việc đảm bảo tất cả các bản sao lưu được duy trì ở một vị trí ngoại tuyến an toàn là rất quan trọng. Vì thế, trong suốt 15 năm triển khai giải pháp lưu trữ và bảo vệ cho doanh nghiệp, Mstar Corp gợi ý các doanh nghiệp nên sử dụng phương thức backup 3-2-1 để đảm bảo dữ liệu an toàn lên đến 99%. Đây cũng là phương thức sao lưu dữ liệu được Chính phủ Hoa Kỳ khuyên dùng. Cách ngăn chặn cuộc tấn công bằng Ransomware

Chiến lược backup 3-2-1 là gì?

Mất dữ liệu là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra nhiều hậu quả, bao gồm gián đoạn kinh doanh, mất doanh thu và thiệt hại về danh tiếng. Để bảo vệ dữ liệu của mình, các cá nhân và doanh nghiệp nên thực hiện một chiến lược sao lưu hiệu quả. Chiến lược backup 3-2-1 (chiến lược sao lưu 3-2-1) là giải pháp sao lưu đã được thử nghiệm và kiểm chứng để bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát. Chiến lược này đề xuất lưu trữ ba bản sao dữ liệu của bạn trên hai phương tiện lưu trữ khác nhau, với một bản sao được lưu trữ ở bên ngoài văn phòng.

Ít nhất 3 bản sao lưu dữ liệu

Mất dữ liệu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình đặc biệt là các doanh nghiệp. Và các sự cố gây nên mất dữ liệu có thể là: trộm cắp, hỏa hoạn, …Do đó việc chỉ lưu dữ liệu ở một nơi là không đủ, cần ít nhất 3 bản để bảo vệ.

2 bản lưu trữ trên 2 thiết bị hay phương tiện lưu trữ khác nhau

Ai cũng biết bất cứ một thiết bị nào sớm hay muộn đều sẽ bị hỏng theo thời gian. Vì vậy chúng ta nên sử dụng backup lên 2 thiết bị khác nhau.

Giữ ít nhất 1 bản backup trên cloud

Nếu một ngày nào đó toàn bộ phần cứng bị hỏng hay nơi lưu trữ xảy ra các thảm họa động đất, hỏa hoạn… Thì việc lưu giữ liệu lên cloud giúp dữ liệu của bạn được an toàn.

Chiến lược backup 3-2-1 có thể bảo vệ 100% dữ liệu không?

Chắc chắn không có một cách nào là hoàn hảo 100%. Tuy nhiên, chiến lược backup 3-2-1 là cách tốt để đảm bảo an toàn dữ liệu. Ngay cả chính phủ Hoa Kỳ cũng khuyến khích sử dụng phương thức này để backup dữ liệu. Đồng thời, để chiến lược sao lưu 3-2-1 đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên có một lịch trình sao lưu thường xuyên có thể hàng ngày, hàng tuần,…. Có nhiều ứng dụng của Synology giúp bạn bảo vệ dữ liệu thông qua các chế độ lập lịch tự động sao lưu như: Hyper Backup, Active Backup For Business, Cloud Sync,…Chiến lược backup 3-2-1 có thể bảo vệ 100% dữ liệu không? Bất kể bạn sao lưu backup dữ liệu theo chiến lược backup 3-2-1 thì bạn cũng phải tuân thủ nguyên tắc làm tăng khả năng bảo vệ dữ liệu cao nhất. Đối với doanh nghiệp, chiến lược backup 3-2-1 có thể có phần phức tạp với yêu cầu thiết lập và sử dụng nhiều ứng dụng, công cụ. Tuy nhiên, khi sở hữu NAS Synology từ Mstar Corp, bạn sẽ được đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao hỗ trợ tận tình nhất.

Kết luận

Để bảo vệ tập trung dữ liệu trên NAS Synology – phòng chống ransomware, bạn có thể áp dụng các giải pháp như tạo bản sao dự phòng (backup), cài đặt các giải pháp bảo mật trên NAS Synology và cập nhật phần mềm và firmware cho NAS Synology. Hoặc đơn giản hơn, hãy liên hệ ngay với Mstar Corp. Hiện nay, Mstar Corp có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành CNTT đã triển khai các giải pháp NAS Synology cho nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, từ doanh nghiệp tư nhân cho đến chính phủ. Cũng như triển khai các giải pháp cho ngân hàng, bệnh viện hay chuỗi khách sạn, chuỗi nhà hàng… Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm NAS Synology chất lượng và uy tín là một trong những giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ dữ liệu trước ransomware. Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm NAS Synology, hãy liên hệ với Mstar Corp để được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm tốt nhất. Hãy bảo vệ dữ liệu – tài sản quý giá của bạn ngay hôm nay.