🚛 Freeship toàn quốc

Hỗ trợ Online Trọn Đời

Tặng gói cài đặt NAS trị giá 3.300.000 VNĐ

Miễn phí tư vấn giải pháp

🚛 Freeship toàn quốc
Hỗ trợ Online Trọn Đời
Tặng gói cài đặt NAS trị giá 3.300.000 VNĐ
Miễn phí tư vấn giải pháp

Hotline: 0943.199.449

Địa chỉ: 75 Hoàng Văn Thụ, P15, Q.Phú Nhuận
cropped-logo.png

[ SYNOLOGY ] Thoát khỏi Ransomware đơn giản với NAS Synology

Trong bài viết này, Mstar Corp – Service Provider của Synology tại Việt Nam sẽ mang đến cho các bạn mô hình Backup để thoát khỏi Ransomware một lần và mãi mãi bằng NAS Synology.

 

Định nghĩa Ransomware là gì? 

Ransomware là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để xâm nhập vào máy tính hoặc hệ thống mạng, mã hóa dữ liệu và yêu cầu một khoản tiền chuộc (ransom) để giải mã nó.

Khi một máy tính hoặc hệ thống mạng bị nhiễm ransomware, dữ liệu trên đó sẽ không thể truy cập được cho đến khi nạn nhân thanh toán một khoản tiền lớn cho những kẻ tấn công. Ransomware thường lan rộng qua email lừa đảo, các trang web độc hại hoặc lỗ hổng bảo mật trong hệ thống, gây ra tổn thất lớn cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.

 

Cơ chế hoạt động của Ransomware

Ransomware thường lan truyền qua email lừa đảo hoặc thư rác, và cũng có thể sử dụng các trang web hoặc tải xuống từ ổ đĩa để xâm nhập vào các thiết bị cuối và mạng. Sau khi xâm nhập, Ransomware mã hóa tất cả các tệp mà nó có thể truy cập bằng thuật toán mã hóa mạnh.

Sau đó, phần mềm độc hại yêu cầu tiền chuộc (thường là Bitcoin) để giải mã các tệp và khôi phục hệ thống CNTT bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, ransomware được cài đặt kèm với trojan để có thêm quyền kiểm soát trên thiết bị nạn nhân. Dưới đây là quy trình lây nhiễm 5 bước của Ransomware:

  1. Lây nhiễm: Ransomware được gửi qua email lừa đảo và tự cài đặt trên các thiết bị cuối và mạng mà nó có thể truy cập.
  2. Tạo khóa mã hóa: Ransomware liên lạc với máy chủ chỉ huy và kiểm soát của tội phạm mạng để tạo ra các khóa mã hóa được sử dụng trên hệ thống cục bộ.
  3. Mã hóa: Ransomware bắt đầu mã hóa mọi dữ liệu có thể tìm thấy trên các máy cục bộ và mạng.
  4. Yêu cầu tiền chuộc: Sau khi mã hóa, ransomware hiển thị hướng dẫn về việc thanh toán tiền chuộc (thường là bằng Bitcoin), đe dọa xóa dữ liệu nếu không thanh toán.
  5. Giải mã: Tổ chức có thể trả tiền chuộc và hy vọng rằng tội phạm mạng sẽ giải mã các tệp bị ảnh hưởng. Hoặc họ có thể cố gắng phục hồi bằng cách xóa tệp và hệ thống bị nhiễm và khôi phục từ các bản sao lưu.

 

Tác hại của Ransomware

Theo báo cáo của Cục An toàn Thông tin Việt Nam tháng 3/2019, có 18,943 máy chủ Việt Nam có nguy cơ nhiễm Ransomware – một con số khổng lồ. Trong đó có hơn 80% doanh nghiệp không trang bị cho mình giải pháp sao lưu dữ liệu. Hoặc, đã trang bị bộ giải pháp sao lưu nhưng không thực sự triệt để, dẫn đến việc thất thoát một số dữ liệu gần nhất.

Tác hại của Ransomware tại Việt Nam
Tác hại của Ransomware tại Việt Nam

 

Các giải pháp hiện nay phòng chống ransomware

Chúng ta sẽ chia thành 2 trường hợp, trường hợp chính. Đầu tiên là “Mất bò mới lo làm chuồng” – luôn bị động và phụ thuộc vào bên thứ 3. Trường hợp hai là “Chủ động trong mọi tình huống”

 

Doanh nghiệp ở thế bị động – “Mất bò mới lo làm chuồng”

Khi đã bị nhiễm Ransomware và chưa hề trang bị giải pháp cho mình, doanh nghiệp chỉ có thể chi tiền cho các tin tặc, hoặc sử dụng các công cụ giải mã (Decryptor) nhằm lấy lại dữ liệu của mình. Ở đây, Mstar Corp sẽ không bàn về việc chi tiền cho các tin tặc nhằm chuộc lại dữ liệu. Trong trường hợp doanh nghiệp chọn hướng sử dụng Decrytor, bạn sẽ vật lộn với vô số vấn đề, như:

  • Xác định loại Ransomware bị nhiễm: trong hàng trăm các loại Ransomware, bạn sẽ phải tìm hiểu tên Ransomware dựa trên bảng thông tin đòi tiền chuộc. Hoặc bạn sẽ phải qua các bước phức tạp khác để xác định
  • Sử dụng các công cụ Decryptor: Sau khi đã có tên Ransomware, bước kế đến bạn sẽ tính đến việc tìm kiếm các công cụ Decryptor. Và bạn hoàn toàn phải phụ thuộc vào bên thứ 3, chờ đợi các công cụ cập nhật và tìm ra giải pháp Ransomware bạn đang mắc phải

 

Chủ động trong mọi tình huống

Nếu bạn đã có giải pháp sao lưu cho mình, hãy xem vì sao chúng tôi lại khuyến khích bạn sử dụng NAS Synology để thoát khỏi Ransomware một lần và mãi mãi. Với NAS Synology, bạn có thể MIỄN PHÍ sử dụng các giải pháp sao lưu và phục hồi của hãng Synology.

>>>Xem ngay: Backup hiệu quả với NAS Synology<<<

Trước đây, Synology đã lường trước nhu cầu của người dùng trong việc sao lưu và và bảo vệ dữ liệu. Từ đó cho ra các bộ giải pháp sao lưu và đồng bộ với “Chi phí 0 đồng – 100% toàn vẹn dữ liệu”. Là Service Provider của Synology tại Việt Nam, Mstar Corp đem đến bộ Giải pháp đảm bảo Toàn vẹn dữ liệu dành cho mọi doanh nghiệp

Trường hợp 1:

Sử dụng file server truyền thông khi bị dính lỗi ransomware
Sử dụng file server truyền thông khi bị dính lỗi ransomware

 

Đối với các doanh nghiệp đang sử dụng File Server truyền thống, Mstar Corp khuyến khích doanh nghiệp nên đầu tư 1 thiết bị NAS Synology để sao lưu và đồng bộ toàn bộ dữ liệu từ File Server về NAS. Ngoài ra, để bảo đảm toàn vẹn 100% dữ liệu, đề phòng các trường hợp hư phần cứng và bị Ransomware tấn công, doanh nghiệp nên sao lưu dữ liệu lên 2 địa điểm khác nhau: NAS và Cloud. Và bạn có thể làm được 2 việc này cùng lúc chỉ bằng 1 thiết bị NAS Synology

Với bộ ứng dụng Drive 2.0, bạn có thể đồng bộ dữ liệu từ 2 site khác nhau mà không cần phải cấu hình quá phức tạp. Thay vì trước đó, bạn phải xây dựng một hệ thống VPN hoặc Metronet để kết nối giữa các chi nhánh với nhau – việc yêu cầu phải tốn rất nhiều chi phí vận hành. Giờ đây, mọi dữ liệu đều được đồng bộ đến bất cứ địa điểm nào trong hệ thống công ty hoàn toàn miễn phí. Từ đó, mọi nhân viên đều có thể sử dụng và tăng hiệu suất làm việc lên tối đa.

Bên cạnh đó, bộ ứng dụng Active Backup doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được vô số chi phí cho việc xây dựng một hệ thống sao lưu hoàn chỉnh. Vì đây là giải pháp tích hợp lên phần cứng NAS Synology, nên bất kể bạn có bao nhiêu users hay clients, mọi dữ liệu của bạn đều sẽ được sao lưu đầy đủ và hoàn toàn miễn phí.

Trường hợp 2:

Sử dụng NAS làm File Server
Sử dụng NAS làm File Server

 

Trường hợp này cũng tương tự với trường hợp 1, nhưng thay thế File Server truyền thống bằng thiết bị NAS Synology. Với DS1019+ làm File Server,  bạn vẫn sẽ cần một thiết bị NAS để backup và một cloud dùng để sao lưu off-site.

Và thay vì dùng Active Backup for Buisness để sao lưu dữ liệu từ Server về NAS, bạn sẽ dùng Hyperbackup và Snapshot Repllication. Khi 2 bộ ứng dụng này cho bạn khả năng sao lưu đầy đủ dữ liệu từ NAS này sang NAS khác. Bên cạnh đó là chụp một bản đầy đủ của dữ liệu đề phòng tối đa việc bị Ransomware tấn công.

 

Trường hợp 3:

Với trường hợp này, bạn có thể sử dụng File Server là NAS Synology hoặc File Server truyền thống. Điểm khác biệt ở chỗ, nếu doanh nghiệp hiện đang không sử dụng cloud nào, bạn có thể dùng một thiết bị NAS Synology khác để sao lưu off-site.

Sử dụng File Server là NAS Synology hoặc File Server truyền thống
Sử dụng File Server là NAS Synology hoặc File Server truyền thống

 

Trường hợp 4:

Trong trường hợp 4, thay vì phải sử dụng một giải pháp khác để sao lưu toàn bộ hạ tầng máy ảo của doanh nghiệp và phải tốn chi phí gia hạn hằng năm trên máy chủ sao lưu. Giờ đây, với NAS Synology và Active Backup for Buisness, bạn có thể sao lưu lại toàn bộ VMs hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh đó, khả năng phục hồi dữ liệu của Active Backup là vô cùng linh hoạt và nhanh chóng. ‘

Sử dụng Hạ tầng ảo hóa
Sử dụng Hạ tầng ảo hóa

 

Model mới

Model DS220+ DS420+ DS720+ DS920+
Số lượng bay 2 4 2, có thể mở rộng lên 7 4, có thể mở rộng thành 9
System memory 2 GB DDR4 2 GB DDR4 2 GB DDR4 4 GB DDR4
Hỗ trợ SSD 2.5 “SATA SSD 2.5 “SATA SSD

M.2 2280 NVMe SSD

2.5 “SATA SSD

M.2 2280 NVMe SSD

2.5 “SATA SSD

M.2 2280 NVMe SSD

Giao thức Tập tin CIFS/AFP/NFS/FTP/WebDAV
M.2 drive bay 2 (NVMe) 2 (NVMe)


THÔNG TIN LIÊN HỆ: MSTAR CORP

Viết một bình luận