🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

🚚 Miễn phí giao hàng toàn quốc

✅ Tặng Gói Hỗ trợ online trọn đời

✅ Giá cạnh tranh nhất thị trường

✅ Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

Hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

Nội dung bài viết

Hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của công ty. Vì thế phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin là điều rất cần thiết để doanh nghiệp tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh và tăng trải nghiệm khách hàng. Hãy cùng Mstar Corp tìm hiểu về hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp trong bài viết này.

Hạ tầng công nghệ thông tin là gì?

Hạ tầng công nghệ thông tin là tập hợp các thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị kết nội mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi, thiết bị nội trợ, mạng nội bộ và mạng diện rộng.

Đây là một hệ thống quan trọng, bởi hiểu được sự quan trọng đó mới giúp cho sự phát triển của doanh nghiệp lớn mạnh. Ngoài các công ty về CNTT hoặc các công ty nước ngoài đầu tư bài bản về hạ tầng công nghệ, thì các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực khác không quá quan tâm hoặc đầu tư rất ít hạ tầng công nghệ thông tin.

Lợi ích của hạ tầng CNTT

  • Nâng cao năng suất lao động: Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho nhân viên, quy trình được tự động hóa giúp hoàn thành nhiều công việc hơn.
  • Chia sẻ thông tin hiệu quả: Việc chia sẻ, truy xuất và cập nhật thông tin trở nên dễ dàng hơn, kịp thời hỗ trợ cho công tác ra quyết định của lãnh đạo.
  • Phát triển bền vững: Hạ tầng CNTT hiện đại có khả năng mở rộng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng cao của doanh nghiệp.
  • An toàn cho dữ liệu: Giảm nguy cơ mất mát dữ liệu hoặc bị tấn công, đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn cho dữ liệu.
  • Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm đáng kể các chi phí vận hành, nâng cấp và bảo trì hệ thống so với mô hình truyền thống.

6 thành phần chính của hạ tầng công nghệ thông tin

Phần cứng

Phần cứng CNTT là tập hợp của tất cả các máy móc và thiết bị vật lý mà một tổ chức sử dụng trong môi trường CNTT của mình. Các thiết bị lưu trữ và máy chủ cung cấp cho tài nguyên mạng doanh nghiệp là các phần của phần cứng CNTT.

Một số thiết bị phần cứng phổ biến trong hạ tầng CNTT gồm:

  • Máy tính: Máy tính để bàn, máy tính xách tay để nhân viên làm việc
  • Máy chủ: Lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu
  • Thiết bị mạng: Bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, thiết bị an ninh mạng
  • Thiết bị lưu trữ: Ổ cứng, thẻ nhớ, thiết bị lưu trữ bên ngoài
  • Máy in và các thiết bị ngoại vi: Máy in, màn hình, webcam, tai nghe…

Phần mềm

Phần mềm bao gồm các chương trình, ứng dụng chạy trên hệ thống máy tính, giúp người dùng thực hiện các tác vụ cụ thể. Một số phần mềm thường có trong hạ tầng CNTT:

  • Hệ điều hành: MAC OS X, Windows, Linux,…
  • Phần mềm trung gian
  • Cơ sở dữ liệu
  • Máy chủ ứng dụng
  • Hệ thống quản lý nội dung
  • Phần mềm quản lý doanh nghiệp: ERP, CRM, phần mềm kế toán…
  • Phần mềm an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu: Phần mềm diệt virus, tường lửa, mã hóa dữ liệu…

Cơ sở hạ tầng mạng

Mạng CNTT thiết lập cơ sở hạ tầng và quy trình để các thiết bị và người dùng có thể chia sẻ tài nguyên, trao đổi dữ liệu với nhau. Một số thành phần chính của mạng CNTT:

  • Mạng Internet: Kết nối Internet toàn cầu.
  • Mạng cục bộ LAN (Local Area Network): Kết nối các máy tính, thiết bị trong phạm vi địa lí hẹp như một tòa nhà, văn phòng.
  • Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network): Kết nối các mạng cục bộ xa nhau về mặt địa lí, qua đơn vị trung gian.
  • Thiết bị mạng: Bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, máy chủ web, tường lửa…

Trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu là các vị trí thực tế lưu trữ các thiết bị phần cứng ở một nơi duy nhất. Đây là nơi tập trung các thiết bị CNTT và hệ thống lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp. Trung tâm dữ liệu yêu cầu các thành phần vật lý bổ sung như các thiết bị làm mát và hệ thống an ninh. Trên thực tế, việc thiết lập và bảo trì các trung tâm dữ liệu tại chỗ rất kém.

Hạ tầng bảo mật

Bạn có thể tìm thấy các cơ sở hạ tầng CNTT bảo mật tại mọi vị trí trong kiến trúc. Bạn sử dụng cơ sở hạ tầng bảo mật để bảo vệ, mã hóa dữ liệu của bạn. Hệ thống xác thực và ủy quyền, hệ thống phát hiện và ngăn chặn, cùng giao thức mã hóa nằm trong danh mục cơ sở hạ tầng bảo mật.

Dịch vụ điện toán đám mây

Cơ sở hạ tầng dịch vụ đám mây đề cập đến các nền tảng, phần mềm và cơ sở hạ tầng mà doanh nghiệp thứ ba cung cấp cho bạn. Bạn có thể dùng các ứng dụng dưới phần mềm dịch vụ (SaaS) để loại bỏ nhu cầu sử dụng các ứng dụng cục bộ. Cũng như vậy, bạn sử dụng cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) để truy cập cơ sở hạ tầng CNTT từ đám mây. Các thành phần trên hợp lại với nhau tạo nên hạ tầng công nghệ thông tin đầy đủ, hoàn chỉnh cho doanh nghiệp…

Các yếu tố cần thiết để xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin

  • Dễ dàng lắp đặt, vận hành và sửa chữa: hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp phải cho phép dễ dàng và thuận tiện cho thi công và trong trường hợp có sự cố thì phải thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa.
  • Dễ quản lý: Hệ thống được thiết kế trên tiêu chuẩn dễ quản lý, thuận tiện cho công tác kiểm tra và vận hành hệ thống.
  • Dễ dàng mở rộng: Hệ thống cho phép dễ dàng thi công mở rộng khi có nhu cầu để đáp ứng cho công việc. Tối ưu hóa chi phí đầu tư ban đầu.
  • Đáp ứng tốt các yêu cầu của công nghệ: hệ thống đáp ứng tốt các nhu cầu kỹ thuật hiện tại và các nhu cầu phát triển công nghệ thông tin trong ít nhất là vài năm tới
  • Đáp ứng tốt các nhu cầu trong hoạt động kinh doanh và thương mại của công trình.

Lưu ý khi xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin

  • Đơn giản hóa

Đơn giản là chìa khóa cho sự thành công của một doanh nghiệp nhỏ, thay vì cố gắng tùy chỉnh cơ sở hạ tầng để đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng, tốt nhất là bạn nên chọn cách tiếp cận tiêu chuẩn, đặc biệt là khi mua sắm thiết bị, sản phẩm. Việc lựa chọn các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa giúp giảm nhu cầu đào tạo phức tạp và tốn kém, giảm chi phí khắc phục sự cố và chi phí cập nhật.

  • Có thể mở rộng

Khi xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hãy dự đoán mức độ phát triển tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp và lên kế hoạch kinh doanh cho hiện tại và tương lai. Ví dụ dịch vụ chia sẻ tệp cơ bản có thể hoạt động tốt với 20 nhân viên hiện tại, nhưng 5 năm sau với vài trăm nhân viên, hệ thống đó sẽ tăng tải và cũng cần tăng cấu hình để đảm bảo được năng suất làm việc hiệu quả.

Doanh nghiệp phải lựa chọn mua sắm các sản phẩm có khả năng mở rộng, có khả năng tăng trưởng cùng doanh nghiệp, có các tùy chọn thêm chức năng. Lựa chọn hệ thống có khả năng mở rộng sẽ giúp doanh nghiệp tránh mất mát chi phí chuyển đổi trong tương lai như đào tạo lại toàn công ty, chưa kể trường hợp rủi ro dữ liệu bị mất và không thể phục hồi.

  • Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng CNTT chuyên nghiệp

Khi chọn dịch vụ, phần mềm hay IT Support bạn hãy xem về chất lượng và quá trình chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp. Điển hình như tốc độ phản hồi, quá trình chăm sóc khách hàng khi gặp phải sự cố,…

Hạ tầng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để đảm bảo hệ thống luôn vận hành hiệu quả, việc lựa chọn giải pháp IT phù hợp là điều cần thiết.

Hãy để Mstar Corp đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn. Dịch vụ IT thuê ngoài M-TechCare mang đến chất lượng quản lý và hỗ trợ tương đương tập đoàn, nhưng với chi phí phù hợp cho cả các doanh nghiệp khởi nghiệp. Liên hệ ngay để được tư vấn các gói dịch vụ đa dạng, giúp ổn định hạ tầng công nghệ và tăng trưởng hiệu quả

Kiến thức
Kiến thức mới cập nhật